Tác dụng chữa bệnh của hoa hòe
(Giúp bạn)
Hoa hoè là một trong những vị thuốc quý và thông dụng ở nước ta, nhưng công dụng và cách dùng Hoa hoè để chữa bệnh ra sao thì không phải ai cũng tường tận.
Theo Dược học cổ truyền, Hoa hoè vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tràng phong tiện huyết (đại tiện ra máu), trĩ huyết (trĩ chảy máu), niệu huyết (tiểu tiện ra máu), huyết lâm (đái ra máu kèm theo cảm giác buốt rắc, bụng dưới trướng đau), băng lậu (băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh), nục huyết (chảy máu mũi hoặc chảy máu ở các khiếu như nhãn nục là chảy máu ở mắt, nhĩ nục là chảy máu ở tai…), xích bạch lỵ (kiết lỵ phân ra màu trắng đỏ xen lẫn nhau), ung thư sang độc (mụn nhọt, viêm loét…) và dự phòng trúng phong.
Nghiên cứu Dược học hiện đại cho thấy: Hoa hoè có các tác dụng nâng cao sức bền thành mạch, cầm máu; kháng khuẩn và chống viêm, chống co thắt cơ trơn ở đường ruột và phế quản; hưng phấn nhẹ và tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình vữa xơ động mạch; lợi niệu, chống phóng xạ, bình suyễn và chống viêm loét.
Hoa hòe được dùng kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa các chứng bệnh:
CAO HUYẾT ÁP
Bài 1: Hoa hoè 25g, Tang ký sinh 25g, Hạ khô thảo 20g, Cúc hoa 20g, Thảo quyết minh 20g, Xuyên khung 15g, Địa long 15g, sắc uống. Nếu mất ngủ gia thêm Toan táo nhân sao 15g, Dạ giao đằng 25g; đau ngực gia Đan sâm 20g, Qua lâu nhân 25g; có cơn đau thắt ngực gia Huyền hồ sách 12g, Phật thủ 20g, Bột tam thất 7,5g; di chứng tai biến mạch não gia Ngưu bàng tử 25g, Câu đằng 30g; vữa xơ động mạch gia Trạch tả 20g.
Bài 2: Hoa hoè 15g, Cát căn 30g, Sung uý tử 15g, sắc uống. Nếu đau tức ngực gia thêm Đan sâm 30g, Hà thủ ô 30g; hồi hộp trống ngực và mất ngủ gia Toan táo nhân 15g; tê tay chân gia Sơn tra 30g, Địa long 10g; tiểu đêm nhiều lần gia Sơn thù 10g, Nhục dung 15g.
ĐẠI TIỆN RA MÁU
Bài 1: Hoà hoè, Trắc bá diệp, Kinh giới tuệ và Chỉ xác, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm.
Bài 2: Hoa hoè sống và sao mỗi thứ 15g, Chi tử 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g.
Bài 3: Ruột già lợn 1 đoạn, rửa sạch, nhét đầy bột Hoa hoè vào trong, buộc kín hai đầu, đem sao với giấm gạo cho khô rồi tán bột, vê viên to bằng hột nhãn, uống mỗi lần 1 viên với rượu ngâm Đương quy.
Bài 4: Hoa hoè 60g, Địa du 45g, Thương truật 45g, Cam thảo 30g, sao thơm sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g.
Bài 5: Hoa hoè 15g, quả Hoè 15g, Hoạt thạch 15g, Sinh địa 12g, Kim ngâm hoa 12g, Đương quy 12g, Hoàng cầm 10g, Hoàng liên 10g, Hoàng bá 10g, Thăng ma 6g, Sài hồ 6g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 3g, sắc uống. Nếu chảy máu nhiều gia thêm Kinh giới 10g, Địa du 15g, Trắc bá diệp sao đen 15g; thể trạng hư yếu gia Đẳng sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Hoài sơn 15g; thiếu máu nhiều gia Hoàng kỳ 15g, Thục địa 12g.
ĐI TIỂU RA MÁU
Hoa hoè sao 30g, Uất kim 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g để chữa niệu huyết; Hoa hoè sao quá lửa, tán bột, uống mỗi lần 3g để trị huyết lâm.
BĂNG HUYẾT, KHÍ HƯ
Hoa hoè lâu năm 30g, Bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9 – 12g với rượu ấm để chữa băng huyết; Hoa hoè sao, Mẫu lệ nung, lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư màu trắng).
