Tác dụng chữa bệnh của hạt đậu đen
(Giúp bạn)
Theo Thạc sĩ y khoa Hoàng Khánh Toàn thì đậu đen, còn gọi là hắc đại đậu, ô đậu, đông đậu tử..., là một trong những loại ngũ cốc rất thông dụng trong đời sống hằng ngày. Một số cách dùng cụ thể như sau:
- Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.
- Liệt dương, giảm khả năng tình dục, tai ù, tai điếc do thận hư: đậu đen 60g, thịt chó 500g, ninh nhừ làm thức ăn hằng ngày.
- Các chứng bệnh hậu sản: Đậu đen 1.500g sao cháy ngâm với 1.000ml rượu trắng trong một tháng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml.
- Thủy thũng do thận hư: Đậu đen 150g, ý dĩ 30g, đãi sạch, ninh bằng nồi đất trong 60 phút, chia ăn vài lần trong ngày.
- Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: Đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống.
- Kinh nguyệt không đều: Đậu đen 50g sao cháy, tô mộc 12g, sắc uống.
- Động thai đau bụng: Đậu đen 50g sắc lấy nước pha thêm một chút rượu vang uống.
- Tăng huyết áp: Đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Đem sắc hạ khô thảo lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.
- Bại liệt nửa người do di chứng tai biến mạch não: Đậu đen 100g, độc hoạt 15g, một ít rượu gạo. Cho hai vị vào nồi sắc với 2.000ml nước còn 500ml, hòa với rượu chia uống vài lần trong ngày.
- Sỏi đường tiết niệu: Đậu đen 50g, vỏ bí đao 50g, sinh khương 10g, sắc uống.
- Tiểu ra máu: Đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
- Di tinh: Đậu đen 30g, thanh hao 30g, sắc uống.
- Rối loạn tiền đình: Đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín, ăn trứng, uống nước sắc.
- Đái tháo đường: Đậu đen 30g, hoàng tinh 30g, mật ong 10g, ninh nhừ ăn hằng ngày.
- Đau lưng: Đậu đen 80g, tang ký sinh 80g, tục đoạn 40g, rượu 60ml. Các vị thuốc sao thơm rồi đem ngâm với rượu, sau 7 ngày là dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.
- Giải rượu: Uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.
- Làm đen tóc, mọc tóc: Đậu đen 50g, nhục quế 15g, đại táo 50g, ninh nhừ ăn trong ngày.
- Tăng tuổi thọ: Đậu đen 50g, đậu xanh 50g, đậu đỏ 50g, ninh thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
- Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: Đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Công dụng chữa bệnh của đậu đen
Đậu đen là thực phẩm có sẵn có thể dùng quanh năm, kể cả loại đóng hộp, phơi khô hoặc vừa thu hoạch. Đây là nguồn thực phẩm ngon miệng và có lợi cho sức khỏe. Khi kết hợp với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm ngũ cốc như: gạo nâu, gạo lức… sẽ tạo ra nguồn protein chất lượng cao, hoàn toàn không có mỡ và dưới đây là một số lợi thế chính chữa bệnh từ đậu đen. | |
|
Nuốt 49 hạt đậu đen để phòng và chữa bệnh.
Sách “Lãnh trai y thoại” của Lục Đình Phổ đời nhà Thanh (Trung Quốc) ghi “khí của đậu đen xanh lòng làm sáng mắt, bổ thận, mát gan, lợi tim, bổ máu”. Sách “Dưỡng Lão Càn Thư” của Huy Thân viết: “mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng, suốt đời sáng mắt thính tai đen tóc, tiêu mụn nhọt”. Truyện “Bông hoa giản dị” của Ngô Doãn Phú nói: “trẻ nhỏ mỗi ngày nuốt một hạt đậu đen xanh lòng, đến 10 tuổi trở đi mỗi ngày nuốt 49 hạt, sẽ ít ốm đau, không đau mắt”.
1. Dược tính của đậu đên xanh lòng: mát, ngọt, không độc.
2. Tác dụng của khí đậu đen xanh lòng: bổ thận, bổ gan, bổ tim, thanh nhiệt, hoạt huyết, giải độc, tiêu thũng, giảm đau, sáng mắt, đen tóc, đen râu, mạnh gân, bổ cốt, nhuận tràng, phòng được nhiều bệnh.
