Thuốc tránh thai và những lầm tưởng nguy hiểm

15:22 14/04/2015

(Giúp bạn)Thuốc tránh thai là lựa chọn của chị em phụ nữ để ngăn ngừa nguy cơ "dính bầu" ngoài mong muốn. Nhưng không phải ai trong số họ cũng biết cách thực hiện để đạt hiệu quả như ý.

Theo VietNamNet, kết quả một cuộc khảo sát mới đây của tổ chức từ thiện FPA vì sức khỏe tình dục của cộng đồng, 59% phụ nữ biết rất ít về việc tránh thai khẩn cấp. Trong khi đó, 12% nói họ không biết nhiều và 3% khác thậm chí thừa nhận không hay biết gì về cách tránh nguy cơ "dính bầu" sau cuộc "yêu" không an toàn.

Cũng theo VnExpress, khoảng 50% XX sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp có cảm giác buồn nôn; khoảng 20% với XX sử dụng thuốc Levonorgestrel; khoảng 6-7% với XX sử dụng thuốc Mifepristone có tỉ lệ thấp nhất.

Cuộc khảo sát đối với hàng ngàn phụ nữ trong độ tuổi từ 16 - 54 tuổi cũng hé lộ một số xu hướng đáng lo ngại liên quan đến những lầm tưởng phổ biến của chị em về cách tránh thai khẩn cấp.

-1

Những giải đáp của các chuyên gia về những lầm tưởng về thuốc tránh thai cấp tốc:

1. Thuốc uống tránh thai là giải pháp duy nhất

Ngoài các viên thuốc uống tránh thai khẩn cấp, bạn còn có thể cấy vòng tránh thai (IUD) khẩn cấp. Đây là một dụng cụ chuyên dụng nhỏ, bằng chất dẻo và đồng, có thể cấy vào tử cung của người phụ nữ tới 5 ngày sau khi "quan hệ" không an toàn. Bạn có thể chọn giữ vòng IUD như giải pháp tránh thai thường xuyên trong khoảng từ 5 - 10 năm.

2. Thuốc tránh thai khẩn cấp cần sự chỉ định của bác sĩ

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 1/3 phái yếu tin rằng, họ cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mới được dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, trong thực tế, họ có thể mua các thuốc tránh thai khẩn cấp đủ điều kiện lưu hành ở hầu hết các hiệu bán thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.

3. Tránh thai khẩn cấp cũng giống nạo phá thai

Các nghiên cứu y khoa và các cơ quan luật pháp đã nêu rõ rằng, đây là một cách phòng ngừa nguy cơ "dính bầu" và không được coi là nạo, phá thai. Do nạo, phá thai là một cách chấm dứt việc đang mang bầu và có thể chỉ diễn ra sau khi trứng đã thụ tinh bám dính được vào tử cung, nên nó hoàn toàn khác biệt với việc tránh thai khẩn cấp

4. Thuốc phải uống trong vòng 24 giờ sau khi "quan hệ" không an toàn
Hai loại thuốc tránh thai khẩn cấp hiện có trên thị trường vẫn có tác dụng dù được uống tới 3 - 5 ngày sau cuộc "yêu" không an toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người phụ nữ uống thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm, việc ngăn ngừa "dính bầu" càng hiệu quả

5. Không thể dùng thuốc tránh thai khẩn cấp hơn 1 lần trong cùng kỳ kinh

Một loại thuốc tránh thai khẩn cấp có tên gọi Levonelle cho phép các chị em dùng nhiều lần trong một kỳ kinh theo ý muốn. Tuy nhiên, một loại thuốc tránh thai khác có tên ellaOne được khuyến cáo không nên dùng quá 1 lần trong cùng kỳ kinh hoặc cùng thời điểm với Levonelle. Các chị em cần lưu ý là họ còn các biện pháp tránh thai khác sẵn có để thay thế.

6. Phụ nữ không thể cho con bú khi đã uống thuốc khẩn cấp

Hầu hết các chuyên gia đều khuyến nghị chị em tránh cho con bú trong 1 tuần sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp ellaOne. Tuy nhiên, thuốc Levonelle vẫn an toàn cho chị em đang cho con bú sử dụng.

7. Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây vô sinh

Gần 2/3 số phụ nữ được hỏi tin rằng, họ có thể bị vô sinh do sử dụng nhiều lần thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc lặp đi lặp lại có thể phá hủy chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên của chị em, nhưng sẽ không khiến họ vô sinh.

Tuy nhiên cũng phải đề phòng những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp như buồn nôn, tử cung ra máu bất thường, kì kinh thay đổi hoặc đau ngực, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi…

Nên đọc
-2 Cảnh báo bệnh lý từ màu nước tiểu
-3 Trẻ chấn thương mắt: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
-4 Nghịch bẩn giúp trẻ sống khỏe mạnh hơn
-5 Rửa tay quá nhiều có thể là biểu hiện của bệnh OCD

Theo GDVN

Comments