LỴ
Hoa hoè sao 9g, Bạch thược sao 9g, Chỉ xác 3g, Cam thảo 1,5g, sắc uống.
CHẢY MÁU CAM
Bài 1: Hoa hoè và Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, nửa sống nửa sao, tán bột, mỗi lần lấy một ít thổi vào lỗ mũi.
Bài 2: Hoa hoè phơi âm can, tán bột, rắc lên lưỡi có thể chữa chảy máu lưỡi (thiệt nục).
VIÊM LOÉT
Hoa hoè 15g, Kim ngân hoa 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi. Với tổn thương viêm loét về mùa hạ có thể dùng Hoa hoè 60g sắc đặc rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi lên nơi bị bệnh nhiều lần trong ngày.
LAO HẠCH CỔ
Hoa hoè 2 phần, Gạo nếp 1 phần, sao vàng, tán bột, mỗi sáng sớm uống 10g khi bụng còn đói, chú ý khi dùng thuốc không được ăn đường.
BỆNH NGOÀI DA
Hoa hoè sống 30g, Thổ phục linh 30g, Cam thảo 9g, sắc hoặc hãm uống thay trà hàng ngày.
VIÊM TUYẾN VÚ CẤP TÍNH
Hoa hoè sao vàng, tán bột, mỗi ngày uống 15g với rượu vàng pha loãng nửa rượu nửa nước.
Hoa hoè tính hơi lạnh nên những người tỳ vị hư hàn biểu hiện bằng các triệu chứng như hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát… thì không được dùng vị thuốc này, nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.
Hoa hòe vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, làm mát và cầm máu . Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh chảy máu như đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, băng huyết… Ngoài ra, hoa hoè còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Công dụng của Hoa Hòe
Hoa hoè vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết, thường được dùng để chứa các chứng bệnh như đại tiện ra máu, trĩ chảy máu, tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu mũi...
Theo Đông y, hoa hoè vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết, thường được dùng để chứa các chứng bệnh như đại tiện ra máu, trĩ chảy máu, tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu mũi... Dưới đây là các cách dùng hoa hòe trị trĩ.
Uống:
Hoa hòe 12g,
Trắc bá than 12g,
Kinh giới 8g,
Chỉ xác 12g
Tán bột mịn uống với nước sôi nguội hoặc làm thang uống.
Hoặc
Hoa hoè 50g,
Hoa kinh giới 50g,
Hai thứ đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước cơm hoặc nước cháo.
Công dụng: Thanh nhiệt tán phong, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ viêm loét chảy máu, sa niêm mạc trực tràng xuất huyết.
Canh:
Hoa hoè tươi 250g,
Thịt gà 150g,
Cà chua 25g,
Tỏi 25g,
Lòng trắng trứng gà 1 quả,
Bột mỳ,
Rau mùi,
Giấm,
Dầu thực vật
Gia vị vừa đủ.
Hoa hoè rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo nước; Thịt gà loại bỏ gân thái chỉ rồi đem ướp với gia vị, lòng trắng trứng và bột mỳ; Rau thơm thái nhỏ, cà chua thái chỉ. Đổ dầu thực vật vào chảo, đun nóng già rồi cho thịt gà hoa hoè vào đảo đều, khi gần chín cho cà chua vào đun thêm một lát là được, đổ ra đĩa, rải rau mùi lên trên, ăn nóng.
Công dụng: Tư âm ích khí, lương huyết giáng áp, dùng để chữa trĩ xuất huyết, đau mắt đỏ, cao huyết áp.
Chiên:
Hoa hoè tươi 250g,
Trứng gà 3 quả,
Thịt hun khói 20g,
Hạt đậu Hà Lan luộc chín một ít,
Hành củ,
Mỡ lợn
Gia vị vừa đủ.
Hoa hoè rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo nước; Thịt hun khói thái vụn; Trứng gà đập ra bát, cho gia vị, thịt hun khói và hoa hoè vào quấy đều. Đặt chảo lên bếp, bỏ mỡ lợn vào đun nóng và phi hành cho thơm rồi cho trứng gà và hoa hoè vào tráng chín, ăn nóng.
Công dụng: Tư âm nhuận táo, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
Hầm:
Hoa hoè tươi 50g,
Thịt lợn nạc 120g,
Gia vị vừa đủ.
Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị rồi đem hầm với hoa hoè, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Tư âm nhuận táo, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết do nhiệt thịnh.
Ngâm:
Hoa hoè 60g
Sắc kỹ lấy nước, chia 2/3 uống và 1/3 dùng để ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 1 thang.