3. Cách uống: sáng dậy, sau khi đánh răng, rửa mặt, dùng nước sôi để nguội rửa sạch đậu đen, nuốt sống (người lớn 49 hạt, trẻ dưới 10 tuổi 1 hạt, rồi thêm 1 tuổi thì thêm 1 hạt) với nước đun sôi để nguội (khoảng 250ml).
Lưu ý: không nấu, không rang chin, không nhai, chỉ nuốt. Nuốt xong mới ăn điểm tâm. Đừng lo đậu còn sống, khó tiêu. Ai cũng nuốt được, không phải kiêng cữ. Tác dụng của nuốt sống hạt đậu đen là chống táo bón, ăn ngủ tốt, da dẻ hồng hào, ít bị ốm đau, mắt sáng.
Công dụng của đậu đen
Mấy năm gần đây nhiều người bảo nhau, buổi sáng dùng nước sôi nuốt chửng 49 hạt đậu đen liên tục không ngừng thì mắt đến già vẫn sáng. Ngoài ra truyện Ngô Doãn Phú trong sách “Bông hoa giản dị” Lương Phương có ghi rõ phương pháp dùng đậu đen và kể lại công dụng của phương pháp ấy: Tôi hồi 42 tuổi tối đến gần nhưng không đọc được bài vở, ít lâu sau được biết bài thuốc này, từ đó uống liền 5 năm, nhãn lực so với thời ít tuổi còn ít hơn. Đời nhà Thanh ông Uông Ngang viết sách “Bản thảo bị yếu” cho biết: đậu đen vị ngọt tan nhiệt, hoạt huyết. Nấu chín có thể chữa mụn nhọt. Hàng ngày tôi quen nuốt chửng đậu đen, ngoài ít mắc bệnh thường 1 ngày đứng giảng bài mấy giờ không những không khô mồm, ráo lưỡi, tiếng không khản, cũng không có cảm giác mệt nhọc. Có điều phải kiên trì. Có cụ già ở Nam An – Hà Nam tuổi hơn 80, chủ nhật dạy viết chữ nho ở một nơi thấy cụ khuỷu tay giơ lên khi viết chữ mà không run, chưa đeo kính, lên lầu không thở dốc. Cụ bảo là do nuốt đậu đen hơn 50 năm. Khi mua đậu đen, chọn vỏ đen (bổ thận), ruột xanh (bổ dương) nên gọi là đậu xanh đen lòng. Mõi sáng sớm dậy rửa mặt đánh răng, dùng 49 hạt đậu đen (ý chí viên mãn) vì số 7 là số thiếu dương, 7 ngày lại ăn (7 x 7 = 49) rửa sạch sau đó dùng nước sôi để nguội rửa sạch lại, kế đó rót một bát nước muối nhạt (nếu có triệu chứng đau thận, thùy thũng thì kiêng nước muối), đem những hạt đậu ấy nuốt chửng không nên nhai nát, cũng không cần nấu chin, rang chin, nuốt xong có thể ăn điểm tâm hoặc làm việc đều không cấm kỵ. Người nào cũng có thể ăn không cần phải lo đậu không tiêu, độ 3 giờ sau nó sẽ theo phân ra ngoài vì chỉ lấy khí của đậu đen, hút các chất độc trong người thải ra ngoài theo phân.
Căn cứ quan sát và thống kê những ngày gần đây, rõ ràng sau khi nuốt chửng đậu đen, ông Lý bị táo bón hơn 20 năm, mỗi ngày phải uống 2 viên thuốc, nay nhờ uống đậu đen, đi rất thoải mái, thậm chí mỗi ngày đi ngoài 2 lần. Lại có cô gái phục vụ ở bưu cục mặt đầy trứng cá, mụn nước, nuốt đậu đen không đến một tuần khỏi luôn. Tóm lại công hiệu của nuốt đậu đen là sáng mắt, giải độc, bổ thận, chữa được táo bón.
Sự thật tin đồn nuốt 49 hạt đậu đen chữa bách bệnh
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP.HCM, mọi người truyền tai nhau và xôn xao với tin đồn nuốt 49 hạt đậu đen mỗi ngày để chữa bách bệnh khiến nhiều người tò mò thử nghiệm.
