Tác dụng chữa bệnh của hoa hiên

12:34 10/03/2014

(Giúp bạn)

Hoa hiên còn được gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê-lô, lộc thông, người tày gọi là phắc chăm


 

 

 

tac-dung-chua-benh-cua-hoa-hien-1
Hoa của Hoa Hiên - Hemerocallis fulva

 

Thông tin chung

Tên thường gọi: Hoa hiên
Tên khác: Hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê-lô, lộc thông, người tày gọi là phắc chăm
Tên tiếng Anh: day-lity
Tên khoa học Hemerocallis fulva L.
Thuộc họ Hành - Liliaceae

Mô tả

Hoa hiên là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Rễ củ hình trụ dài xếp thành chùm. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, thường gập xuống, gân song song, hai mặt nhẵn cùng màu, trên mặt có nhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6-12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen.

Cây hoa hiên được trồng làm cảnh ở một vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng).

Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu

Phân bố, thu hái và chế biến

Hoa hiên mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa chảy máu cam. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu. Lá hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào các mùa khác, dùng tươi hay phơi khô, thường dùng tươi.
Tác dụng dược lý

Năm 1964, Ngô Thế Phương (Bộ môn sinh lý) và Dương Hữu Lợi (Bộ môn dược lý) trường Đại học Y khoa Hà Nội đã dựa vào kinh nghiệm nhân dân, nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật thì thấy:

- Dùng nước sắc hoa hiên thời gian Quick giảm rõ rệt, nghĩa là tăng tỷ lệ protrombin toàn phần.

- Cũng như vitamin K, nước sắc hoa hiên có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.

- Tiểu cầu tăng, hồng cầu tăng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.

- Tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập.

- Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.

Công dụng và liều dùng

Dân gian hay dùng lá và hoa hiên nấu canh ăn, dung rễ và nụ hồng làm thuốc. Hoa hiên vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, cầm máu, thông sữa, an thai, lợi tiểu, sáng mắt. Một số nơi dùng lá và hoa hiên làm thuốc chữa chảy máu cam. Lá hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào mùa khác, dùng tươi hay phơi khô.

Theo Đông y, hoa hiên vị ngọt, tính mát, có tác dụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, chảy máu cam.

Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.

Liều dùng hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy củ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau.

Gần đây tại Trung Quốc, có nơi dùng rễ hoa hiên điều trị có kết quả rõ rệt bệnh huyết hấp trùng (sán máu, sán máng - schistosomiase), nhưng với liều cao có thể gây mờ mắt.

Đơn thuốc có hoa hiên dùng trong nhân dân

- Hoa: Từ lâu hoa hiên hầm với thịt gà là món ăn đặc biệt trong mâm cỗ ngày giỗ, tết. Canh hoa hiên có tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, cầm máu, mạch dạ dày, lợi tiểu. Theo Thập tam phương gia giảm của Tuệ Tĩnh, phụ nữ có thai hàng ngày ăn đều đặn canh hoa hiên và uống nước sắc rễ cây gai 30g để chữa động thai. Để cầm máu trong trường hợp chảy máu cam, lấy hoa hiên rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống, dùng bã nút vào lỗ mũi.

- Rễ: cây hoa hiên 15g để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, chắt lấy nước đặc (khoảng một bát), hòa một ít mật ong để uống chữa chứng chảy máu cam do nhiệt,  dùng và rễ hoa hiên giã đắp chữa mụn nhọt.

- Lá: Lá cây hoa hiên dùng tươi cũng có tác dụng cầm máu: Cách chế biến và cách dùng như hoa.

- Chữa kinh nguyệt không đều: hoa hiên 15g, ích mẫu thảo 12g, ngảI cứu 12g, rễ củ gai 20g. sắc uống ngày một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.

- Chữa đái buốt đái rắt: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống liền 5-10 ngày.

- Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Hoa hiên 10g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.