Công dụng: Thanh nhiệt tả hoả, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ sa ra ngoài, sưng đau.
Thông tin khoa học về hoa hòe
Tên khác:
Hòe Thực (Bản Kinh), Hòe Nhụy (Bản Thảo Đồ Kinh), Hòe nhụy (Bản Thảo Chính), Thái dụng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hoà trần mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hòe hoa thán, Hòe mễ thán, Hòe nga, Hòe giao, Hòe nhĩ, Hòe giáp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Hòe hoa, cây Hòe, Hoa hòe
Tác dụng:
+ Lương (làm mát) Đại trường nhiệt (Y Học Khải Nguyên).
+ Lương đại trường, sát cam trùng (Bản Thảo Chính).
+ Tiết Phế nghịch, tả Tâm hỏa, thanh Can hỏa, kiên Thận thủy (Y Lâm Toản Yếu).
+ Lương huyết, chỉ huyết, thanh lợi thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+ Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết (Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị năm loại trĩ, tâm thống, măt đỏ, trừ giun sán và nhiệt trong bụng, trị phong ngoài da, trường phong hạ huyết, xích bạch lỵ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Sao thơm, ăn được nhiều trị mất tiếng, họng đau, thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu mũi (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Trị tiểu đường và võng mạc mắt viêm (Đông Kinh Dược Vật Chí).
Liều dùng: 8-20g/ngày.
Kiêng kỵ:
+ Không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt (Trung Dược Học).
+ Bệnh do hư hàn, không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản: Dễ bị mốc. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị chảy máu không cầm: Hòe hoa, Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, để nửa sống nửa sao, tán bột thổi vào (Phổ Tế Phương).
+ Trị thổ huyết không cầm: Hòe hoa đốt tồn tính, bỏ vào một tý Xạ hương vào, trộn đều. Mỗi lần dùng 12g uống với nước gạo nếp (Phổ Tế Phương).
+ Trị lưỡi chảy máu không cầm: Hòe hoa tán bột, xức vào (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Trị ho ra máu, khạc ra máu: Hòe hoa sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước gạo nếp, cúi ngửa một lát thì đỡ (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Trị tiểu ra máu: Hòe hoa sao, Uất kim (nướng), mỗi thứ 1 lượng tán bột lần 8g với nước sắc Đậu xị (Bí Tàng Phương).
+ Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Kinh giới tuệ, các vị bằng nhau tán bột, uống lần 4g với rượu (Kinh nghiệm phương), hoặc dùng Trắc bá diệp 3 chỉ, Hòe hoa 6 chỉ sắc uống hàng ngày (Tập giản phương).
+ Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Chỉ xác, các vị bằng nhau sao tồn tính tán bột, lần uống 8g với nước (Tụ Trân Phương).
7- Trị sốt cao đột ngột tiêu ra máu: Ruột heo sống 1 cái rửa sạch phơi khô, lấy Hòe hoa sao tán bột bỏ đầy vào trong ruột heo, lấy giấm gạo ngâm trong hũ sành nấu chín, làm viên bằng hạt đạn lớn phơi nắng, mỗi lần uống 1 viên lúc đói với rượu ngâm Đương quy (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị đi tiêu ra máu do độc của rượu: Hòe hoa nửa sống nửa sao 40g, Sơn chi tử 20g, tán bột uống lần 8g với nước (Kinh Nghiệm Lương Phương).
+ Trị lỵ ra máu, trĩ ra máu: Hòe hoa sao, tán bột, mỗi lần uống 12g với rượu, ngày uống 3 lần hoặc dùng vỏ trắng của cây Hòe hoa sắc uống (Phổ tế phương).
+ Trị rong kinh không cầm: Hòe hoa sao tồn tính, mỗi lần uống 8~12g với rượu nóng trước khi ăn (Thánh Huệ Phương).
+ Trị băng huyết không cầm: Hòe hoa 120g, Hoàng cầm 80g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với một chén rượu (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
+ Trị trúng phong mất tiếng: Hòe hoa sao, sau canh ba nằm ngửa nhai nuốt (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị ung thư phát bối, nhiệt độc ở trong người, hoa mắt, đầu váng, miệng khô, lưỡi đắng, hồi hộp, lưng nóng, tay chân tê, có sưng ở sau lưng: Hòe hoa một mớ, sao cho thành mầu nâu đen, ngâm với một chén rượu con, lúc rượu còn đang nóng thì uống, nếu chưa đỡ, uống tiếp, sau khi uống thì nhọt sẽ nhúm mủ lại (Bảo Thọ Đường Phương).