Đậu đen bất ngờ "lên ngôi"
Theo ghi nhận thực tế của PV Người đưa tin, nhiều người dân sau khi nghe ngóng được tin đồn về tác dụng bách bệnh của việc nuốt 49 hạt đậu đen mỗi ngày đã tất bật đi mua những hạt đậu đen lòng xanh về nuốt với nước muối vào buổi sáng.
Trao đổi với PV Người đưa tin, bà H.T.Q. (72 tuổi, ngụ quận Tân Bình) cho biết: "Trong lần về thăm quê ở Đồng Nai, tôi nghe bà con nói lại là nếu nuốt 49 hạt đậu đen mỗi buổi sáng sẽ giúp cơ thể hết mọi bệnh tật nên rất tò mò. Ít lâu sau đó, tôi lại nhận được một tờ rơi quảng cáo tính năng kì lạ của đậu đen và kèm theo là hình ảnh về những người trở nên khỏe mạnh lạ thường sau khi nuốt hạt đậu đen nên tôi quyết định đến một đại lý mua 2 kg về ăn dần xem thế nào".
Chị Nguyễn Mai Hương (24 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh) cho chúng tôi biết: "Cách đây một năm, sau khi nghe bạn bè nói có thông tin nếu nuốt 49 hạt đậu đen có thể chữa mờ những vết nám trên mặt.
Đậu đen có tác dụng thần kì?
Mặt khác, nó cũng giúp cho những người mập giảm béo rất hữu hiệu mà không cần tập thể dục hay uống thuốc tây. Nghe thấy cũng thú vị nên em ra chợ mua một kí đậu đen về dùng thử. Lúc đầu nuốt hạt đậu đen thấy mùi tanh tanh nên cũng khó nuốt, vài ngày sau thì cũng quen dần. Nhưng sau một thời gian sử dụng phương pháp này mà vẫn chưa thấy hiệu quả như mọi người đã nói nên em bỏ".
Trao đổi với chúng tôi, anh Cao Văn Thắng (43 tuổi, ngụ quận Tân Phú) cho hay: "Vì mắt hơi kém, hay bị quáng gà vào lúc nhập nhoạng tối và một lần ngang qua một con đường tại quận Bình Thạnh, tôi nhận được một tờ rơi giới thiệu đậu đen ruột xanh chữa bách bệnh trong đó có thể làm cho mắt sáng hơn.
Chẳng biết thực hư thế nào, sau đó tôi cũng vài lần muốn chạy qua tìm địa chỉ trên tờ rơi để mua đậu đen nhưng nghĩ lại sợ có vấn đề gì thì cũng ngại nên đành bỏ ý định. Thế rồi, một lần ngồi uống nước với mấy anh em bạn bè, họ lại nói có người đã thử và rất hiệu nghiệm từ hạt đậu đen.
Chiều hôm đó, từ cơ quan về, tôi ghé qua đại lý ấy mua hai bịch đậu đen tất cả 1kg về sử dụng dần vào buổi sáng. Thế nhưng, nhiều lúc sợ không dám nuốt, tôi lại nhai nhỏ rồi mới dám nuốt".
Chị Nguyễn Thị Thu Hà (24 tuổi, quê ở Thanh Hóa, ngụ quận Thủ Đức), cho hay: "Tôi một lần ngồi nói chuyện với các bạn gái trong lớp về chủ đề làm đẹp của chị em, có bạn mách là nuốt hạt đậu đen có thể làm cho tóc đen mượt hơn. Nghe vậy, em cũng thấy hay nên liền mua nửa kí đậu đen về thí nghiệm thử.
Lúc đầu em không dám nuốt trực tiếp mà giã nhuyễn hòa nước sôi để nguội rồi uống nước. Em cứ làm như vậy đều đặn mỗi ngày. Nửa tháng sau, vì không có thời gian để giã nên em nuốt cả hạt. nhưng hơn tháng trời mà chưa thấy kết quả gì".
Trước nhu cầu dùng hạt đậu đen tăng lên bất ngờ, trao đổi với chúng tôi, chị H.T.M., tiểu thương bán đậu đen tại chợ Tân Bình (quận Tân Bình) cho biết: "Thời gian gần đây, có rất nhiều người tìm mua hạt đậu đen về ăn. Lúc đầu tôi cũng hơi ngạc nhiên vì tự dưng thấy họ ùn ùn đi mua đậu đen về ăn hoặc nấu nước uống.