- Chữa mất ngủ: Hoa hiên 12g, lá dâu tằm 20g, lá vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoa hiên phơi khô trong râm, sao qua lửa, hằng ngày hãm uống thay chè.

- Tắc tia sữa: hoa hiên 12g, bồ công anh 40g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.

Chữa chảy máu cam: Lá hoa hiên 15-20g, nấu với 300ml nước, cô còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chú ý: Không dùng  hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc.

Tại Trung Quốc, ngoài rễ cây hoa hiên Hemerocallis fulva ra, người ta còn dùng rễ của nhiều loài Hemerocallis khác như Hemerocallis thunbergii Baker, Hemerocallis citrina Baroni, H. minor Mill. Ở nước ta, tên khoa học chưa được xác định chắc chắn, theo kinh nghiệm loại hoa vàng có tác dụng mạnh hơn loại hoa đỏ.


Hoa hiên còn được gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê-lô, lộc thông, người tày gọi là phắc chăm. Là loại cây thảo có thân rễ ngắn. Rễ củ hình trụ dài xếp thành chùm. Lá hình dải hẹp, dài 40-50cm, rộng 2-4cm, xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, thường gập xuống, gân song song, hai mặt nhẵn cùng màu. Cụm hoa phân nhánh, mọc trên một cán dài bằng lá; hoa to màu vàng cam đến vàng đỏ, bao hoa hình phễu. Cây hoa hiên được trồng làm cảnh ở một vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Dân gian hay dùng lá và hoa hiên nấu canh ăn, dung rễ và nụ hồng làm thuốc. Hoa hiên vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, cầm máu, thông sữa, an thai, lợi tiểu, sáng mắt. Một số nơi dùng lá và hoa hiên làm thuốc chữa chảy máu cam. Lá hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào mùa khác, dùng tươi hay phơi khô.


Một số bài thuốc thường dùng :

tac-dung-chua-benh-cua-hoa-hien-2
 

- Hoa: Từ lâu hoa hiên hầm với thịt gà là món ăn đặc biệt trong mâm cỗ ngày giỗ, tết. Canh hoa hiên có tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, cầm máu, mạch dạ dày, lợi tiểu. Theo Thập tam phương gia giảm của Tuệ Tĩnh, phụ nữ có thai hàng ngày ăn đều đặn canh hoa hiên và uống nước sắc rễ cây gai 30g để chữa động thai. Để cầm máu trong trường hợp chảy máu cam, lấy hoa hiên rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống, dùng bã nút vào lỗ mũi.

- Rễ: cây hoa hiên 15g để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, chắt lấy nước đặc (khoảng một bát), hòa một ít mật ong để uống chữa chứng chảy máu cam do nhiệt,  dùng và rễ hoa hiên giã đắp chữa mụn nhọt.

- Lá: Lá cây hoa hiên dùng tươi cũng có tác dụng cầm máu: Cách chế biến và cách dùng như hoa.

- Chữa kinh nguyệt không đều: hoa hiên 15g, ích mẫu thảo 12g, ngảI cứu 12g, rễ củ gai 20g. sắc uống ngày một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.

- Chữa đái buốt đái rắt: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống liền 5-10 ngày.

- Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Hoa hiên 10g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.

- Chữa mất ngủ: Hoa hiên 12g, lá dâu tằm 20g, lá vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoa hiên phơi khô trong râm, sao qua lửa, hằng ngày hãm uống thay chè.

- Tắc tia sữa: hoa hiên 12g, bồ công anh 40g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.

Chú ý: Không dùng  hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc. 

Hoa Hiên - Hoa Kim Châm và tác dụng

Hoa kim châm còn gọi là hoa hiên ( có lẽ do trồng ngoài hiên cho đẹp), khi nở màu vàng chanh, vị ngọt, được trồng nhiều ở Đà Lạt

tac-dung-chua-benh-cua-hoa-hien-3


Chúng ta vẫn thường mua hoa hiên về nấu canh, nấu lẩu thay đổi khẩu vị gia đình , nhưng mấy ai biết hoa cũng là một dược thảo dùng trong đông y từ lâu.

