Tìm hiểu về chứng đau chân và cách chữa trị
(Giúp bạn)Thường thì những hiện tượng co thắt cơ bắp ở vùng đầu gối, bàn chân và bắp chân như thế này rất ít khi biểu hiện rõ rệt ra ngoài. Và mặc dù nguy cơ mắc bệnh này ở những người lớn tuổi thường cao hơn, nhưng trường hợp xảy ra ở người trẻ cũng không hiếm. Vì vậy, trong bài viết này hãy cùng Stylist.vn tìm hiểu về chứng bệnh này.
- 1
Nguyên nhân:
• Đau chân xuất hiện có thể do một cơ trơn nào đó trong cơ thể bị co thắt, cơ bị mỏi, đi bộ, tập thể dục quá nhiều, thần kinh căng thẳng và máu ứ đọng gây nên sưng tấy, hay do quá trình tuần hoàn máu ở đầu gối, hông và bàn chân không bình thường.
• Thiếu nước, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thức ăn thiếu canxi, vitamin và các loại khoáng chất như kali – khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể và sự phát triển của xương ở trẻ nhỏ.
• Mô phát triển bất thường, stress, tổn thương thần kinh. Làm việc quá sức khiến cơ thể mỏi mệt và mất năng lượng.
• Sử dụng quá liều các loại thuốc uống, nồng độ cholesterol thấp, mỏi cơ, viêm khớp, đau xương, tiểu đường, béo phì, các vấn đề liên quan đến hormone, đau dây thần kinh, viêm da và xương, sưng tấy.
- 2
Các triệu chứng:
Các triệu chứng thường thấy ở chứng đau chân là cơ bị co thắt, đau ở đầu gối, hông và bàn chân, thiếu máu và khi người bệnh vận động quá sức, cơ bắp sẽ bị đau.
Chế độ dinh dưỡng và luyện tập dành cho người đau chân:
• Uống đủ nước, từ đó giúp làm dịu các chứng co thắt cơ bắp cũng như đau chân. Trước khi thực hiện các bài tập ở phòng gym, đi bộ, bạn nên bổ sung nước cho cơ thể.
• Uống nước trái cây để duy trì sự cân bằng cho cơ thể và tinh thần.
• Sử dụng sữa, các chế phẩm từ sữa như pho mát, đậu nành, rau xanh, thực phẩm chứa nhiều canxi, kali. Những khoáng chất này sẽ giúp xương chắc khỏe đồng thời giảm đau chân.
• Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với rau xanh, cà rốt, mía, các loại hạt, chuối, giá đỗ, táo, cam, nho và củ cải đường.
• Thường xuyên tập thể dục và yoga nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh và trí óc minh mẫn. Ngoài ra, những bài tập này còn giảm đau chân, stress và điều hòa hơi thở.
• Thực hiện các bài tập giãn cơ chân để thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm co thắt cơ chân.
• Trong yoga, tư thế asana rất thích hợp cho những ai muốn điều trị đau chân, đau khớp, hông. Các bài tập thở sẽ ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ cơ thể. Trong khi đó, các bài tập thư giãn trí óc lại giúp bạn đối phó với vấn đề về cân nặng, các vấn đề về tuyến giáp, thận và rối loạn gan.
- 3
Liệu pháp chữa trị:
• Tắm nước ấm có pha muối Epsom. Muối Epsom có chứa magie làm giảm đau chân hiệu quả. Ngoài ra, các bệnh nhân bị viêm khớp cũng nên sử dụng loại muối này.
• Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn có thời gian hồi phục năng lượng cơ thể, từ đó hạn chế việc bị đau chân.
• Dấm giúp giảm đau chân, giảm cân, đau ngực, đau khớp và khó thở. Nhúng một miếng vải vào dấm, rồi thoa lên vùng khớp, bàn chân và những nơi bị đau.
• Ăn các loại đậu vỏ cứng.
• Massage chân bằng miếng thấm nóng, hoặc massage với các loại dầu như dầu mù tạc, dầu dừa. Massage với dầu nóng thường xuyên theo chiều hướng xuống. Dãn chân nhẹ nhàng rồi massage cơ bị đau bằng dầu nóng. Liệu pháp này sẽ giảm đau khớp, gối, lòng bàn chân, bắp chân và hông.
• Ngoài ra, lá methi cũng có tác dụng chữa trị đau chân rất hiệu quả. Trước tiên phơi khô lá methi dưới ánh nắng mặt trời trong 4 đến 5 ngày, trộn với một ly nước rồi dùng hỗn hợp này mỗi sáng.
• Dùng nước đá chà chân sẽ giúp thư giãn cơ.
• Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt hay đau chân thì hãy thử tắm với nước ấm.
• Tránh uống rượu, bia, ăn thức ăn nhiều đường, hút thuốc.