Sau này, trong số những người đến mua, có một vài người nói với tôi về công dụng hữu hiệu chữa bách bệnh của đậu đen. Nghe vậy, tôi cũng chỉ nghĩ chắc là tin vịt mà mọi người nói với nhau thôi".
"Ôm bụng" vì đậu đen
Chị Võ Minh Thịnh (quê ở Nghệ An), hiện là giáo viên tiểu học ở quận Thủ Đức, cho chúng tôi hay: "Một đồng nghiệp của tôi bảo chị này đã hết chứng bệnh sau khi nuốt hạt đậu đen. Mặt khác, cũng với vị thuốc dân gian này, một anh bạn là giáo viên nói có thể chữa chứng khản tiếng, mệt mỏi do đứng lớp quá nhiều giờ. Thấy vậy, tôi cũng mua đậu đen về dùng thử.
Lúc đầu, tôi cũng sợ nên phải nhai nhỏ rồi mới dám nuốt nhưng mùi vị của nó rất khó chịu và tanh. Vì thế, những lần sau đó, tôi không nhai nữa mà nuốt cả hạt như mọi người mách. Được một tuần sau, tôi bị đau bụng quằn quại, đến bệnh viện khám và siêu âm thì bác sĩ nói, thành dạ dày bị co bóp quá nhiều vì ăn thức ăn chưa qua chế biến. Từ đó, đến giờ, thấy đậu đen sống là tôi rùng mình".
Sau khi nuốt nhiều hạt đậu đen, chiều 21/9, bà H.T.Q. bị đau ngực, khó thở nên được đưa vào Bệnh viện tim Tâm Đức (quận 7) cấp cứu. Sau 2 ngày theo dõi, xét nghiệm, các bác sĩ cho biết, tim mạch của bà bình thường, không có biểu hiện của nhồi máu cơ tim.
Tuy nhiên, khi siêu âm bụng và nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện bà Q. bị xuất huyết dạ dày do nuốt hạt đậu đen. Điều này đã khiến cho rất nhiều người hoang mang và hoảng sợ vì không ngờ chỉ dùng sai quy cách của một món ăn quen thuộc, lành tính của dân gian từ xưa đến giờ lại gây nguy hại cho sức khỏe.
Có mặt tại quận Phú Nhuận, chúng tôi ghé thăm chị Thùy Linh (quê ở Đồng Nai), sau vài lần lên mạng thấy ở một trang diễn đàn, mọi người xôn xao nói với nhau về tác dụng mới của đậu đen có thể chữa được nhiều bệnh. Trong đó, chị Linh bị cuốn hút bởi tính năng đặc trị bệnh táo bón, giải nhiệt, giảm đau do bị vết thương hành hạ. Sau đó, chị bắt đầu lên mạng tìm hiểu thì thấy hàng loạt các bài viết nói về tác dụng chữa bách bệnh của đậu đen.
Thấy vậy, chị Linh liền đi mua hạt đậu đen về dùng thử nhưng chị không nuốt như chỉ dẫn mà nhai hoặc giã ra rồi hòa nước ấm uống. Mấy ngày sau, chị bị tiêu chảy liên tục, người mệt lả vì mất nước. Khi đến bệnh viện khám thì chị Linh mới biết đó là tác hại của việc ăn đậu đen sống quá nhiều.
Cũng giống như chị Linh, anh Phạm Huy Hoàng ở quận Bình Thạnh phải đến bệnh viện khám vì bị tiêu chảy liên tục. Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết, anh bị hội chứng ruột kích thích và loét dạ dày vì nuốt quá nhiều hạt đậu đen sống. Thậm chí, có những người còn dùng phương pháp nuốt hạt đậu đen với hi vọng chữa bệnh ung thư.
Vì không kiểm chứng những thông tin truyền miệng nên nhiều người đã rước họa vào thân. Điều đó khiến cho không ít người phải sốc chỉ vì dùng sai một món ăn quá đỗi quen thuộc.
Chữa bệnh bằng cách đọc tờ rơi?
