Tác dụng chữa bệnh của củ cải trắng

09:35 10/03/2014

(Giúp bạn)

Do củ cải trắng có rất nhiều dưỡng chất, bạn nên tích cực bổ sung chúng trong suốt mùa đông này nhé để nhận được những lợi ích sức khỏe.

 


Củ cải có loại củ cải trắng và củ cải tím. Theo kết quả phân tích cứ trong 100g củ cải thì có 93,5g nước, 0,6g protein, 0,1g chất béo, các loại đường là 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ. Trong dân gian dùng củ cải trắng làm thuốc chữa một số bệnh sau:

Chữa khàn tiếng không nói được: Lấy củ cải và gừng tươi giã vắt lấy nước uống.





Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.

Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Trẻ nhỏ bị ho: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.





Chữa nhiệt miệng: Súc miệng bằng nước cốt củ cải, ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.

Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.

Trị sỏi mật: Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).

Ngoài ra, nước ép từ củ cải có tác dụng chống nấm và phòng ngừa sỏi mật.


Củ cải trắng- “Nhân sâm bình dân”


Không chỉ là một loại rau củ khá phổ biến ở nước ta, củ cải trắng còn có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh và làm đẹp. Hãy cùng webphunu.net khám phá nhé.

 

 

Kết quả phân tích cho thấy, trong 100g củ cải có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.5mg vitamin PP, 30mg vitamin C… Lá và ngọn củ cải còn chứa tinh dầu và một hàm lượng đáng kể vitamin A, C.



 

 
tac-dung-chua-benh-cua-cu-cai-trang-3


 
 

Tác dụng chữa bệnh

 

Trong dân gian, củ cải từ lâu đã được dùng để chữa các chứng bệnh như:

Khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.

Chảy máu cam: Củ cải sống 300g rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 - 4 lần.

Lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

Đại tiện ra máu: Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun sôi và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày.

Đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.

Nước tiểu đục: Người bị nước tiểu đục do lo nghĩ nhiều, hoặc tửu sắc quá độ, lấy 200g củ cải trắng khoét rỗng bỏ hết ruột bên trong rồi nhét đầy ngô thù du (có bán tại hiệu thuốc Bắc), đậy kín lại.

Hấp chín củ cải bằng chõ rồi lấy ra bỏ hết ngô thù du, củ cải sấy khô, tán bột cho thêm chút bột quấy đặc vào và viên lại thành viên nhỏ như hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 30 - 40 viên với nước, rất hiệu nghiệm.

Viêm loét dạ dày: Với những người bị mắc bệnh viêm dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày, việc tiêu hóa thức ăn sẽ rất khó khăn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, hãy ăn nhiều củ cải đường. Các chất dinh dưỡng trong củ cải đường giúp thúc đẩy và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các chất xơ trong loại thực phẩm này cũng giúp thúc đẩy sự hấp thu kẽm và khoáng chất. Khi bị cảm, thần kinh căng thẳng, cũng có thể dùng củ cải đường để điều trị.



 

 
tac-dung-chua-benh-cua-cu-cai-trang-4


 
 

Tăng huyết áp: Với những người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, nên uống nước ép củ cải pha với mật ong để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị các loại bệnh này.

Mỏi cơ, đau khớp: Trong những ngày đông lạnh giá, nếu căn bệnh mỏi cơ bắp hoặc đau khớp ghé thăm, thì có thể lấy vỏ củ cải đắp trực tiếp lên chỗ đau hoặc bỏ vào một cái túi vải để chườm nóng. Lúc này, củ cải có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau.

Khống chế ung thư: Trong lá củ cải, hàm lượng vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Tác dụng chính của Vitamin C là phòng chống lão hóa da, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư và đề phòng chống lão hóa, cũng như xơ cứng động mạch. Vì thế, việc uống trà bằng lá củ cải rất có tác dụng trong việc làm đẹp da.

 

 

 

Cách làm rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3 – 4 ngày. Lấy 30g lá cho vào nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sôi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống, có thể thêm vào một ít đường để dễ uống hơn.  

Tác dụng làm đẹp

Củ cải trắng còn là một trong những nguyên liệu được phụ nữ Nhật Bản sử dụng rất nhiều trong giữ dáng vào chăm sóc sắc đẹp.

