Tác dụng chữa bệnh của củ khoai lang

09:24 10/03/2014

(Giúp bạn)



 

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: Cam thử, Phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, vào hai kinh tỳ và thận. Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.


Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp thấp trệ, tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có tính chất bổ nhiều hơn công, còn khoai lang trắng thì công nhiều hơn bổ. Đặc điểm này phần nào đã được chứng minh qua thành phần hóa học ngày nay.

 

 

 

 

1. Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

 

2. Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.

3. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận.

4. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

5. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

6. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

7. Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần.

8. Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

9. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

10. Khoai lang có thể dùng làm lương khô dưới 2 dạng: Khoai lang sống thái lát cả vỏ phơi khô và khoai lang luộc cả vỏ, sau đó thái lát phơi khô (còn gọi là khoai lang gieo). Khi phơi cần phủ vải màn để tránh ruồi nhặng. Các dạng này có thể dùng sống hoặc nấu chín tùy mục đích.

 

 

Món ăn và bài thuốc từ khoai lang

1. Chữa cảm sốt mùa hè

- Thời tiết mùa hè dễ gây sốt vì cảm thử, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải thử.

- Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.

- Khoai lang trắng khô 16g, gừng 16g, sắc uống hoặc nấu cháo.

- Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

- Thanh nhiệt giải độc: khoai lang 1 củ (400g), gạo 200g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150g, tôm nõn 70g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.

2. Chữa táo bón

- Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng, ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ nghiền cùng khoai thành khối. Có thể uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

- Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ).

- Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

3. Phòng chống béo phì

- Ăn khoai và rau lang luộc.

- Ăn chế độ 1/2 gạo, 1/2 khoai riêng rẽ, hoặc độn với nhau nấu cơm, cháo, bánh...

4. Trị chứng biếng ăn ở trẻ: cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

5. Chữa cam tích trẻ em: lá khoai lang non 100g, màng mề gà 2g. Sắc uống hoặc quấy với bột sữa.

6. Quáng gà: lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

7. Thiếu sữa: lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

8. Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

9. Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.

10. Thận dương hư đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

11. Chữa viêm dạ dày thiểu đoan: Lấy nước cốt khoai lang sắc uống ngày 3 lần. Mỗi lần một chén, uống liền 3 tuần, nghỉ 1 tuần có thể uống tiếp.

12. Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

13. Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

14. Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

15. Chữa vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

16. Chữa tiểu đường: Lá khoai lang tươi 250g, bí đao 50g. Nấu canh ăn.

17. Chữa bệnh ngoài da

a. Đắp mụt nhọt: Khoai lang củ 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt.

b. Hút mủ nhọt đã vỡ: Lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

c. Ngứa lở âm nang: Sắc lá rau lang với ít muối, ngâm rửa hàng ngày vào buổi tối.

d. Bỏng: Lá khoai tươi rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên vết bỏng.

18. Chế độ ăn có khoai lang trong điều trị ung thư:

a. Ung thư kết tràng, trực tràng: Cháo khoai lang - khoai lang tươi cả vỏ nấu cháo với gạo tẻ, đường.

b. Ung thư tử cung (bạch đới nhiều): viên hẹ, bột khoai lang 150g, khoai tây 200g, hạt hẹ 3g, thịt lợn nạc 50g, ít tôm nõn, táo đỏ, gia vị tùy ý. Hai loại khoai tạo vỏ, các thứ khác tạo nhân vo viên hấp chín (hạt hẹ rang thơm tán bột).


 

 

Khoai lang tím giúp giảm béo


 

 

 

Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu mới về tác dụng của khoai lang tím trong việc làm giảmhuyết áp và giảm béo phì.

Cụ thể, những người ăn thường xuyên khoai lang tím (purple potatoes) giảm được tới 4 điểm huyết áp, như vậy nó tốt hơn rất nhiều so với các loại rau xanh dạng củ khác. Đơn giản, khoai lang tím giàu hàm lượng chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm bệnh tim mạch, đặc biệt là lớp vỏ. Để có kết luận nói trên, 18 người tình nguyện được mời tham gia cuộc thí nghiệm ăn 6 – 8 củ khoai lang tím nướng trong lò vi sóng, 2 lần/ngày trong thời gian 4 tuần liên tục. Phần lớn những người tham gia đều mắc chứng tăng cân và cao huyết áp, cùng nhóm người khác không ăn khoai để đối chứng. Sau đó lại chuyển sang chế độ ăn các loại thức ăn khác. Kết quả, nhóm ăn khoai lang tím có chỉ số huyết áp, kể cả cực đại lẫn cực tiểu đều giảm. Cụ thể, huyết áp tâm trương giảm 4,3 điểm, huyết áp tâm thu giảm 3,5 điểm trong khi đó nhóm đối chứng lại không có được những tác dụng này, đặc biệt, những người mắc bệnh dư thừa trọng lượng, cao huyết áp vừa uống thuốc lại kết hợp ăn khoai lang tím thì hiệu quả giảm huyết áp lại càng lớn, tuyệt nhiên không một ai trong nhóm này bị tăng cân.

