Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
(Giúp bạn)
Với hương vị thơm ngon và ngọt ngào, những trái dứa ngát hương không chỉ là một trái cây tốt mà còn có những tác dụng không ngờ với sức khỏe.
Là trái cây bổ dưỡng
Dứa cùng với nhiều loại trái cây khác rất bổ dưỡng với sức khỏe con người. Trong dứa không có cholesterol, lại giàu chất xơ, các enzym tiêu hóa, vitamin C, canxi và kali.
Nếu không muốn măm trực tiếp những trái dứa tươi thơm ngát, bạn có thể làm smoothies, điểm dứa trên bánh pizza, làm kem dứa, salad dứa....cho cả gia đình vào bất kể mùa nào trong năm.
Kích thích tiêu hóa
Được biết, các enzym bromelain có trong dứa giúp kích thích tiêu hóa. Bên cạnh đó dứa cũng được coi là thực phẩm làm giảm bớt buồn bã, tốt cho dạ dày và giảm chứng ợ nóng.
Tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng lợi
Với nguồn vitamin C dồi dào cùng các chất khoáng như can-xi, kali, chất xơ, brôm, i-ốt và phốt-pho, các enzim... dứa còn đóng góp hữu hiệu trong quá trình phát phát triển của xương, sụn, răng lợi.
Dứa rất giàu mangan - một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô liên kết. Chỉ cần một cốc nước ép dứa hằng ngày, bạn có thể được hưởng những lợi ích của dứa đến sự phát triển xương cho những người trẻ và tăng cường sức mạnh của xương cho những người già.
Tăng cường sức đề kháng cơ thể
Vitamin C có trong dứa luôn được coi là một loại thuốc tự nhiên cung cấp cho bạn một sức đề kháng tốt cho sức khỏe. Măm dứa hằng ngày còn giúp cơ thể tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
Liều thuốc chống ho và cảm lạnh
Khi bạn bị ho và cảm lạnh, nhiều người thường tìm cách tăng cường vitamin C cho cơ thể bằng cách uống nước cam. Vậy tại sao bạn lại không cân nhắc đến việc ăn dứa nhỉ?
Những lợi ích của dứa khi bạn bị cảm lạnh hay ho giống hệt như những lợi ích của nước cam. Và ngoài ra dứa còn có một lợi ích bổ sung nữa là bromelain được tìm thấy trong dứa giúp ngăn chặn ho và nới lỏng niêm dịch.
Tác dụng khác của dứa
Dứa là một loại hoa quả giàu dinh dưỡng vì thế đặc biệt tốt cho những người thiếu máu hoặc đang trong quá trình hồi phục sức khỏe nếu thường xuyên ăn dứa.
Những người muốn giảm béo cũng nên dùng dứa thường xuyên vì cùng với bưởi, dứa là thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể.
Bên cạnh đó, những vitamin C trong dứa có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại gây bệnh sâu răng.
Ăn nhiều dứa sẽ gây rát lưỡi, xót môi. Dứa cũng giàu axit oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Ăn nhiều dứa sẽ gây rát lưỡi, xót môi. Dứa cũng giàu axit oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương càng nên hạn chế dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
Lợi ích của quả dứa
Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn: Nguyên nhân là bởi vì, dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, dễ chuyển dạ.
Quan niệm sai lầm về ăn dứa khi mang bầu: Có ý kiến cho rằng, ăn dứa sẽ gây nóng trong, dễ làm hỏng thai hoặc nếu người mẹ ăn dứa thì em bé sau khi chào đời sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học khuyến cáo, thông tin trên là thiếu cơ sở. Thai phụ không nhất thiết phải kiêng dứa (mà nên sử dụng hợp lý).
Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến những cơn stress. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.
Dứa cũng an toàn với phụ nữ đang cho con bú.
Bà bầu có thể bị dị ứng dứa
Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: bạn bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở…
Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa: Sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10-30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, bạn nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không cò
Dứa rất tốt cho tiêu hóa Những tác dụng tuyệt vời từ quả dứa
Dứa là thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể.
Quả rất giàu các chất khoáng như can-xi, kali, chất xơ, brôm, i-ốt và phốt-pho, các enzim, đặc biệt rất giàu vitamin C. Chính vì thế, dứa là thực thẩm giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.
Brôm, một loại enzin phân giải là yếu tố quan trọng tạo ra giá trị của quả dứa. Đó là lý do dứa giúp tiêu hóa protein một cách dễ dàng hơn. Brôm cũng được coi là một chất chống viêm nhiễm.
Mỗi ngày một cốc dứa tươi sẽ cung cấp cho bạn gần 75% lượng mangan yêu cầu hàng ngày.
Dứa tươi cũng giàu vitamin C. Ngoài tác dụng là chất chống ô-xi hóa, vitamin C còn góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xương, sụn, răng và lợi. Hơn nữa, loại vi chất này còn giúp chúng ta có sức đề kháng tốt hơn, tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
Dứa giàu mangan, một khoáng chất quan trọng để phát triển xương và các mô liên kết.
Đặc biệt, các nhà khoa học còn cho biết dứa rất tốt cho tiêu hóa. Theo họ, dứa là một loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng, những người thiếu máu hoặc đang trong quá trình hồi phục sức khỏe nên thường xuyên ăn dứa. Vì dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chống lão hóa và tốt cho dạ dày.
Những người muốn giảm béo cũng nên dùng dứa thường xuyên vì cùng với bưởi, dứa là thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể.