+ Trị trĩ ngoại: Hòe hoa sắc rửa nhiều lần và uống thì sẽ teo lên (Tập Giản Phương).
+ Trị độc nhọt lở sưng tấy, tất cả các loại ung nhọt phát bối, chẳng kể là có mủ hay chưa, nhưng có tấy sưng nóng đau: Hòe hoa sao qua, Hạch đào nhân đều 80g, Dấm 1 chén sắc uống. Nếu chưa đỡ thì uống 2 -3 lần, đã vỡ mủ thì uống 1 -2 lần thấy hiệu quả (Y Phương Trích Yếu Phương).
+ Trị phát bối tán huyết: Hòe hoa, Bột đậu xanh, mỗi thứ 40g sao như màu ngà voi, tán bột, dùng 40gTế trà sắc còn 1 chén, để ngoài sương một đêm, lấy 12g phết vào, chừa lỗ cho ra mủ (Nhiếp Sinh Diệu Dụng Phương).
+ Trị băng huyết, hạ huyết: Hòe hoa 40g, Tông lư thán 8g, Muối 1 ít, sắc với 3 chén nước còn nửa chén, uống (Trích Huyền Phương).
+ Trị bạch đới không dứt: Hòe hoa (sao), Mẫu lệ nung, các vị bằng nhau tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu (Trích Huyền Phương).
+ Trị độc dương mai và độc do dương minh tích nhiệt gây ra, dùng Hòe hoa 4 lượng sao qua bỏ vào 2 chén rượu sắc uống nóng, người bị hư hàn thì cấm dùng (Tập Giản Phương).
+ Trị thổ huyết: Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Tranh (Mao căn) (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trường phong hạ huyết: Hòe hoa, Trắc bá (đốt cháy), Chỉ xác đều 12g, Kinh giới 8g. Tán bột uống với nước hoặc làm thang tể. (đại tiện ra máu) (Hòe Hoa Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị huyết áp cao: Hòe hoa, Hy thiêm thảo, mỗi thứ 20 ~ 40g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Sophora japonica Linn.họ Fabaceae.
Mô tả:
Cây cao 7-10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15-25cm, lá chét 7-15 phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3-6cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài 15-30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1-6 hạt màu đen hình thận.Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành.
Phân biệt:
Hoa hòe thường cánh hoa đã rơi rụng, nếu còn nguyên thì có 5 cánh hoa, mầu trắng vàng, rất mỏng, trong số đó hai cánh hoa tương đối to, hình gần tròn, đỉnh hơi lõm, cuộn lật ra phía ngoài, các cành hoa khác thì hình tròn dài. Phía dưới các cánh hoa có đài hoa hình chuông mầu lục. Giữa kẽ cánh hoa có các nhụy mầu vàng nâu, giống như những sợi râu và một nhụy hình trụ nhưng uốn cong. Chất nhẹ, khi khô dễ bị vụn nát, không mùi, vị hơi đắng.
Thu hái, sơ chế:
Vào mùa hè khi hoa sắp nở, Quả chín, thu hái trước hoặc sau tiết Đông chí phơi khô dùng. Hoa phải hái lúc còn nụ mới. Phơi hoặc sấy khô. Thứ hoa đầu sắp nở nhưng chưa nở, nguyên vẹn, không vụn nát, mầu vàng, không tạp chất là loại tốt.
Phần dùng làm thuốc:
1- Nụ hoa (Flos sophorae Japonicae).
2- Quả (Fructus sopharae Japonicae) Xem: Hòe Thực.
Mô tả dược liệu:
Hoa hòe khô biểu hiện hình viên chùy ở búp, nhỏ dần ở bộ phận cuống, hoa, hơi cong, đài búp hoa hình chuông màu vàng lục chiếm cứ hầu hết cả búp hoa, trước mút búp chia làm 5 đường khe cạn, cánh hoa chưa được trưởng thành búp lại biểu hiện hình trứng tròn, bên ngoài màu vàng đỏ, toàn thể dài chừng 3,2m -10mm, chất nhẹ, hơi có khí vị đặc biệt. Nụ hoa màu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn lộn cuống lá, tạp chất là thứ tốt.
Bào chế:
1- Dùng Hòe hoa phải dùng vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt. Khi dùng vào thuốc thì sao vàng để dùng.
2- Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính 7/10, để cầm máu (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, hoặc sao cháy th&agrav