Dưỡng ẩm cho làn da: Củ cải được cắt thành những lát mỏng và đem phơi khô để làm nguyên liệu cho nước tắm. Trước khi tắm, cho củ cải khô vào một túi vải và ngâm vào nước tắm nóng 15-20 phút rồi mới tắm. Các vitamin có trong củ cải sẽ thấm sâu vào làn da, khiến cho làn da mịn màng và luôn tươi sáng. Trong những ngày mùa đông, loại nước tắm này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho làn da mà còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể.

Giảm béo: Uống nước ép củ cải trước bữa ăn cũng được phụ nữ Nhật Bản thường xuyên sử dụng để có vóc dáng thon gọn. Loại nước ép này giúp giảm béo hiệu quả mà không cần phải ăn kiêng hoặc hạn chế lượng thức ăn.

Giúp da mặt trắng hồng: Đắp mặt nạ có nguyên liệu từ củ cải cũng là một trong những cách tiến gần đến giấc mơ sở hữu làn da đẹp. Mặt nạ củ cải, rau diếp cá sẽ giúp da mặt trắng hồng, rạng rỡ và đặc biệt là hết khô nẻ trong những ngày đông.

 
 

Cách làm rất đơn giản chỉ cần xay hoặc dùng nước ép rau diếp cá và nước ép củ cải trộn với nhau, đắp lên mặt trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mỗi tuần thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ đem lại làn da bất ngờ đáng mơ ước đấy. Nếu có bị cháy nắng thì nước ép củ cải và mật ong sẽ là phương pháp tuyệt vời để xoa dịu đi những vết rám nắng trên da.

Một chậu nước rửa mặt mỗi ngày có pha nước ép củ cải cũng là cách để đem lại một làn da khỏe mạnh và một cảm giác thật dễ chịu, nhẹ nhàng không chỉ cho làn da mà cho cả tinh thần.


 

Ăn củ cải chữa nhiều bệnh


 

 

 

Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị. Củ cải có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.

 

Củ cải trắng là củ của cây cải củ. Cải củ ngoài cách dùng củ làm thức ăn còn dùng lá (để luộc, muối dưa). Củ cải được chế biến tương đối nhiều món: thái mỏng muối dưa, luộc ăn uống nước, kho với thịt, xào với trứng hoặc thịt, nấu canh, làm gỏi, ngâm nước mắm thành món dưa ngâm, ăn quanh năm, phơi khô dự trữ để làm dưa góp.

Củ cải có nhiều tính năng, công dụng. Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh ở bộ máy hô hấp (ho, hen, đàm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, chướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ).

Ngoài ra còn chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu dắt, buốt, tiểu đục, có sỏi; chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường...); bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao); còn có công dụng đặc biệt là giải độc như khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm.

Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg...; các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.

Chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm dùng củ cải làm thức ăn và thuốc:

 

 

Hóa đờm, lợi khí, giảm ho, bổ tỳ. Có thể dùng một số món ăn bài thuốc (bánh củ cải) sau:

 

 

 

 

Bài 1: Củ cải trắng, bột mỳ mỗi thứ 500g, bột ngọt 2g, tiêu bột 1g, dầu cải 50g, muối 5g, dầu vừng 15g, thịt 300g.

 

 

Củ cải rửa sạch bào sợi, xào xơ bằng dầu cải rồi cho bột ngọt, muối, tiêu, thịt trộn để làm nhân bánh.

 

 

Bài 2: Củ cải trắng 250g, gừng tươi 15g, dầu cải 50g, bột mỳ 250g, hành 15g, thịt heo nạc 100g, muối 3g. Làm như trên.

 

 

 

 

Bài 3: Củ cải trắng 125g, hành trắng (bỏ lá xanh) 50g, trứng gà 60g, vừng 5g, bột mỳ 500g, đường 50g, muối 60g, bột ngọt 5g, dầu vừng 25g, mỡ. Làm như trên.

 

 

 

 

Chữa ho nhiều, suy nhược

Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật o­ng 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật o­ng vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần.

 

 

Chữa lao phổi (kèm tức ngực, ho ra máu): Cao củ cải tươi.