Qua nghiên cứu, nhóm đề tài phát hiện thấy, trong khoai lang tím có chứa các hợp chất giống như trong thuốc hạ huyết áp ACF inhebitor và các hợp chất hữu ích khác mà người ta chưa phát hiện được. Chính vì tác dụng này mà tại Hàn Quốc và Nhật Bản khoai lang tím được xem là một trong những loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh quý được người dân ở đây dùng thường xuyên sử dụng.


 
 

Những điều chưa biết về công dụng của Khoai lang


Những điều chưa biết về công dụng của Khoai lang. Khoai lang được trồng rất nhiều ở nước ta, ngoài là một món ăn ngon mà dân dã, khoai lang còn được biết đến với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

 

(Dinhduong.com.vn) Khoai lang được trồng rất nhiều ở nước ta, ngoài là một món ăn ngon mà dân dã, khoai lang còn được biết đến với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các acid amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: calci, kẽm, sắt, magiê… Vì khoai tây chứa nhiều kẽm, sắt, magiê, nên có thể chống nghẹt mũi, hen suyễn, viêm phế quản hay thấp khớp. Hơi nước khoai lang luộc sẽ làm cho các khớp thư giãn và không còn đau.

Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời của củ khoai lang:

Chữa say tàu xe

Người hay bị say tàu xe có thể nhai nuốt cả nước và bã củ khoai lang tươi khi đi xe sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều khoai lang sống vì dễ bị đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy.

Phòng ngừa bệnh ung thư

Lượng vitamin A và C dồi dào trong khoai lang góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư khác nhau. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy chất sắt chống ôxy hóa Antoxian có nhiều trong tinh bột của khoai lang, có tác dụng giảm tác động nguy hiểm của kim loại nặng và các gốc ôxy hóa tự do đối với cơ thể.

Chống viêm nhiễm

Khoai lang có khả năng chống lại sự viêm nhiễm rất tốt vì nó chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan. Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang thường xuyên.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp. Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy việc tiêu thụ nhiều chất beta cryptoxanthin giúp giảm 50 % tỷ lệ phát triển của bệnh viêm khớp. Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì collagen và giảm thiểu tỉ lệ phát triển của bệnh viêm khớp.

tac-dung-chua-benh-cua-cu-khoai-lang-1

Khoai lang được trồng rất phổ biến ở nước ta

Cân bằng lượng đường trong máu

Chất carotenoid trong khoai lang có thể giúp cho cơ thể cân bằng lượng đường trong máu. Lượng chất xơ hòa tan có trong khoai lang còn hỗ trợ việc hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu. Chất  axít chlorogenic cũng có thể giúp tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất liệu di truyền khác…

Khoai lang giúp giảm cân

Khoai lang cũng là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm béo. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây. Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Ăn khoai lang trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, vì thế sẽ giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính.

Điều trị bệnh loét dạ dày

Khoai lang còn có khả năng làm dịu nhẹ và điều trị bệnh loét dạ dày vì nó chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium, beta carotene và canxi. Chất xơ có trong khoai lang giúp phòng ngừa bệnh táo bón và kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày nên cũng góp phần làm giảm các cơn đau và viêm loét dạ dày.

Kích thích tiêu hóa, chữa táo bón

Cách đơn giản nhất là ăn khoai lang luộc. Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100 g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hoá vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hoá thức ăn trở nên nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Ngoài ra, để chữa táo bón còn có thể uống nước khoai lang luộc (phải rửa sạch vỏ). Tuy nhiên, ăn quá nhiều khoai lang cũng sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu.

Chữa tiểu đường

Vì khoai lang có nhiều vitamin A, nên rất tốt cho ổn định nồng độ đường trong máu bằng cách giúp bài tiết và thực hiện chức năng của hàm lượng insulin. Thế nhưng, không được ăn bừa bãi. Trong trường hợp bệnh nhân tụt huyết áp, thì nên ăn nhiều hơn một chút để tăng huyết áp.

 


Tác dụng chữa bệnh khác của khoai lang


Theo đông y, khoai lang (cam thử, phiên chử) có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, tiêu viêm, lợi mật, sáng mắt...

Cảm sốt, không ra được mồ hôi: nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm. Cách khác, khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng hoặc khoai lang trắng khô 16g, gừng 16g, sắc uống hoặc nấu cháo.

