Tác dụng chữa bệnh của gạo lức (lứt) muối mè

14:03 10/03/2014

(Giúp bạn)

Để lấy lại vóc dáng, các chị em chấp nhận “hành xác”, tốn kém vào các spa làm đẹp… thậm chí nhịn ăn uống. Ăn kiêng bằng món ăn gạo lứt, muối mè (người miền Bắc gọi là vừng) cũng là một cách vừa chữa bệnh, vừa giảm được cân.


 

tac-dung-chua-benh-cua-gao-luc-lut-muoi-me-1

Thử ăn thành nghiện lại hiệu quả

“Bài thuốc” gạo lứt, muối mè chữa bệnh vẫn đang có nhiều tranh cãi về hiệu quả thực của nó. Nhiều người đã thử áp dụng và thấy hiệu quả cho bản thân, đặc biệt là giảm cân. Chị Thu Phương ở ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội chia sẻ, chưa sinh nở lần nào nhưng trọng lượng cơ thể cứ tăng vù vù. Trong người chị cũng đang chữa bệnh nên dùng thử gạo lứt, muối mè. “Nhiều ý kiến cho rằng ăn những chất này không đủ dinh dưỡng nhưng mình vẫn áp dụng. Trong vòng ba tháng mình chỉ ăn gạo lứt nấu thành cơm với mè vừng đen rang giã nhỏ. Mỗi bữa ăn 2 – 3 lưng cơm nhỏ, nhai thật kỹ. Ngoài ra, mình còn dùng thêm trà gạo lứt, phở gạo lứt, nước tương gạo lứt, miến gạo lứt… Nói chung, các sản phẩm từ gạo lứt được dùng để thay đổi cho đỡ ngán. Kết quả là bệnh thì mình vẫn phải điều trị bằng thuốc tây khác nhưng giảm cân thì hiệu quả. Mình đã giảm được 6kg”, chị Phương cho hay.

Cũng theo chị Phương sở dĩ chỉ ăn gạo lứt mà chị không đói vì tinh bột trong gạo lứt giàu B1 và các vitamin. Hơn nữa, lúc ăn nhai rất kỹ nên tốt cho dạ dày và no lâu. Đúng là ăn mãi một món cũng chán nên cần xen kẽ các vị khác làm từ gạo lứt. Ăn nhiều thành quen, đến khi ăn các món bình thường lại thấy không ngon bằng.

Chị Thảo ở đường Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cũng áp dụng phương pháp này nhưng đã ăn kèm thêm rau, trái cây, hạn chế tuyệt đối cơm trắng và thực phẩm khác. Với cách này mỗi tháng chị Thảo đã giảm được 1 – 1,2kg. Sau ba tháng áp dụng cơ thể chị Thảo đã ngót đi gần 4kg.

Ăn chậm, nhai nhuyễn

Theo tài liệu của viện Dinh dưỡng quốc gia, gạo lứt là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong. Nhờ vậy, hạt gạo rất giàu chất xơ và có nhiều dưỡng chất quan trọng: các loại vitamin (B1, B2, B3, B6…), canxi, sắt, kẽm. Lượng đạm được giữ lại cũng khá cao (7,6% đạm/100g gạo). Phương pháp ăn gạo lứt, muối mè trị bệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư người Nhật. Sau khi được tổ chức Y tế thế giới công nhận, phong trào ăn loại thực phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước.

TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, gạo lứt nói chung có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Do đó không riêng gì người bệnh mà người khoẻ mạnh cũng nên ăn để phòng ngừa bệnh tật. “Tuy nhiên nếu là thanh niên đang tuổi lớn thì hạn chế ăn với muối mè vì sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như khi ăn với cá thịt, rau củ. Riêng với những người mắc các bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… thì gạo lứt, muối mè thật sự là thực phẩm lý tưởng để cải thiện sức khoẻ”, bà Lâm nhấn mạnh.

Nguyên tắc ăn là một chén cơm gạo lứt trộn đều với hai muỗng càphê muối mè. Có thể ăn bất kỳ lúc nào, trừ trước lúc đi ngủ hai tiếng. Trong quá trình ăn, nên nói “không” với các loại thực phẩm khác. “Khi ăn phải nhai chậm và kỹ để nước miếng tiết ra thật nhiều quyện với cơm giúp cho việc tiêu hoá được tốt. Nhai nhuyễn cũng sẽ giúp người ăn có cảm giác cơm thơm, ngọt hơn”, bà Lâm cho biết.