Sau nhận được tờ rơi quảng cáo về công dụng của đậu đen: Bổ thận, bổ gan, phòng bệnh tim mạch, tiểu đường và làm chậm lão hóa, anh Phạm Huy Hoàng (49 tuổi, ngụ ở Bình Thạnh) liền mua cả chục kg đậu để về nhà áp dụng thử. Theo anh Hoàng, nhiều người dân ở cùng khu phố ngày nào cũng nuốt hạt đậu đen với suy nghĩ chữa được bách bệnh. Thậm chí, có nhiều gia đình tất cả các thành viên, từ nhỏ đến lớn đều… nuốt đậu đen.
Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnh
Trong mấy năm gần đây có rất nhiều tài liệu phát tán trên mạng hoặc chuyền tay phổ biến phương pháp “nuốt sống 49 hạt đậu đen mỗi sáng” chữa được nhiều loại bệnh từ táo bón, ung nhọt, đau lưng, mắt mờ, tai điếc đến tim mạch, tiểu đường. Hư thực ra sao trong việc nầy?
Đậu đen có tên khoa học Vigna cylindrica, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Trong số các loại đậu làm thực phẩm thông dụng cho con người, đậu đen được các nhà dinh dưỡng đặc biệt quan tâm. Tuy hàm lượng đạm thấp hơn đậu nành nhưng đậu đen lại có một tỷ lệ cân đối nhiều loại acid amin thiết yếu. Đậu đen còn dồi dào hơn về một số khoáng chất như calcium, sắt, mangnesium, manganese, đặc biệt là hàm lượng cao chất molypdenum và những sắc tố chống oxy hoá anthocyanins. Theo Đông y, đậu đen có vị hơi ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng lợi thủy, giải độc, dưỡng âm bổ thận, khu phong hoạt huyết. Trên thực tế, đậu đen là nguồn cung cấp chất xơ, chất đạm và nhiều vi chất quan trọng có giá trị bổ dưỡng rất cao có thể giúp phòng chống nhiều loại bệnh tật. Tuy nhiên, không cần và không nên nuốt sống hạt đậu đen.
Đậu đen bổ Thận, dưỡng não.
Đông y cho rằng sắc đen thuộc hành Thuỷ, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫn thuốc về Thận. Một số loại thuốc, nhất là Hà thủ ô, vị thuốc bổ Thận, làm đen râu tóc, thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen. Hơn nữa, về mặt “thiên nhân tương ứng” đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người. Do đó, theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ Thận. Thực ra, điều nầy không phải là không có căn cứ. Trước hết, chất đạm, nhất là arginine trong đậu đen là nguyên liệu sinh ra tinh. Bảng phân tách thành phần của đậu đen đã cho thấy đậu đen có đủ các loại đạm thiết yếu, kể cả arginine và 3 loại acid amin khác mà khoa học gọi là BCCAs, leucin, valin và isoleucin. Mỗi 100g đậu đen cung cấp 0,97g valine; 1,26g leucine và 1,11g isoleucine. BCAAS là chữ viết tắt của branched chain amino acids là thuật ngữ để chỉ 3 loại acid amin đặc biệt quan trọng trong nhóm 8 loại acid amin thiết yếu. BCAAs đôi khi còn được gọi là những stress amino acids, loại đạm thường dùng để phục hồi hoặc sửa chữa những tổn thương từ những stress thể lực của những vận động viên và một số trường hợp bị thương tích nặng hoặc sau phẫu thuật, đặc biệt là cải thiện khả năng nhận thức ghi nhớ sau những tổn thương ở não do bệnh tật hay do thương tích. Ngoài ra, khoa học còn cho biết một số trường hợp thiếu chất khoáng molypdenum loại khoáng chất vi lượng có nhiều trong đậu đen, có thể dẫn đến bất lực ở nam giới. Phải chăng một số nhận định thoạt nghe có vẻ như hàm hồ của nền y học cổ đã dần dần được khoa học chứng minh?
Phòng chống bệnh tim mạch, tiểu đường, làm chậm lão hoá.
Chế độ ăn nhiều đậu đen là 1 biện pháp tự nhiên giúp phòng chống các loại bệnh thuộc hội chứng chuyển hoá như cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường. Ngoài hợp chất polyphenols như các loại hạt khác, đậu đen còn có những sắc tố anthocyanins. Do đó, lượng chất chống oxy hoá trong đậu đen cao hơn nhiều so với các loại đậu khác và gấp 10 lần so với quả cam.