 

tac-dung-chua-benh-cua-cu-khoai-lang-2

Táo bón: ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật ong, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Cách khác, uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch); nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

Mụn nhọt: khoai lang củ 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

Phỏng: lá khoai lang tươi rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên vết phỏng.

Viêm tuyến vú: khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

 

 

Kích thích tiêu hóa, chữa táo bón:

 

 

 

Cách đơn giản nhất là ăn khoai lang luộc. Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100 g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hoá vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hoá thức ăn trở nên nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Ngoài ra, để chữa táo bón còn có thể uống nước khoai lang luộc (phải rửa sạch vỏ). Tuy nhiên, ăn quá nhiều khoai lang cũng sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu.

 

 

 Phòng chống béo phì:

 

 

 

Khoai lang cũng là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm béo. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây. Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Ăn khoai lang trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, vì thế sẽ giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính.

 

 

4. Chữa ngộ độc sắn:

 

 

 

Nếu có hiện tượng ngộ độc sau khi ăn sắn thì có thể giải độc bằng cách sau: Khoai lang sống, gọt vỏ, giã nát rồi thêm chút nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 30 phút.

Lưu ý: Nên ăn khoai lang vào bữa trưa vì lúc này khả năng hấp thụ calci và các nguyên tố vi lượng khác của cơ thể ở mức cao nhất.


TÁC DỤNG CỦA KHOAI LANG - TÁC DỤNG CỦA KHOAI LANG - KHẮC TINH CỦA BỆNH UNG THƯ


Viện nghiên cứu quốc gia về phòng chống ung thư Nhật Bản gần đây công bố một kết quả điều tra và kết luận khoai lang là thực phẩm chống ung thư hiệu quả.


Khoai lang có công dụng tuyệt vời này là do nó chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA. Hormone này có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa.

tac-dung-chua-benh-cua-cu-khoai-lang-3


Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy DHEA rất hiệu quả trong việc phòng chống ung thư vú và ung thư ruột kết.

Đồng thời, hàm lượng β-carotene có trong khoai lang không hề ít hơn hàm lượng này trong cà rốt. β-carotene có tác dụng chống bức xạ điện tử do đó mà khoai lang có tác dụng phòng ngừa ung thư.


Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.


Tuy nhiên, đối với những người loét dạ dày và axit dạ dày quá nhiều thì không nên ăn khoai lang.



Dinh dưỡng tuyệt vời từ khoai lang



 

Khoai lang có giá trị dinh dưỡng như thế nào? Có thể thay thế khoai lang cho bữa ăn chính của trẻ? Bác sĩ chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ cùng bạn đọc PNO những thông tin thú vị về giá trị đích thực của loại khoai này.

Giá  trị dinh dưỡng của khoai lang

Phân tích thành phần dinh dưỡng trong khoai lang cho thấy có rất nhiều tinh bột, một ít đạm (acid amin), beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như canxi, phospho, kẽm, sắt, magie, natri, kali,…

Về dinh dưỡng, khoai lang được xem là một loại lương thực, thực phẩm tốt cho việc đa dạng chất bột đường trong khẩu phần, hỗ trợ quá trình tiêu hóa vì chúng rất dễ tiêu và chứa nhiều chất xơ giúp nhuận trường. Khoai lang chứa rất ít chất béo và không có cholesterol. Năng lượng của khoai lang cũng tương đương khi so với cơm  hay khoai tây. Nếu chúng ta ăn bổ sung hay ăn dặm thêm khoai lang sẽ là cách cung cấp thêm bột đường và năng lượng trong trường hợp ăn cơm ít và chậm tăng cân ở trẻ.

Tuy nhiên, như bất cứ thực phẩm nào, tác dụng của khoai lang cũng có hai mặt nếu sử dụng không hợp lý. Ăn khoai lang rất thuận lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như ngăn ngừa táo bón, nhưng nếu lạm dụng, ăn quá nhiều cũng có thể gây thừa cân béo phì do thừa đường hoặc đầy bụng khó tiêu.

Chưa có nghiên cứu chứng minh khoai lang chữa biếng ăn

Có khá nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng cho trẻ ăn khoai lang có thể chữa được bệnh biếng ăn. Tuy nhiên, bác sĩ Yến Thủy cho biết đây chỉ là thông tin truyền miệng, chưa có nghiên cứu nào tổng hợp kết quả này. Trong trường hợp nếu có trẻ ăn nhiều hơn khi thực đơn của bé được bổ sung thêm món khoai lang thì có thể do bé ăn thấy ngon, hợp khẩu vị, lạ miệng hoặc có thể cơ địa và khả năng tiêu hóa của bé thích hợp với khoai lang.