Cũng theo chỉ dẫn của bà Lâm, trước khi nấu nếu ngâm gạo trong nước ấm một lúc, sẽ đánh thức được thêm một số chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên cần lưu ý, vì gạo lứt có quá nhiều chất dinh dưỡng nên ăn sẽ lâu tiêu hơn cơm bình thường.

Tránh tái phát ung thư bằng gạo lứt muối mè

Đó là khẳng định của BS Nguyễn Hoài Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa Nhi, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108. Ông công bố đã hướng dẫn cho một số người sau điều trị Tây y thực hiện phương pháp thực dưỡng - ăn gạo lứt muối mè đã khỏi bệnh 7 - 8 năm không tái phát


Tự mình thử nghiệm

Ở tuổi 83, sống một mình trong căn hộ nhỏ tại khu tập thể Thành Công, Hà Nội, BS Đỗ Hoài Nam trông gầy gò nhưng vẫn nhanh nhẹn và minh mẫn. Ông vẫn có thể tự đạp xe đi hướng dẫn và thăm người bệnh.

Trong thời gian công tác ở Khoa Nhi, ông đau đớn khi chứng kiến cảnh nhiều em nhỏ bị ung thư, điều trị bằng đủ các phương pháp nhưng sự sống cũng chỉ kéo dài được 1 - 2 năm. Vì vậy, từ năm 1990, ông bắt đầu tìm tòi nghiên cứu đến các phương pháp khác để giúp đỡ người bệnh.

 Khi đó tại viện 108, BS Lê Minh đã nghiên cứu hướng dẫn cho nhiều người sử dụng có kết quả nên ông cũng áp dụng cho mình. Bởi bản thân ông vốn bị bệnh hen, trào ngược dạ dày thực quản, suy nhược thần kinh mạn tính.

 

BS Nguyễn Hoài Nam giới thiệu cách ăn gạo lứt muối vừng.



Chữa trị Tây y không dứt được bệnh, đặc biệt bệnh suy nhược thần kinh mất ngủ liên miên, có khi kéo dài cả tháng trời, thuốc ngủ cũng chẳng có tác dụng. Ông thực hiện ăn gạo lứt muối vừng thì từ đó đến nay, bệnh khỏi không tái phát. Hiện tại dù tuổi cao nhưng ông vẫn ngủ được cả đêm. Từ đó ông bắt đầu hướng dẫn phương pháp này cho các bệnh nhân ung thư, bị bệnh mạn tính.


Không áp dụng triệt để dễ chết đáng tiếc


BS Nguyễn Hoài Nam cho biết, chế độ thực dưỡng ít mỡ động vật, ít đạm động vật thường cho kết quả nhanh chóng với các bệnh huyết áp, hạ mức mỡ trong máu; cải thiện chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân quá khả năng phục hồi, nhất là các bệnh ung thư, đột quỵ, bệnh mạn tính...

Với bệnh nhân ung thư, nhiều người thực hiện nhưng số người thực hiện triệt để phương pháp thì rất ít nên kết quả cũng chưa nhiều. Riêng ông hướng dẫn và theo dõi những người thực hiện triệt để thì có khoảng 10 người cả trong Nam ngoài Bắc khỏi bệnh trên 7 - 8 năm.

 

Như trường hợp bệnh nhân N.T.T. là y tá ở 40 Hàng Hành, Hà Nội bị ung thư vú di căn xương sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị không đáp ứng đã quay sang dùng phương pháp này. Bệnh ổn định được 8 năm, chị mới mất được vài tháng. Đặc biệt, bệnh nhân L.T.D. (47 tuổi ở ngõ 12, Đào Tấn, Hà Nội) bị ung thư phổi, điều trị hóa chất tại Singapore được trả về do suy thận nặng, nhờ áp dụng thực dưỡng tới nay sau 8 năm vẫn khoẻ mạnh...

Ngoài thông báo các ca thành công, BS Nguyễn Hoài Nam cũng đưa ra cảnh tỉnh về một số bệnh nhân tham gia phương pháp một cách không triệt để dẫn tới cái chết đáng tiếc. Đó là một bệnh nhân ở Hà Nội, được Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 chẩn đoán u vòm hầu. Vì sợ mổ, bệnh nhân xin điều trị thực dưỡng.

 

Sau 10 ngày nhịn ăn, bệnh nhân hoàn toàn thoải mái, tươi tỉnh, không còn triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân đi kiểm tra, bác sĩ kết luận không thấy khối u, có thể do chẩn đoán cũ sai và khuyên bệnh nhân ăn uống thoải mái nhưng bệnh nhanh chóng tái phát và người bệnh đã chết rất nhanh...