Giống như các loại hạt thô khác, đậu đen có hàm lượng chất xơ cao. Một chén đậu đen đủ cung cấp hơn phân nửa nhu cầu chất xơ của 1 người trong 1 ngày. Chất xơ có khả năng làm chậm và giảm sự hấp thu mỡ qua màng ruột đồng thời kết dính một phần muối mật để đào thải ra ngoài qua đó đã góp phần làm hạ độ cholesterol trong máu. Tác dụng tổng hợp của những hợp chất chống oxy hoá và chất xơ có khả năng làm giảm các loại mỡ xấu LDL và triglycerides. Những chất chống oxy hóa trong đậu đen còn có tác dụng kháng viêm và ngăn chận sự oxy hóa LDL, loại chất béo có tính ổn định thấp dễ bị oxy hóa và bám vào thành mạch để tạo nên các mãng xơ vữa. Đậu đen còn có cả một số khoáng chất khác như Ca., Mg. cùng có tác động ổn định hoạt động tim mạch.
Với tỷ lệ 24,2% chất đạm và 53,3% chất bột đường và nhiều chất xơ, đậu đen là loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Ăn nhiều đậu đen giúp ngăn chận hiện tượng tăng vọt đường huyết sau bửa ăn và tiến đến ổn định đường huyết. Tác dụng giảm độ mỡ và kháng viêm của những hoạt chất khác trong đậu đen cũng góp phần quan trọng trong điều trị đái tháo đường hoặc làm giảm những hệ quả xấu do căn bệnh nầy gây ra.
Như vậy, từ ý nghĩa phòng chống các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, đậu đen làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Hàm lượng cao chất chống oxy hoá trong loại hạt nầy cũng giúp trung hoà những gốc tự do chống thoái hoá tế bào và hư hại DNA cũng là 1 cơ chế làm chậm lão hoá.
Nguồn dinh dưỡng tốt cho phụ nữ.
Bên cạnh hàm lượng đạm tốt và dễ tiêu hoá, đậu đen còn có thành phần của sắt và folate, 2 loại vi chất cần thiết cho phụ nữ. Sắt là loại khoáng chất cần cho sự tạo máu. Folate tức sinh tố B6 rất cần thiết cho những phụ nữ đang có thai. Thiếu folate có thể dẫn đến sự phát triển bất bình thường của thai nhi. Tập hợp nhóm sinh tố B và những khoáng chất Ca., Mg. trong hạt đậu thô còn được xem là những vi chất chống stress giúp làm nhẹ những cơn bốc hoả ở những phụ nữ tuổi mãn kinh.
Đậu đen và tác dụng giải độc.
Sulfites là loại hoá chất bảo quản thường được dùng trong một số loại thực phẩm công nghiệp. Một số người nhạy cảm với sulfites có thể bị tăng nhịp tim, nhức đầu, giảm sự tập trung. Molypdenum trong đậu đen là thành phần của những enzym oxidase có tác dụng khử độc sulfites. Một chén đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypdenum cần thiết cho cơ thể trong ngày.
Ngoài ra, thành phần chất xơ cao trong đậu đen, nhất là chất xơ hoà tan trong nước, có vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng lượng phân, tăng nhu động ruột, chống táo bón, kết dính nhiều loại độc tố để thải ra ngoài giúp giảm nguy cơ một số rối loạn ở ruột già kể cả một số loại ung thư.
Nên dùng đậu đen như thế nào?
Đậu đen khô là loại hạt cứng nên thưòng được ngâm nước cho mềm trước khi nấu. Nuốt sống nguyên nhiều hạt đậu cùng lúc dễ sinh tâm lý ngán ngại lại có thể nguy hiểm cho một số trường hợp tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày, chưa kể đến việc các cháu bé do không quen hoặc do sợ nuốt có thể làm cho hạt đậu lạc vào đường thở gây ngạt. Nói chung những cách sử dụng đậu đen truyền thống như nấu chè, độn cơm, làm tương, làm bánh đều tận dụng được những hoạt chất trong đậu miễn là dùng hạt toàn phần, dùng cả vỏ đen bên ngoài. Ngoài ra, theo những nghiên cứu tại trường Đại học Minnesota, quá trình nẩy mầm làm gia tăng tỷ lệ dinh dưỡng trong tất cả các loại hạt. Do đó, nếu ngâm đậu vào trong nước thường khoảng 32oC trong khoảng 22 giờ trước khi nấu sẽ tạo ra nhiều chất bổ dưỡng hơn do hạt đậu ở trạng thái đang nẩy mầm. Như vậy, ngâm đậu trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn nếu ngâm với thời gian vừa đủ để hạt nhú mầm.