 

 

Củ cải tươi 1kg, lê tươi 1kg, sinh địa tươi 500g, ngó sen tươi 1kg, mạch môn tươi 500g, rễ tranh tươi 1kg, gừng tươi 100g. Tất cả nấu sôi 30 phút, vắt lấy nước, nấu lại lần 2 rồi nhập lại cô thành cao rồi cho các vị sau đây: a giao 500g, đường phèn 500g, mật o­ng 500g, nấu thành cao đặc, cho vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng chiều. Mỗi lần 2 muỗng canh (3ml) hòa nước ấm hoặc ngậm nuốt dần.

 

 

Miệng khô đắng, táo bón: Ăn củ cải xào với tỏi.

 

 

 

 

Chữa khản tiếng, mất tiếng dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi.

 

 

 

 

Trị đau do sỏi mật: Củ cải thái thành miếng dày bằng ngón tay tẩm mật o­ng trắng hoặc vàng nhạt (không dùng mật o­ng nâu sẫm). Sấy khô xong, tẩm mật o­ng rồi lại sấy lại, ăn củ cải đã tẩm sấy.

 

 

 

 

Viêm gan vàng da, thủy thũng: Sắc 60ml nước củ cải uống thay trà hằng ngày.

 

 

 

 

Trị loét khoang miệng do nhiệt: Củ cải giã lấy nước cốt ngậm súc miệng.

 

 

 

 

Trị lỵ (nhiệt lỵ): Củ cải giã lấy nước với ít mật o­ng đun lẫn để uống, lúc sáng sớm chưa ăn sáng.

 

 

 

 

Đái tháo đường: Củ cải 200g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo. Ăn nóng ngày 2 lần, ăn liền nhiều ngày.

 

 

 

 

Bí đái do tích nhiệt: Củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tẻ 50g, gia vị, nước 300ml. Nấu cháo nhừ mới cho hành, củ cải. Nấu sôi lại. Ăn ngày 2 lần lúc đói.

 

 

 

 

Hỗ trợ điều trị ung thư:

- Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cánh thủy, ngày một thang.

- Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật o­ng, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật o­ng, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.


Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của củ cải đường


 

Củ cải đường là loại thực phẩm có màu đỏ, chứa rất nhiều sắt, magie, acid folic, vitamin A, vitamin C và cacbonhydrat… Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh được rằng củ cải có hàm lượng chất protein thô, đường hòa tan, chất béo, chất xơ, vitamin C, rất phong phú. Ngoài ra nó còn có chứa kali, natri, phốt pho, magiê, sắt, canxi, kẽm, mangan, đồng và các khoáng chất khác. Củ cải có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe rất tốt.

Nếu bị chứng thiếu máu, thể chất yếu thì hãy ăn nhiều củ cải đường. Rễ của của cải đường rất giàu kali, photpho và giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, nó có thể thúc đẩy tiêu hóa. Củ cải đường có vitamin B12 tự nhiên và giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực.

Nếu bạn có những thói quen xấu như hút thuốc, uống quá nhiều rượu và sinh hoạt không điều độ khiến sức khỏe giảm sút, hãy ăn nhiều củ cải đường. Không chỉ vậy, những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, chịu ảnh hưởng của các bức xạ và tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời cũng có thể dùng củ cải đường để hạn chế ảnh hưởng xấu.

Với những người bị mắc bệnh viêm dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày, việc tiêu hóa thức ăn sẽ rất khó khăn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy ăn nhiều củ cải đường. Các chất dinh dưỡng trong củ cải đường giúp thúc đẩy và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các chất xơ trong loại thực phẩm này cũng giúp thúc đẩy sự hấp thu kẽm và khoáng chất. Khi bị cảm, thần kinh căng thẳng, cũng có thể dùng củ cải đường để điều trị.

Củ cải đỏ có tác dụng trong việc điều trị ung thư

Ăn củ cải đường được coi là cách giảm cholesterol rất hiệu quả. Từ đó nó có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ngoài ra, củ cải đường có chứa nhiều chất xơ, chính vì vậy mà ăn nhiều củ cải đường có thể trị táo bón rất hiệu quả.