Vẫn phải điều trị Tây y

Dù rất ngợi khen phương pháp thực dưỡng chữa ung thư và khẳng định chỉ có ăn gạo lứt muối mè mới chữa triệt căn và khiến ung thư không tái phát nhưng BS Nguyễn Hoài Nam vẫn khuyên, khi đã phát hiện ra bệnh ung thư, nhất là ở giai đoạn muộn thì bắt buộc vẫn phải điều trị Tây y.

 

Bởi ăn gạo lứt muối mè phải ít nhất 4 tháng mới có tác dụng, trong khi bệnh ung thư tiến triển rất nhanh, nếu không điều trị thì có khi bệnh nhân chết vì bệnh trước khi phương pháp thực dưỡng có tác dụng. Vì vậy, ngay khi thực hiện điều trị Tây y là áp dụng ngay phương pháp này để hai mục tiêu đánh cùng một đích, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. Còn khi điều trị Tây y xong, nên thực hiện triệt để thực dưỡng, có như vậy ung thư mới không tái phát.

Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Hoài Nam, thực hiện thực dưỡng không hề đơn giản, dễ bị ngăn cản nếu không có niềm tin và ý chí thì dễ sai phạm hoặc bỏ dở nửa chừng. Đặc biệt, gạo lứt muối mè rất khó ăn, cứng lại đòi hỏi phải nhai rất kỹ để xuất tiết nhiều nước miếng được y sư gọi là "cam lộ" - sương ngọt của trời, có tác dụng thấm nhuần tạng phủ, nuôi dưỡng da thịt được tốt tươi, mát mẻ.

 

Trái lại nhai dối sẽ khiến thức ăn khó tiêu, bị sình thối sinh ra hơi độc. Ngoài ra, uống quá nhiều nước hoặc cố nhịn uống, nhịn ăn không cẩn thận... dễ gây ra kiệt sức hoặc những phản ứng mãnh liệt dẫn đến sự nguy hiểm cho sức khoẻ. Chính vì vậy, phương pháp này ở mỗi người là khác nhau, phải biết linh động thực hiện sao cho quân bình và điều độ mới có kết quả như ý.

Gạo lức muối mè - Thần dược của mọi thời đại

 

 

 

Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn.


tac-dung-chua-benh-cua-gao-luc-lut-muoi-me-3

Ảnh minh họa.

Thực tế cho thấy có rất nhiều người hiểu sai về gạo lứt, gạo lứt là hạt thóc không còn vỏ bọc ngoài (vỏ trấu), hạt gạo còn nguyên cám bao quanh, mầm ở đầu hạt và lõi trong là bột gạo có thành phần chủ yếu là tinh bột. Tinh bột gồm 2 phần tử aminlose và aminlopetin. Gạo tẻ (canh mễ hay ngạch mễ) có nhiều aminlose, ít aminlopetin, cơm nở và khi để nguội chóng khô.

Gạo nếp hầu như chỉ có aminlopetin, đồ xôi gạo không nở, để nguội vẫn dẻo, Đông y gọi nhu mễ. Gạo lứt có màu nâu đen gọi là huyền mễ. Có loại gạo màu nâu đỏ gọi là gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng được xay xát kĩ thì không phải là gạo lứt. Gạo tẻ lâu năm là trần mễ.

Người phương Đông chúng ta coi gạo là hạt vàng, hạt của sự sống. Trong sách "Nội kinh" là sách Đông y cổ đã ghi: "Tinh khí đều do chất của gạo mà biến hoá sinh ra". Lúa tẻ (canh mễ) có vị ngọt, tính mát bình, bổ khí huyết, điều hòa ngũ tạng, cứng gân xương, cường thân thể. Lúa tẻ lâu năm (trần mễ) có vị chua, hơi mặn, tính ấm, ích khí, mạnh tỳ, thông huyết mạch, trợ tiêu hóa.

Riêng mầm non của hạt thóc (cốc nha) khí ôn, vị ngọt, có công năng kiện tỳ, hạ khí, tiêu thức ăn đọng trên, thêm sức, ăn uống ngon miệng. Cám gạo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy, tăng sức đề kháng.

Thành phần hóa học của gạo có đầy đủ các đại dưỡng chất sinh năng lượng là đạm, đường, mỡ (protid, glucid, lipid) với các acid amin cần thiết và acid béo chưa no cần thiết cao hơn so với loại thức ăn khác, mà nó còn có nhiều vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, tiền vitamin A, C, E, K...), các chất khoáng (K, Na, Ca, P, Mg, Zn...), các chất xơ tan và không tan có lợi cho tiêu hóa. Trong cám gạo còn có các polysaccharid, người ta đã phân lập được một polysaccharid RBS có tác dụng sinh học chống ung thư.