Đậu đen toàn phần với tỷ lệ khá cân đối đạm, đường, nhiều chất xơ và vi chất quan trọng khác có thể xem là loại hạt dễ tìm và có nhiều ưu thế so với nhiều loại hạt khác. Do đó, rất dễ nhận thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc và rau qủa bao gồm đậu đen sẽ hổ trợ tốt cho việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không nên cho rằng đậu đen chữa được tất cả các loại bệnh hoặc ở tất cả mọi giai đoạn của bệnh. Việc điều trị các loại bệnh mãn tính đều phải dựa vào những biện pháp tổng hợp bao gồm tâm lý thoải mái, vận động đều đặn và việc tiết giảm những loại thực phẩm chế biến, thuốc lá, rượu mà không thể chỉ dựa vào 1 bài thuốc hay vị thuốc đơn thuần.
Công dụng chữa bệnh của đậu đen ruột xanh
Đậu đen được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu. Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc.
Có hai loại đậu đen: loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh thường gọi là đậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để làm thuốc nhiều hơn.
Theo sách Y Học đời Mãn Thanh ghi chép: "Đậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau và trừ được chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn rồi đắp lên chỗ sưng đau thì sẽ chóng lành. Những người thường ăn đậu đen nấu chín sẽ phòng ngừa được các chứng ban trái."
Sách Bản Thảo Bị Yếu của Trung Quốc viết rằng: Đậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại. Nó còn có công hiệu bổ thận và điều hòa hệ thống tim mạch. Ở Trung Hoa có nhiều người đã trên 80 tuổi, nhờ dùng đậu đen thường xuyên, mà không cần đeo kiếng lão, lên xuống thang lầu không biết mệt và khi viết chữ, tay không run. Có người bị táo bón kinh niên cũng nhờ dùng đậu đen mà nay được nhuận trường, đại tiện bình thường trở lại. Những người bị bịnh đậu mùa , mặt rổ hoa mè, sau khi áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen một thời gian thì thấy các vết thẹo khỏi hẳn, da trơn mịn màmg bình thường.
Sách Y Học cổ truyền Trung Quốc cũng viết: "Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt, đến già vẫn còn đọc chữ được rõ ràng. "
Sách Thọ Thân Dưỡng Lão Tân Thư viết: “Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy là nuốt 27 hạt đậu đen tròn lẵng. Đến nay đã già nhưng mắt ông còn tỏ và tai ông vẫn thính như thuở thanh xuân”. Sách Dưỡng lão càn thư của Huy Thân viết : “Mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng suốt đời sáng mắt , thính tai , đen tóc tiêu mụn nhọn."
Có người lúc còn trẻ, hàng ngày chỉ nuốt một hạt đậu đen, rồi tăng dần liều lượng mỗi năm thêm một hạt. Cho đến già, v ẫn thấy mạnh khỏe hơn những người cùng tuổi. Mắt còn tỏ, không cần phải đeo kiếng lão
Nuốt đậu đen xanh lòng ra sao?
Lựa những hạt đậu đen mướt (bổ thận) có ruột xanh (bổ gan).
Cách thức dùng đậu đen để bồi dưỡng và trị liệu tùy theo sự tiện lợi hay ý thích của mỗi người.
Cách thông thường nhất để thử nghiệm trong một tuần lễ là chúng ta có thể dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng thứ tốt (no tròn, đen mướt và còn mới) rửa sạch. Mỗi sáng nuốt 7 hạt với nước chín để nguội hay còn ấm. Nhớ rửa sạch mỗi lần 7 hạt trước khi dùng. Đừng rửa một lượt 49 hạt rồi để dành vì sau khi dùng rồi, phần đậu còn lại sẽ lên mộng. Sau đó số lượng đậu dùng hàng ngày có thể gia tăng tùy thích.
Người bị bệcó thể dùng nước sôi nguội pha muối thật loãng để nuốt đậu đen. Còn người bị bịnh phù thũng chỉ nên dùng nước s