Tác dụng của củ cải trong chữa bệnh

 

Củ cải là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, với nhiều cách chế biến: muối dưa, luộc, kho với thịt, xào với trứng hoặc thịt, nấu canh, làm gỏi… Trong dân gian, củ cải được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh đặc biệt là bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản và tiêu hóa.


tac-dung-chua-benh-cua-cu-cai-trang-5


Theo Đông y, củ cải tươi có vị cay, tính mát, khí đi lên, khi đã nấu chín có vị ngọt tính bình, khí đi xuống. Củ cải chữa được nhiều bệnh về hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, trừ sỏi mật và giải ngộ độc… Sau đây là một số cách dùng củ cải chữa bệnh đường hô hấp và tiêu hóa:

Cảm gió: dùng 2 thìa nước ép củ cải, 2 thìa tương đậu nành, nửa lít nước, nấu cô lại. Uống, đắp chăn ra mồ hôi.

Khản tiếng: nước ép củ cải hòa chung với nước gừng, uống khoảng 2 – 3 ngày, bệnh sẽ đỡ.

Ho nhiều, suy nhược cơ thể: củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt; củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước để riêng. Cô nước củ cải và lê đến khi đặc dính rồi cho nước gừng, sữa, mật ong vào, quấy đều, đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng 1 thìa canh pha với nước nóng để uống, ngày 2 lần.

Viêm họng, viêm khí quản cấp tính: củ cải 500 – 1.000g, quả trám 250g. Sắc uống.

Ho kéo dài rát cổ, đờm có lẫn máu: lấy củ cải nấu canh với cá diếc, ăn nhiều ngày.

Hen suyễn, nhiều đờm, tức ngực: hạt củ cải 10g, hạt tía tô 19g, hạt cải bẹ 3g, sao vàng, bọc túi cho vào nồi, đổ 300ml nước, cô lại. Uống ngày 3 lần.

Lao phổi, ho ra máu, đau tức ngực: 2 – 3 củ cải giã lấy nước, thêm ít muối, uống. Đau đầu do tăng huyết áp: nước củ cải tươi uống lạnh.

Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt lả: củ cải 150g, cà rốt 150g, xương sườn lợn 200g (chặt ngắn), gia vị vừa đủ. Ninh nhừ xương trước với muối rồi cho củ cải, cà rốt vào ninh tiếp cho chín. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín, ăn trước bữa cơm.

Giúp tiêu hóa tốt: củ cải trắng 250g, thịt lợn nạc 100g, bột gạo 250g, dầu, hành, gừng, muối vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt lợn, trộn làm nhân bánh, hấp chín, ăn trong ngày.


Củ cải - món ăn và chữa bệnh


 

 

Cử cải là một loại thực phẩm tốt cho mùa Đông bên cạnh đó nó còn là một loại thuốc có thể chữa được rất nhiều bệnh.





Củ cải có thể được sử dụng như một vị thuốc. Củ cải càng “cay”, phòng ung thư càng tốt

Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau cho mùa đông, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa một lượng lớn vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ, Acid ribose, củ cải còn hàm chứa một lượng lớn dầu cải và glycoside

Củ cải trong một số món ăn.

Cá kho củ cải

Nguyên liệu: Cá lóc: 1 con; Củ cải trắng: 300g; Rau ghém: xà lách, rau muống bào, cây chuối bào, cọng súng bào, rau thơm; Hành lá, ớt, tiêu, muối, đường; Nước mắm, dầu ăn; Hạt nêm Ajingon

Sơ chế
- Cá lóc làm sạch, cắt khúc 4cm, ướp 1/2m hạt nêm Ajingon, 1/4m muối, 1/2m tiêu, 1M nước mắm, 1 trái ớt sừng giã, đầu hành lá băm, để thấm. Thắng đường caramel, lăn cá sơ qua.
- Củ cải cắt khoanh 3cm, luộc sơ củ cải trong hỗn hợp gồm 2 chén nước, 1M đường, 1M nước mắm, 1M hạt nêm Ajingon.

Kho cá: Kho cá với nước luộc củ cải khoảng 5 phút, tiếp tục cho củ cải trở vào, kho cho đến khi nước còn sâm sấp mặt cá, nếm vị vừa ăn, thêm hành, tiêu. Tắt bếp.
Cách dùng: Dùng nóng với cơm và rau ghém.