Gạo lứt, muối và mè là bài thuốc - thức ăn có từ lâu đời; thời danh y Tuệ Tĩnh đến cụ tổ Đông y Hải Thượng Lãn Ông; cho tới thời nay là một phương thuốc khá phổ biến không những chỉ ở phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam...) mà lan sang cả các nước phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ... Gạo lứt so với gạo xát trắng, chất đạm có nhiều hơn 30%, vitamin B1 gấp 4 lần, chất béo gấp 3 đến 5 lần, vitamin B5 (acid pantotenic) gấp 4 lần, acid linoleic (chỉ có trong sữa mẹ) chiếm 30% trong tổng hàm lượng chất béo của gạo lứt. Các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được đều có mặt đầy đủ trong thành phần đạm của gạo lứt.


Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, chỉ thống, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, tả, lụ, trúng thực, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm. Gạo lứt là một loại thuốc bổ tỳ, phế, gan, thận, tâm. Đặc biệt trong phòng, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Ngoài chất RBS, người ta còn phát hiện gạo lứt có chất Selentium có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển. Điều này đã được thể nghiệm qua súc vật và trên người bởi các công trình khoa học ở Mỹ, Nhật và một số nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó còn có chất acid phitin có vai trò đào thải các chất độc qua ruột, chất glytation chống nhiễm xạ... Một trong những chất phòng vệ chính là những chất vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2 (Riboflavine).

Với công năng, tác dụng của gạo lứt bổ dưỡng, thải độc tăng cường sức đề kháng và những gì ta chưa biết đến, gạo lứt còn góp phần và chống bệnh HIV đang hoành hành trên trái đất này.

Bí quyết ăn gạo lứt muối mè

Gạo lứt muối mè: Phải biết chọn hạt gạo, hạt muối, hạt mè cho tới cách chế biến, kể cả lúc ăn nhai thế nào cho đúng mới thấy hết tác dụng của "ngọc dược" khi "thực dưỡng" để chế biến nó thành "thần dược".

Gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt. Gạo thu hoạch từ lúa sạch, không bón bằng phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu thì càng hay. Nhiều người nhầm gạo huyết rồng là gạo lứt vì nó có màu đỏ.

Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ ẩm mốc và để lâu hôi khét. Bảo quản không tốt, ăn gạo lứt đã bị hôi mốc còn có tác dụng ngược lại, nghĩa là không những không khỏe, không hết bệnh mà có thể gây nên bệnh mới, kể cả bệnh ung thư nguy hại vô cùng.

Nấu cơm gạo lứt: trước khi nấu, nhặt sạch sạn (nếu có), chỉ cần "rửa" qua cho gạo sạch cát chứ không "vo gạo" như nấu cơm bình thường. Có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất, nồi đồng, nồi nhôm, nồi cơm điện; đổ gạo lứt đã rửa vào nồi, ngâm với nước ấm trong vòng khoảng 2 giờ.

tac-dung-chua-benh-cua-gao-luc-lut-muoi-me-4

Ảnh minh họa.

Tùy loại gạo nhưng cứ 2 phần nước thì 1 phần gạo, cứ 1kg gạo cho khoảng 1 muỗng cà phê (6g) muối. Sau 2 giờ ngâm thì nấu cơm, trước khi nấu thì ngoáy đảo đều gạo nước, đậy vung lại. Nấu bằng nồi cơm điện thì cắm điện như nấu cơm bình thường. Nấu cơm bằng bếp lửa (than, củi, điện...) thì khi nào cạn nước thì phủ lá chuối, lá dứa hay vải mùng sạch đậy nắp lên trên cho kín để khỏi xì hơi. Đun lửa thật nhỏ cho tới khi cơm chín (khoảng 1 giờ). Ngoài ra còn có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất là dễ nhất. Gạo không cần phải ngâm trước, cơm nấu vừa nhanh lại vẫn dẻo ngon.

Rang muối mè: Trước khi rang mè, sấy bỏ hạt lép, nhặt sạn, rửa sạch mè bỏ cát, đem phơi thật khô. Khi rang, chảo thật nóng, dùng đũa khuấy đảo đều, thấy mè nổ ran khắp lượt thì cầm chảo xoay tròn 5-7 vòng rồi đổ ra để giã. Tránh rang mè quá cháy thì đen khét, còn sống thì không thơm.

Muối tinh rang khô, trộn với mè tùy theo từng người mà có tỉ lệ mè và muối khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh tật, thai nghén. Phụ nữ có thai nên ăn lạt, người lớn bình thường 7-10g mè/1g muối; người già và trẻ em: 8-12g/1g muối. Sau đó bỏ vào cối đá (hoặc máy xay) giã (hoặc xay), không nên mịn qúa mất ngon.