Tác dụng của hoa hiên:

- Thời tiết nóng, các cháu nhỏ dễ bị chảy máu cam, dùng hoa hiên rửa sạch, giã nát, thêm nước, lọc lấy nước cốt để uống, bã dùng nút vào lỗ mũi. Có nhiều cháu nhỏ bị chứng chảy máu mũi nhiều năm, uống khoảng 10-15 lần khỏi hẳn.
Hoặc dùng rễ cây hoa hiên 15g để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, vắt lấy nước đặc (khoảng một bát), hòa một ít mật ong để uống.
Hoặc dùng hoa kim châm 30g, hấp chín, chia làm 2-3 phần đều nhau. Khi dùng, cho 1 phần vào ly, rót nước sôi vào ngâm, để nguội uống thay nước trà.
Tuy nhiên, nếu lỗ mũi trước đây có bị ngoại thương, hoặc do nội tạng có bệnh, thỉnh thoảng gây ra chảy máu cam, thì dùng cách này sẽ không thích hợp.

- Phụ nữ có thai 3- 4 tháng, nhất là những tháng nắng nóng, dễ bị ảnh hưởng của thời tiết làm cho thai động không yên, dùng hoa hiên, rễ cây gai (loại dùng làm bánh), đều 30g, nấu lấy nước uống thay nước trà.

- Trị viêm tuyến sữa, ít sữa: Hoa kim châm 25g, thịt nạc heo 100g, hành trắng 1 cọng. Cho vào một 1ượng nước thích hợp nấu tới khi thịt heo chín, chia đều làm 2 lần dùng trong ngày, ăn thịt, uống nước, uống liên tục 7 ngày.

- Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, nếu có chứng "bốc hỏa" (lâu lâu thấy có cơn nóng bừng bừng lên, khó chịu): Hoa hiên 10g, lá dâu (tằm ăn) 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.

- Trị mất ngủ: Hoa hiên 30g, cho vào 1 lượng nước vừa phải, nấu trong nửa giờ, cho thêm 1 ít đường phèn, nấu thật sôi, uống trước khi đi ngủ 1 giờ.

- Trị vàng da: Rễ hoa hiên 15g giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống. Y học cổ truyền quan niệm rằng vàng da (hoàng đản) do thấp nhiệt hoặc huyết ứ. Hoa hiên trừ thấp nhiệt nên trị vàng da rất có lý.

- Trị chứng hay chảy máu (chảy máu mũi, xuất huyết dưới da...): Hoa hiên 20g, cá diếc 1 con (200g). Cá diếc để nguyên con còn sống, không đánh vảy, không mổ bỏ ruột, chỉ rửa sạch với nước muối pha hoặc nước pha dấm cho hết nhớt, cho cá vào xoong để luộc với lượng nước vừa phải. Cá chín gỡ lấy thịt cá, bỏ vảy, bỏ ruột, xương cá giã ra và lấy nước luộc cá để lọc lấy nước dùng. Lá hoa hiên rửa sạch thái thật nhỏ. Xào thịt cá với hành và chút dầu ăn, đun sôi nước luộc cá (nước dùng) cho lá hoa hiên (đã thái nhỏ) và cá đã xào vào nấu chín, nêm nếm vừa miệng, ăn cái và uống nước. Cách ngày ăn 1 lần.

- Trị tiểu buốt, tiểu gắt, nước tiểu nóng: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc với 3 chén nước, còn 1 chén, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liên tục 5-10 ngày.

- Trị trĩ nội: Hoa kim châm 30g, cho vào một lượng nước thích hợp nấu 1 giờ. Khi nước sôi, thêm vào một ít đường đỏ, để còn âm ấm, uống trước bữa ăn sáng 1 giờ. Uống liên tục 3-4 ngày.

