Tác dụng chữa bệnh của cây thì là

10:12 10/03/2014

(Giúp bạn)

Cùng khám phá những lợi ích chữa bệnh của thì là để nhanh chóng bổ sung thêm vào tủ thuốc gia đình mình bạn nhé


1. Thì là giúp kích thích sản xuất tăng tiết sữa cho những phụ nữ đang cho con bú và làm giảm trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên việc tiêu thụ thì là với số lượng quá nhiều lại có thể dẫn đến co giật cơ bắp, thậm chí ảo giác.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-thi-la-1

2. Loại thảo dược này có chứa nhiều khoáng chất Fennel và các vitamin: vitamin C, chất xơ, mangan, kali, magiê, canxi, sắt, vitamin B3... giúp kháng khuẩn và rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch.

Hơn nữa do có chứa nhiều chất xơ nên thì là giúp giảm mức độ cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, các chất xơ có trong thì là còn ngăn ngừa ung thư đường ruột do nó có tác dụng loại bỏ độc tố và chất gây ung thư từ ruột.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-thi-la-2


Kali có trong thìa là còn là một khoáng chất cần thiết giúp làm giảm huyết áp cao cho những người bị bệnh tim.

Thì là có thể ăn được cả hạt, lá và rễ nhưng chất béo chiết xuất từ hạt cây thì là đã được chứng minh nó khá độc hại ngay cả khi sử dụng với số lượng nhỏ - dẫn đến phát ban da, khó thở và buồn nôn.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-thi-la-3


3. Do thì là có tác dụng tiếp thêm sinh lực và thanh lọc cơ thể nên nó cũng được sử dụng trong điều trị vết bầm tím, béo phì, giữ nước, nhiệt miệng..

4. Thì là giúp loại trừ cảm lạnh thông thường và làm giảm cơn ho do chất đờm llấp trong cổ họng. Ngoài ra, xông hơi bằng nước lá thì là giúp làm giảm bớt bệnh suyễn và viêm phế quản.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-thi-la-4


5. Hỗn hợp từ hạt và lá thì là khô có thể loại bỏ cơn đau bụng và kích thích tiêu hóa. Trong những công dụng khác, lá và hạt thì là còn được biết đến là một phương thuốc tốt chống lại bệnh giun đường ruột và vi khuẩn.

Hỗn hợp của thì là còn được sử dụng để cải thiện thị lực và làm giảm bớt kích thích mắt. Hạt và rễ của thì là cũng giúp giải độc tố cho gan, lá lách, bàng quang và loại bỏ chuột rút.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-thi-la-5


6. Xi-rô làm từ nước thì là làm giảm bớt những con ho như cuốc kêu. Dầu thì là dễ bay hơi có tính sát trùng nên là một loại thuốc an thần.

Cảnh báo:

Những phụ nữ mang thai không nên sử dụng thì là vì trong thì là có chứa số lượng lớn các chất kích thích tử cung. Tuy nhiên thì là không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nếu nó được sử dụng trong bữa ăn.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-thi-la-6

Với cách sử dụng xông hơi thì là sẽ để cho tinh dầu bay hơi . Do đó, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì nó có thể gây viêm da đối với làn da nhạy cảm.


Thì là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong các món canh cá, chả cá, chả mực… vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thì là còn có tác dụng làm thuốc.

Theo y học cổ truyền, lá thì là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Nó còn được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày. Không chỉ lá mà hạt thì là cũng được dùng làm thuốc.


tac-dung-chua-benh-cua-cay-thi-la-7


Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ thì là:


Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1 - 2 muỗng nước sắc lá thì là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thì là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.


Hơi thở hôi: Hạt thì là có đặc tính làm phân hóa hơi trong dạ dày, nhai 5 - 7 hạt thì là mỗi ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho.


Chứng mất ngủ: Ăn canh rau thìa là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.


Chữa bệnh đường hô hấp: Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.


Chữa mụn nhọt sưng tấy: Giã nát lá thì là tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thì là đun trong dầu vừng được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.


Tác dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: Thì là rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, thường được dùng ngay sau khi sinh bằng cách nấu canh hoặc hãm hạt thì là với nước sôi để uống giúp tăng lượng sữa của sản phụ. 


Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.

image


Bổ tỳ, bổ thận:

Dùng cây rau thìa là luộc chín, trộn với dầu, muối, ăn kiên trì sẽ có kết quả tốt.

Chữa chứng tỳ yếu, thận suy:

Dùng 50 gr quả thìa là sắc với 300 ml nước, còn 100 ml thì chia uống trong ngày, mỗi lần uống khoảng 30 - 50 ml. Kiên trì dùng liên tục 5 - 7 ngày sẽ cho kết quả tốt.

Chữa chứng sốt rét:

Khi bị sốt rét, lấy ngay hạt thìa là tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống, hoặc sắc lên uống cũng có công hiệu.

Chữa chứng đái rắt:

Khi đi tiểu thấy đau buốt, tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm, lượng nước tiểu ít thì dùng một nắm thìa là, tẩm với nước muối, sao vàng, tán bột mịn, dùng bánh dầy chấm với bột này ăn rất tốt.

Chữa chứng đờm ứ trệ, tiêu hóa kém:

Dùng 3 - 4 gr hạt thìa là nhai thật kỹ rồi nuốt cả nước lẫn bã.












(st)

Comments