Muối mè giã rồi cho vào lọ nút kín, không nên để quá một tuần, sẽ có mùi khét do hôi dầu vì bị oxy hóa bởi không khí.

Cách ăn cơm gạo lứt

Trộn muối mè với cơm gạo lứt 1-2 muỗng cafe tuỳ theo ý thích mỗi người hay người bệnh ăn kiêng. Ăn cơm gạo lứt phải ăn chậm, nhai kỹ, khi cơm trong miệng cảm giác như biến thành sữa là được. Ăn vội nhai dối đem lại những hậu quả xấu, nhất là với người bệnh.


Công dụng của gạo lứt, muối mè


tac-dung-chua-benh-cua-gao-luc-lut-muoi-me-5

Gạo lứt là một loại thuốc bổ tỳ, phế, gan, thận, tâm, đặc biệt trong phòng, hỗ trợ và điều trị bệnh ung thư…


Hiểu như thế nào là gạo lứt?

Thực tế cho thấy có rất nhiều người hiểu sai về gạo lứt, gạo lứt là hạt thóc không còn vỏ bọc ngoài (vỏ trấu), hạt gạo còn nguyên cám bao quanh, mầm ở đầu hạt và lõi trong là bột gạo có thành phần chủ yếu là tinh bột. Tinh bột gồm 2 phần tử aminloza và aminlopectin. Gạo tẻ (canh mễ hay ngạch mễ) có nhiều aminloza, ít aminlopectin, cơm nở và khi để nguội chóng khô. Gạo nếp hầu như chỉ có aminlopectin, đồ xôi gạo không nở, để nguội vẫn dẻo, đông y gọi nhu mễ. Gạo lứt có màu nâu đen gọi là huyền mễ. Có loại gạo màu nâu đỏ gọi là gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng được xay sát kỹ thì không phải là gạo lứt. Gạo tẻ lâu năm là trần mễ.

Người phương đông chúng ta coi gạo là hạt vàng, hạt của sự sống. Trong sách “Nội kinh” là sách đông y cổ đã ghi:”Tính khí đều do chất của gạo mà biến hoá sinh ra”. Lúa tẻ (canh mễ) có vị ngọt, tính mát bình, bổ khí huyết, điều hòa ngũ tạng, cứng gân xương, cường thân thể. Lúa tẻ lâu năm (trần mễ) có vị chua, hơi mặn, tính ấm, ích khí, mạnh tỳ, thông huyết mạch, trợ tiêu hoá. Riêng mầm non của hạt thóc (cốc nha) khí ôn, vị ngọt, có công năng kiện tỳ, hạ khí, tiêu thức ăn đọng trệ, thêm sức, ăn uống ngon miệng. Cám gạo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy, tăng sức đề kháng.

Thành phần hóa học của gạo có đầy đủ các đại dưỡng chất sinh năng lượng là đạm, đường, mỡ (protid, glucid, lipid) với các acid amin cần thiết và acid béo chưa no cần thiết cao hơn so với loại thức ăn khác, mà nó còn có nhiều ccác vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, tiền vitamin A, C, E, K…), các chất khoáng (K, Na, Ca, P, Mg, Zn…), các chất xơ tan và không tan có lợi cho tiêu hóa. Trong cám gạo còn có các polysaccharid, người ta đã phân lập được một polysaccharid RBS có tác dụng sinh học chống ung thư.

Gạo lứt, muối và mè là bài thuốc – thức ăn có từ lâu đời; thời danh y Tuệ Tĩnh đến cụ tổ đông y Hải Thượng Lãng Ông; cho tới thời nay là một phương thuốc khá phổ biến không những chỉ ở phương đông (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…) mà lan sang cả các nước phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ… Gạo lứt so với gạo xát trắng chất đạm có nhiều hơn 30%, vitamin B1 gấp 4 lần, chất béo gấp 3 lần đến 5 lần, vitamin B5 (acid pantotenic) gấp 4 lần, acid linoleic (chỉ có trong sữa mẹ) chiếm 30% trong tổng hàm lượng chất béo của gạo lứt. Các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được đều có mặt đầy đủ trong thành phần đạm của gạo lứt.

Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, chỉ thống, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa, tả, lỵ, trúng thực, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm. Gạo lứt là một loại thuốc bổ tỳ, phế, gan, thận, tâm. Đặc biệt trong phòng, hỗ trợ và điều trị bệnh ung thư. Ngoài chất RBS, người ta còn phát hiện gạo lứt có chất Selenium có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển. Điều này đã được thể nghiệm qua súc vật và trên người bởi các công trình khoa học ở Mỹ, Nhật và một số nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó còn có chất acid phitin có vai trò đào thải các chất độc qua ruột, chất glytation chống nhiễm xạ…Một trong những chất phòng vệ chính là những chất vitamin nhóm B, đặc biệt vitamin B2 (Riboflavine). Với công năng, tác dụng của gạo lứt bổ dưỡng, thải độc tăng cường sức đề kháng và những gì ta chưa biết đến, gạo lứt còn góp phần và phòng chống bệnh HIV đang hoành hành trên trái đất này.

Bí quyết ăn gạo lứt muối mè

Gạo lứt và muối mè: phải biết chọn hạt gạo, hạt muối, hạt mè cho tới cách chế biến, kể cả lúc ăn nhai thế nào cho đúng mới thấy hết tác dụng của “ngọc dược” khi “thực dưỡng” để biến nó thành “thần dược”.

Gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt. Gạo thu hoạch từ lúa sạch, không bón bằng phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu thì càng hay. Nhiều người nhầm gạo huyết rồng là gạo lứt vì nó có màu đỏ. Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ ẩm mốc và để lâu hôi khét. Bảo quản không tốt, ăn gạo lứt đã bị hôi mốc còn có tác dụng ngược lại, có nghĩa là không những không khỏe, không hết bệnh mà có thể gây nên bệnh mới, kể cả bệnh ung thư nguy hại vô chừng.

Nấu cơm gạo lứt: trước khi nấu, nhặt sạch sạn (nếu có), chỉ cần “ rửa” qua cho gạo sạch cát chứ không “vo gạo” như nấu cơm bình thường. Có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất, nồi đồng, nồi nhôm, nồi cơm điện; đổ gạo lứt đã rửa vào nồi, ngâm với nước ấm trong vòng khoảng 2 giờ. Tùy loại gạo nhưng cứ 2 phần nước thì 1 phần gạo, cứ 1 kg gạo cho khoảng 1 muỗng café (6g) muối. Sau 2 giờ ngâm thì nấu cơm, trước khi nấu thì ngoáy đảo đều gạo nước, đậy vung lại. Nấu bằng nồi cơm điện thì cắm điện nấu như cơm bình thường. Nấu cơm bằng bếp lửa (than, củi, điện…) thì khi nào cạn nước thì phủ lá chuối, lá dứa hay vải mùng sạch dậy nắp lên trên cho kín để khỏi xì hơi. Đun lửa thật nhỏ cho tới khi cơm chín (khoảng 1 giờ). Ngoài ra còn có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất là dễ nhất. Gạo không cần phải ngâm trước, cơm nấu vừa nhanh lại vẫn dẻo ngon.

Rang muối mè: trước khi rang mè, sẩy bỏ hạt lép, nhặt sạn, rửa sạch mè bỏ cát, đem phơi thật khô. Khi rang, chảo thật nóng, dùng đũa khuấy đảo đều, thấy mè nổ ran khắp lượt thì cầm chảo xoay tròn 5 -7 vòng rồi đổ ra để giã. Tránh rang mè quá cháy thì đen khét, còn sống thì không thơm.

Muối tinh rang khô, trộn với mè tùy theo từng người mà có tỷ lệ mè và muối khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh tật, thai nghén. Phụ nữ có thai nên ăn lạt, người lớn bình thường 7 – 10g mè/1g muối; người già và trẻ em: 8 – 12g/1g muối. Sau đó bỏ vào cối đá (hoặc máy xay) giã (hoặc xay), không nên mịn quá mất ngon.

Muối mè giã rồi cho vào lọ nút kín, không nên để quá một tuần, sẽ có mùi khét do hôi dầu vì bị oxi hóa bởi không khí.

Cách ăn cơm gạo lứt và muối mè: trộn muối mè với cơm gạo lức 1 – 2 muỗng café tùy theo ý thích mỗi người hay người bệnh ăn kiêng. Ăn cơm gạo lứt phải ăn chậm, nhai kỹ, khi cơm trong miệng cảm giác như biến thành sữa là được. Ăn vội nhai dối đem lại những hậu quả xấu, nhất là với người bệnh.

Thực phẩm giảm cân gạo lức-muối mè giúp giảm 2-3 kg/tuần


Gạo lức-muối mè từ lâu đã được biết đến như một “phương pháp thực dưỡng” bởi công dụng chữa bệnh và làm đẹp thần kỳ của nó. Ăn gạo lức-muối mè có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, bổ thận và làm tinh thần sảng khoái. Ngoài ra, gạo lức-muối mè còn là thực đơn giảm cân hữu hiệu. Nếu kiên trì thực hiện, bạn có thể giảm từ 2-3kg trong 1 tuần.