Đa dạng phương pháp chế biến

Khoai lang có thể dùng để thay thế một phần cơm, bún, phở… trong bữa ăn chính (với điều kiện trong bữa chính đã có đủ đạm, béo, rau…) hoặc làm bữa ăn phụ xen giữa các bữa chính của trẻ.

Trong quá trình sử dụng, có thể chế biến khoai bằng nhiều cách: cắt nhỏ hấp cơm, luộc, nướng, chiên, lùi tro, phơi khô rồi luộc chín ngào với đường,… giúp món ăn đa dạng, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, riêng với trẻ béo phì, phụ huynh nên chọn phương pháp hấp hay luộc, hạn chế món khoai chiên.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên cho trẻ ăn khoai lang sống vì khó tiêu hóa và không đảm bảo vệ sinh, dễ nhiễm bệnh giun sán.



Khoai lang ngừa bệnh trĩ


  Tên khoa học của khoai lang là Ipomoea batataseae, thuộc dạng dây leo, bò lan, có thể trồng hom dây với bất kỳ loại đất cát hoặc đất bazan. Khoai lang gồm nhiều loại: khoai lang bí (củ to, vỏ đỏ), khoai lang bột (củ vừa, vỏ trắng) và khoai lang dương ngọc (ruột tím).


tac-dung-chua-benh-cua-cu-khoai-lang-4


 Cả 3 loại đều là thực phẩm nhờ khả năng dễ hấp thụ chất mỡ, đường, nước. Tinh bột khoai lang thường có vị ngọt nhạt, tính bình, giải độc tố cao. Do vậy, các viện bào chế đông y cổ truyền kể cả tây y thường dùng lá, củ khoai lang tinh chế thuốc chữa trị các bệnh: viêm dạ dày, rối loạn đường ruột, ung thư kết tràng, trực tràng. Đặc biệt chữa tiểu đường típ 2 và đau cúp lưng, mỏi gối rất hiệu quả.

 Củ khoai lang, lá cây khoai lang đều có tác dụng trị táo bón. Trẻ con hoặc người lớn đều có thể sử dụng thực phẩm này. Các bà nội trợ thường sử dụng rau lang và củ khoai lang trong bữa ăn hằng ngày giúp nhuận tràng chống táo bón. Người bị táo bón, sử dụng thực phẩm này, một ngày sau sẽ có hiệu quả. Bệnh trĩ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do táo bón, vì vậy ngừa táo bón là ngừa được bệnh trĩ.

 Ngoài ra, cây khoai lang còn được sử dụng để điều trị một số loại bệnh khác như :

- Mua 1kg khoai dương ngọc, gọt bỏ vỏ, thái lát mỏng, ép lấy nước, bỏ xác, thêm vào 1/3 muỗng muối, 5gr mật ong, 1 muỗng canh giấm nuôi. Nấu sôi 10 phút. Mỗi ngày uống 2 lần. Liên tục 20 ngày dứt viêm dạ dày, ngăn chặn ung thư đại trực tràng.

- Nam nữ từ 30 tuổi trở lên mắt mờ, chiều tối quáng gà, vừa phát hiện đái tháo đường nhẹ: Mua 2 bó lá rau lang đỏ (300gr), 100gr bí đao (hạt còn non), rửa sạch, thêm vào gia vị vừa ăn (không quá mặn), 2 củ khoai lang bí (50gr), rửa sạch, không bỏ vỏ, thái khoanh nhỏ.

Nấu với 3 muỗng mật ong và 300gr thịt rùa đen trong 800ml nước còn đúng 250ml. Ăn 3 lần trong ngày. Liên tục 10 ngày hiệu quả tốt.

- 3kg lá khoai lang trắng (luôn thân dây) rửa sạch, 5 chỉ mai rùa (hoặc ba ba khô mua ở hiệu thuốc đông y), sao vàng, nấu trong 1 lít nước còn 300ml. Chia làm 3 phần, uống trong ngày. Liên tục 2 tuần. Chữa rối loạn cương, xuất tinh sớm và kiện lực bổ thận dương lẫn âm.

Khoai lang – thuốc quý cho bệnh nhân táo bón

Cây khoai lang là một loại cây trồng khá quen thuộc với người dân. Bộ phận dùng của cây thường là củ và lá khoai lang. Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian để điều trị nhiều bệnh như béo phì, thiếu sữa…và đặc biệt là chữa táo bón rất hiệu quả


tac-dung-chua-benh-cua-cu-khoai-lang-5


Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm. Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.

Để chữa táo bón:  Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối.

Các cách khác:

- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

- Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

 

 

Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

- Đối với bệnh nhân bị sỏi thận, không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi.

- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

Từ khóa bài viết: Tác dụng chữa bệnh của củ khoai lang,

Comments