- Trị trong họng lúc nào cũng thấy như vướng vật gì (mai hạch khí): Hoa hiên 30g, gạo tẻ l00g. Cho hoa vào chảo, thêm một ít dầu, muối, sao lên, nấu chung với gạo đã vo kỹ thành cháo. Cháo chín chia làm 2-3 lần ăn, ăn hết trong ngày.

- Trị trong người nóng nảy bực bội, phiền toái, khó ngủ: Hoa hiên 30g, đường phèn 15g. Hoa hiên rửa sạch thái vụn, sau cho vào nồi đổ nước sắc trong 15 phút, được bắc ra cho đường phèn vào đánh tan. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Những người cao huyết áp, nhất là bệnh do thần kinh căng thẳng, hàng ngày, có thể dùng hoa hiên nấu canh ăn hoặc nấu lấy nước uống có tác dụng khá tốt.

Liều lượng: 15-20 hoa (tươi hoặc khô)/ ngày (1kg khoảng 100 bông)

Liều dùng: 1 lần / ngày (uống bất kỳ lúc nào thuận tiện)

Cách thức: nấu với 250 ml nước trong khoảng 15 phút, khi lượng nước giảm còn 1/2 thì dùng (uống ấm hoặc lạnh đều được). Chỉ uống nước, không cần dùng hoa.

Chú ý: Không dùng Hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc. Dùng Hoa hiên liều cao có thể gây mờ mắt. Những người dạ dày và ruột có thấp nhiệt, thấp độc, không nên dùng.

Vì là một loại rau tươi nên chỉ để được 3 ngày (trong tủ lạnh). Có thể  mua hoa về phơi hoặc sấy khô để dùng lâu.

 

 

Tên khoa học Hemerocallis fulva L.

Thuộc họ Hành tỏi Liliaceae.

Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây:

1. Rễ hoa hiên - hoàng hoa thái căn (Radix Hemerocallitis) là rễ và thân rễ phơi khô của cây hoa hiên.

2.Lá hoa hiên (Folium Hemerocallitis) là lá cây hoa hiên hái tươi mà dùng.

Mô tả cây

Hoa hiên là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6-12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Hoa hiên mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa chảy máu cam. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu. Lá hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào các mùa khác, dùng tươi hay phơi khô, thường dùng tươi.

Tác dụng dược lý

Năm 1964, Ngô Thế Phương (Bộ môn sinh lý) và Dương Hữu Lợi (Bộ môn dược lý) trường Đại học Y khoa Hà Nội đã dựa vào kinh nghiệm nhân dân, nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật thì thấy:

- Dùng nước sắc hoa hiên thời gian Quick giảm rõ rệt, nghĩa là tăng tỷ lệ protrombin toàn phần.

- Cũng như vitamin K, nước sắc hoa hiên có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.

- Tiểu cầu tăng, hồng cầu tăng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.

- Tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập.

- Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.

Công dụng và liều dùng

Hoa hiên mới thấy được dùng trong phạm vi nhân dân.

Theo Đông y, hoa hiên vị ngọt, tính mát, có tác dụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, chảy máu cam.

Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.

Liều dùng hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy củ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau.

Gần đây tại Trung Quốc, có nơi dùng rễ hoa hiên điều trị có kết quả rõ rệt bệnh huyết hấp trùng (sán máu, sán máng - schistosomiase), nhưng với liều cao có thể gây mờ mắt.

Đơn thuốc có hoa hiên dùng trong nhân dân

Chữa chảy máu cam: Lá hoa hiên 15-20g, nấu với 300ml nước, cô còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chú ý

Tại Trung Quốc, ngoài rễ cây hoa hiên Hemerocallis fulva ra, người ta còn dùng rễ của nhiều loài Hemerocallis khác như Hemerocallis thunbergii Baker, Hemerocallis citrina Baroni, H. minor Mill. Ở nước ta, tên khoa học chưa được xác định chắc chắn, theo kinh nghiệm loại hoa vàng có tác dụng mạnh hơn loại hoa đỏ. 










(st)

Comments