 

Tác dụng giảm cân thần kỳ

tac-dung-chua-benh-cua-gao-luc-lut-muoi-me-6

Gạo lức rất tốt cho cơ thể phụ nữ

Gạo lức có tác dụng giảm cân vì nó chứa các chất dinh dưỡng làm giảm khả năng thèm ăn của cơ thể và giúp ta kiểm soát cân nặng.

Chất anpha lipoic acid có trong gạo lức tham gia vào quá trình chuyển hóa hydratcarbon và chất béo, đào thải lượng mỡ thừa một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, thực đơn giảm cân từ gạo lức-muối mè cũng rất giàu chất khoáng magiê tự nhiên, cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho các hoạt động thường ngày. Bạn sẽ không lo bị mất sức, chóng mặt hay mệt mỏi như các loại thực phẩm giảm cân khác.

 

Cách thực hiện:

tac-dung-chua-benh-cua-gao-luc-lut-muoi-me-7

Cơm gạo lức thơm ngon là thực đơn giảm cân an toàn

-Nấu cơm gạo lức: Ngâm gạo lức trong nước ấm khoảng 3 giờ. Sau đó cho gạo, nước ngâm gạo, một lượng muối vừa đủ vào nồi đất, khuấy đều. Đậy nắp kín, nấu sôi khoảng 15 phút, hạ lửa nhỏ trong khoảng thời gian 1 giờ 30 phút thì cơm chín.

tac-dung-chua-benh-cua-gao-luc-lut-muoi-me-8

Muối mè ăn chung với gạo lức để tăng hiệu quả giảm cân

-Làm muối mè: Mè rang nhỏ lửa, chín vàng, sau đó bỏ muối biển tùy theo độ mặn bạn thích. Rang đến khi muối khô là được. Bạn có thể giã hơi nát để ăn.

-Bạn ăn chung gạo lức với muối mè, đây sẽ là thực đơn giảm cân hữu hiệu.

-1 ngày ăn 3 chén gạo lức muối mè, uống ít nước và ko ăn thêm bất cứ thứ gì, kể cả rau, trái cây. Cách thực hiện thực đơn giảm cân này để đảm bảo trong vòng 1 tuần, cơ thể bạn sẽ lọc và thay máu, lúc đó bạn có thể giảm 1 tuần từ 2-3kg.

tac-dung-chua-benh-cua-gao-luc-lut-muoi-me-9

Bạn sẽ giảm từ 2-3kg/tuần nếu thực hiện đúng theo thực đơn giảm cân này

-Yếu tố căn bản của thực phẩm giảm cân từ gạo lức-muối mè là nhai thật nhuyễn khi ăn.

-Sau khi ăn cơm khoảng 15 phút bạn mới nên uống nước, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, chỉ nên uống nước ấm. Để thực đơn giảm cân này đạt hiệu quả cao, bạn nên hạn chế uống nước, chỉ nên uống khi khát.


Sự kỳ diệu của gạo lứt muối mè


 

Nhiều người hiện nay coi gạo lứt muối mè là “thần dược” chữa đủ các loại bệnh, từ khớp, đái tháo đường, suy thận, mờ mắt, gan nhiễm mỡ… cho đến ung thư các loại.



Gạo lứt không phải là thần dược trị bách bệnh nhưng nó có tác dụng tốt trong việc
hỗ trợ điều trị ĐTĐ, bệnh tiêu hóa, giảm cân…

 

 

Công dụng tuyệt vời

Chị Trần Thị Ba, (49 tuổi, Trường Chinh, Q. Tân Bình, Tp. HCM) mắc bệnh đái tháo đường hơn 1 năm nay. Nhà có điều kiện nên chị chỉ chọn các bệnh viện và phòng khám cao cấp trong thành phố để chữa trị. Ngặt cái là tuy thừa tiền, nhưng chị lại rất thiếu kiên nhẫn và không bao giờ tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc, ăn uống đúng cách. Chỉ cần sang lần tái khám thứ 3 mà không thấy bệnh tình thuyên giảm chị sẽ chuyển ngay sang chỗ khác điều trị với lời chê: “chữa lâu quá mà chẳng thấy kết quả gì”. Tình cảnh này đã được chị tái diễn đến lần thứ 5 chỉ trong vòng 1 năm qua. Vì vậy mà từ ngày phát hiện bệnh đến giờ, dù mất rất nhiều tiền cho thuốc thang nhưng chỉ số đường huyết của chị chẳng lúc nào đạt con số an toàn.