Thịt kho củ cải

Củ cải xào bao tử cái ba sa

Nguyên liệu: Bao tử cá basa: 1 gói (có bán ở siêu thị)
- Củ cải trắng loại nhỏ
- Hành củ, hành khô, thì là, củ gừng nhỏ, dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm.

Chế biến: Bao tử cá xả đông, rửa nước muối cho sạch rồi cắt một phía để miếng bao tử cá dễ ngấm gia vị, dễ chín đều và trông đẹp hơn. Nếu để nguyên sẽ có hình tròn sau khi xào và miếng nhỏ trông không đẹp mắt lại khó chín đều.

- Đun một bát nước sôi, cho vào nồi nước một thìa canh dấm ăn, gừng giã nhỏ và chút muối rồi đổ bao tử cá vào chần qua, đổ nhanh ra rổ và xả nước lạnh, sau khi chần bao tử cá sẽ không còn mùi tanh.

- Ướp bao tử cá với chút hành khô thái nhỏ, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu xay khoảng 5 phút.

- Củ cải rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn (tương đương miếng bao tử cá), nếu muốn món ăn có nhiều màu sắc thì cho thêm vài miếng cà rốt tỉa hoa.

- Hành, thì là rửa sạch cắt ngắn 2 cm, phần củ hành để riêng.

- Cho dầu vào chảo, phi thơm hành khô rồi cho bao tử cá vào đảo nhanh và đều tay cho vừa đủ ngấm đều gia vị và vừa chín tới (bao tử cá sau khi chần nước sôi sẽ chín nhanh như xào thịt bò) và xúc ra đĩa.

- Cho dầu vào chảo đã rửa sạch, phi thơm hành củ tươi rồi cho củ cải trắng vào xào chín tới thì đổ bao tử cá vào, cho hành, thì là vào đảo đều rồi xúc ra đĩa, rắc chút hạt tiêu xay cho thơm.

Củ cải khô cá rô

Canh củ cải hầm xương

 

 

Cách sử dụng củ cải để phòng chống bệnh tật:

Làm sạch cơ thể, phòng chống ung thư
 
Dầu cải và glycosid trong củ cải có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Thành phần có vị cay này  có thể ngăn ngừa ung thư vì nó ức chế phân chia tế bào không bình thường. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.
 
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng trong củ cải rất phong phú, bao gồm vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả lê. Củ cải còn hàm chứa nhiều chất xơ nên có thể kích thích dạ dày, giảm bớt nhu động ruột và đẩy các "chất thải" ra ngoài cơ thể.

Củ cải luộc – tốt hơn cả thuốc dạ dày

Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Thông thường, chất xúc tác có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, càng có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa rất tốt, phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày. Canh củ cải nấu với cải bắp kèm đậu phụ không những đem lại mùi vị rất ngon mà còn có thể gia tăng tiêu hóa, dưỡng dạ dày và giữ ấm cho cơ thể.

Kẹo củ cải – giảm nhẹ đau họng

Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Ngoài ra, bản thân củ cải còn có chức năng trợ giúp tiêu hóa, đối với những người mùa đông hay bị tắc mũi, đau họng do cảm mang đến, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.

Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.

Người bị đau họng có thể tự chế cho mình một ít “ kẹo củ cải”. Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật ong thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật ong thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.





Uống trà lá củ cải trắng – đẹp da

Ăn lá củ cải đẹp da, có thể bạn chưa được biết đến điều này hoặc cảm thấy ăn nhiều củ cái như thế mới có tác dụng làm đẹp? Thực ra chúng ta không cần ăn nhiều củ cải, tự mình làm một ít trà lá củ cải, như thế không những có thể hưởng thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.

Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng Vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.

Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.

Khi chúng ta làm trà là củ cải, đầu tiên rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3-4 ngày, sau khi phơi khô, lấy 30g lá cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sổi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống. Nếu bạn cảm thấy mùi vị không ngon thì có thể thêm vào một ít đường thì sẽ dễ uống hơn.

Ăn củ cải sống – nhuận phổi

Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe.

Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Điều này là do củ cải có chức năng lợi tiểu, có thể dùng để tẩy trừ sưng viêm, chất cay kháng khuẩn còn có thể hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da trên má, cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đau.

Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.










(st)

 

 

 


 


 

 

 

 


 

Comments