Với những công dụng tuyệt vời như thế này, dứa hẳn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mọi nhà, đặc biệt là phái đẹp.
Dứa chữa bệnh nhưng cũng dễ gây bệnh
Dứa rất giàu vitamin B1, B2, C, PP, Caroten, acid hữu cơ và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho… Đặc biệt, trong dứa có bromelin - một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin, có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Ở độ pH 3,3, bremelin tác dụng như pepsin (men tiêu hóa protein của dịch vị), ở pH 6 thì như trypsin (men tiêu hóa protein của dịch tụy). Do đó, sau những bữa ăn có nhiều thịt, nên ăn tráng miệng bằng một vài miếng dứa cho dễ tiêu hóa.
Toàn bộ cây dứa từ lá, quả… đều có bromelin nhưng tập trung nhiều nhất trong lõi quả. Bromelin chịu được nhiệt độ cao, ở pH 3,5 sau khi đun 1 giờ vẫn còn hoạt tính. Trong nhân dân, người ta thường băm một ít dứa ướp vào thịt gia súc già, dai (trâu, bò, lợn…) 30-40 phút, rồi mới đem xào nấu, thịt sẽ rất mau mềm, ăn dễ tiêu hóa. Nghành công nghiệp thực phẩm cũng dùng bromelin làm mềm thịt (tác dụng của bromelin còn mạnh hơn papain của đu đủ) và để thúc đẩy quá trình thủy phân protein trong sản xuất nước chấm.
Dứa có khả năng giải khát, sinh tân dịch và tiêu thực. Dân gian dùng nõn lá dứa non đem sắc uống (hoặc giã ép lấy nước) làm thuốc chữa sốt; quả dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày để chữa huyết áp cao… Đặc biệt, nhiều người dùng quả dứa chín chữa bệnh sỏi thận có hiệu quả: Lấy một quả dứa chín để nguyên vỏ, khoét ở cuống quả một lỗ nhỏ, lấy 7-8 g phèn chua giã nhỏ nhét vào, dùng thân dứa vừa khoét đậy lại, đem nướng trên than hồng (hoặc vùi vào lửa) cho cháy xém hết vỏ, thịt quả chín mềm, để nguội vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống nước của 1 quả, sỏi thận sẽ bị bào mòn dần và tan hết, nếu sỏi nhỏ thì có thể tiểu tiện ra được.
Dứa với y học hiện đại
Từ 1963, bromelin của dứa đã được dùng vào điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa dạ dày, ruột. Bromelin làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, bôi lên nơi tổn thương (vết thương, vết bỏng, vết mổ) làm sạch các mô hoại tử, mau lành sẹo. Bromelin phối hợp với thuốc kháng sinh trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn sẽ làm tăng hiệu quả kháng sinh, phối hợp với một số thuốc điều trị hen (theophyllin, ephedrin…) làm tăng tác dụng chống hen. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên tạp chí y học Anh cho biết, qua thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã nhận thấy bromelin làm giảm hơn 50% dấu hiệu viêm phổi đối với bệnh hen, và liều lượng càng cao thì hiệu quả càng được cải thiện.
Bromelin còn có tác dụng làm giảm di căn của các bệnh ung thư, liều dùng 200-300 mg/kg thể trọng kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị. Trong công nghiệp dược phẩm, người ta sử dụng các phế liệu của nhà máy chế biến dứa (vỏ, lõi dứa) để chiết suất bromelin. Nhiều hãng dược phẩm châu Âu đã đưa bromelin trong thành phần thuốc.
Từ thịt quả dứa xay hoặc giã nát, người ta còn dùng làm mặt nạ (đắp lên mặt) nhằm lột nhẹ lớp tế bào sừng phía ngoài, bộc lộ lớp da non phía trong mịn màng và trắng hơn.
Cẩn thận khi dùng dứa
Vì dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên: những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong. Sau khi ăn dứa 30-60 phút, họ thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay. Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.
Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong. Vì thế, trong nhân dân, người ta còn cho là nạn nhân ăn phải dứa có nọc rắn phun. Thực ra, thủ phạm là một loại vi nấm có độc tính cao. Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để dưới đất, vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH acid, là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.
Để phòng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn. Và không ăn nhiều dứa khi đang đói.
Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng. Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men dứa giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.
quả dứa - tinsuckhoe.comTuy nhiên, có một số người sau khi ăn dứa xuất hiện dị ứng "ngộ độc dứa": Thường sau 15 phút hoặc 1 giờ, bệnh nhân thấy đau bụng, buồn nôn, đi lỏng, đồng thời có các biểu hiện mẫn cảm như đau đầu, chóng mặt, mẩn đỏ da, ngứa toàn thân, tay chân và lưỡi cứng đờ, nghiêm trọng hơn có thể ngất đột ngột. Do đó, những người bị dị ứng dứa không được ăn. Trước khi ăn, có thể làm cho một phần axít hữu cơ bị phân giải trong nước muối, làm giảm nguy cơ ngộ độc dứa. Dứa sau khi xát muối ăn đậm đà, ngọt ngào hơn.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng dứa:
- Viêm ruột, tiêu chảy: Lá dứa 30 gam sắc uống.
- Cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.
- Viêm thận: Dứa quả 60 gam, rễ cỏ tranh tươi 30 gam, sắc uống thay nước chè.
- Rối loạn tiêu hóa: Dứa 1 quả, quýt 2 quả, ép lấy nước uống.
- Viêm phế quản: Dứa quả 120 gam, mật ong 30 gam, lá tỳ bà 30 gam, sắc uống.
(st)