Quá chóng mặt với cách chữa bệnh của vợ, anh Nguyễn Văn Hòa chồng chị quyết định trở thành “nhà quản lý bệnh” cho bà xã. Lần này anh không chọn bệnh viện cao cấp cho vợ mà đưa chị vào khám ở bệnh viện công. Mới đầu chị cũng nhăn nhó chê đông, chê bẩn. Nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của chồng, chị buộc phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Hằng ngày ngoài việc uống thuốc, chị phải ăn 1 bữa cơm gạo lứt muối mè trong ngày để giảm cân và giảm đường huyết như lời bác sĩ khuyên.

Thời gian đầu do ăn chưa quen cơm gạo lứt muối mè, chị ăn rất ít, hay bị đói và phải ăn thêm bữa phụ trong ngày dù vẫn được quyền ăn thêm thịt cá cơm trắng như bình thường. Nhưng được chồng và con trai ra sức khích lệ chị đành cố gắng rồi dần quen và thấy… ngon. Từ chỗ chỉ ăn 1 bát cơm gạo lứt muối mè vào buổi trưa, sang tháng thứ hai áp dụng phương pháp này chị đã nhẹ nhàng tăng lên thêm 1 bữa vào buổi tối.

Đúng 2 tháng sau khi ăn cơm gạo lứt muối mè, khi đi tái khám chị được bác sĩ “khen” vì đã hạ được đường huyết. Hơn 1 năm chiến đấu với bệnh tật, đấy là lần đầu tiên chị mới được bác sĩ khen nên rất hồ hởi và không quên cảm ơn những khích lệ của chồng con và lời khuyên ăn gạo lứt muối mè của vị bác sĩ điều trị.

Còn trường hợp của chị Nguyễn Như Mai (Nguyễn Đình Chiểu, Q.10, Tp. HCM) biết đến gạo lứt muối mè qua một người bạn. Người bạn này đã gọi điện kể cho chị biết là đã uống nước gạo lứt rang và bệnh viêm gan B đã khỏi hẳn, hệ tiêu hóa cũng rất điều hòa, người khỏe mạnh thoải mái hơn khi chưa dùng. Nghe vậy, chị Mai cũng thử mua về dùng. Lúc đầu, việc ăn gạo lứt muối mè thay cơm đối với chị Mai là vô cùng khó khăn, bởi gạo lứt có nhiều chất xơ khó nuốt, mùi vị cũng lạ hơn gạo tẻ thông thường, nên chị đành phải chia nhỏ ra ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít rồi dần dần tăng số lượng. Sau 5 tháng, chị Mai ăn toàn gạo lứt, muối mè, bệnh trĩ lâu nay làm chị khốn khổ thì giờ đã thấy đỡ đi đáng kể, mỗi lần đi ngoài đã dễ chịu hơn nhiều, cũng không còn chảy máu nữa, mà lại rất khô ráo gần như khỏi. Vừa rồi khi đến bác sĩ thường khám cho chị, bác sĩ cũng phải công nhận là tình trạng bệnh tình của chị thuyên giảm trông thấy.

 

Kỳ diệu do đâu?!

Sách Nội Kinh của Đông y Việt Nam viết như sau: “Gạo lứt có tốc độ tiêu hóa và hấp thụ glucose chậm hơn, chỉ số glucemic thấp hơn nhiều so với gạo trắng, nên giúp giảm tính kháng insulin. Ngoài ra gạo lứt còn làm giảm cholesterol máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, do nó có chứa một số hợp chất tự nhiên, các antioxidant, chất xơ, carotenoit, phytosterol… Những chất này có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ tiểu cầu, nên nó là trợ thủ đắc lực cho những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, cải thiện tiêu hóa, do chất xơ có trong gạo lứt giúp cho việc tiêu hóa, hấp thụ được cải thiện, tăng nhu động của dạ dày, ruột. Ăn gạo lứt có tác dụng phòng ngừa và chữa trị các chứng táo bón, đau dạ dày, phục hồi suy giảm chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.

Còn theo BS. Đông y Nguyễn Văn Nội (Hội Đông y Việt Nam) thì: Gạo lứt muối mè không phải thần dược để có thể trị được bách bệnh nhưng đúng là nó cũng có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người và khá tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa, đái tháo đường, giảm cân…

Bạn nên biết


+ Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều có thể gây cồn cào ruột gan. Một vài người nhạy cảm với chất xơ, ăn gạo lứt sẽ bị đau bụng.

+ Mè có chất dầu làm nhuận tràng, gặp chất xơ của gạo lứt k&i

Comments