Tương tác giữa thuốc và thức ăn
(Giúp bạn)Trong một số trường hợp, thức ăn thậm chí còn làm thay đổi tác dụng dược lý và độc tính của thuốc...
Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, vấn đề tương tác giữa thuốc và thức ăn cần được quan tâm một cách sâu sắc bởi vì thức ăn và đồ uống có thể ảnh hưởng đến dược động học của thuốc do thức ăn làm thay đổi mức độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của hoạt chất.
Thậm chí trong một số trường hợp, thức ăn và đồ uống còn làm thay đổi tác dụng dược lý và độc tính của thuốc.
+ Các loại thuốc kích thích sự bài tiết dịch vị tiêu hóa như: rượu bổ khai vị, các thuốc điều trị thay thế men tiêu hóa như: pepsin, các enzyme tuyến tuỵ như: pancreatin nên uống trước khi ăn chừng 10 - 15 phút.
+ Các loại thuốc vitamin, muối khoáng được thức ăn làm tăng hấp thu nên uống ngay trước bữa ăn vì bản thân thức ăn cũng là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng.
Thức ăn có thể làm ảnh hưởng đến dược động học của thuốc
+ Đối với một số thuốc kháng sinh không bị thức ăn làm giảm hấp thu mà lại kích ứng mạnh đường tiêu hóa cũng cần uống và lúc ăn như các kháng sinh nhóm quinolon, doxycylin.
Riêng trường hợp của thuốc aspirin là một thuốc giảm đau, hạ sốt, chống kết tập tiểu cầu thì cần lưu ý đến dạng bào chế để chọn thời điểm uống thuốc thích hợp. Aspirin là thuốc kích ứng đường tiêu hóa rất mạnh và lại bị thức ăn làm giảm hấp thu nên cần uống vào bữa ăn với các dạng thuốc lỏng hoặc viên sủi bọt. Với dạng thuốc viên nén aspirin thì cần nhai nát viên thuốc, uống với nhiều nước vào ngay khi ăn.
Còn đối với dạng viên aspirin bao phim tan trong ruột thì lại phải uống vào lúc dạ dày rỗng và uống với nhiều nước để thuốc không lưu lại lâu ở dạ dày mà nhanh chóng được đưa xuống ruột. Trong trường hợp này nên uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng.
Quy tắc này cũng được áp dụng cho các dạng thuốc được bào chế thành dạng viên bao tan trong ruột hoặc viên giải phóng chậm. Điều này có ghi trong các tờ hướng dẫn dùng thuốc mà các thầy thuốc phải đọc để hướng dẫn chu đáo cho bệnh nhân.
Cần nhớ rằng nếu dạng aspirin viên nén mà uống sau khi ăn sẽ bị giảm sinh khả dụng đến 50%.Những thuốc bị hấp thu quá nhanh lúc dạ dày đang rỗng cũng cần phải uống vào bữa ăn.
+ Các thuốc như: levodopa, griseofulvin, hydralazin, carbamazepin, phenyltoin, diazepam… nếu uống lúc đói sẽ bị hấp thu nhanh vào máu gây các tác dụng không mong muốn do nồng độ tăng đột ngột cho nên cần phải uống vào bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ. Diazepam là thuốc ngủ nên uống ngay sau bữa ăn tối để đạt hiệu quả cao nhất.
Các thuốc cần uống xa bữa ăn là các thuốc bị giảm hấp thu do thức ăn như: các thuốc chống lao (rifampicin, rimifon…), các kháng sinh nhóm betalactam (amoxicilin, ampicilin,penicilin…), lincomycin, erythromycin…
Các thuốc này đều kém bền trong môi trường acid dịch vị nên cần phải uống cách xa bữa ăn. Cần nhớ rằng các dạng thuốc cần giảm thời gian lưu trong dạ dày như các viên bao tan trong ruột, viên giải phóng kéo dài cũng phải uống xa bữa ăn.
+ Một số thuốc dùng trong điều trị bệnh dạ dày, tiêu hóa như sucrafat nên uống 1 giờ trước khi ăn để nó kịp tạo màng bao che niêm mạc trước khi thức ăn vào dạ dày. Các thuốc antacid phải uống au khi ăn 1 giờ để trung hòa lượng acid HCl thừa do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn.
Theo Báo điện tử Người lao động, do khí huyết trong cơ thể vận động theo một quy luật nhất định nên uống thuốc đúng lúc mới phát huy hết hiệu quả.
Mặt khác, sự tương tác giữa các thuốc với nhau hoặc đôi lúc giữa thuốc và thức ăn cũng có thể nâng cao hoặc làm giảm tác dụng của thuốc, gây nên những hậu quả có khi rất nghiêm trọng. Dưới đây là một số lưu ý (có tính khái quát) về thời điểm uống thuốc nhằm đạt hiệu quả tốt nhất:
+ Các thuốc uống trước khi ăn
- Những loại thuốc cầm tiêu chảy: Uống trước bữa ăn sẽ giúp rút ngắn thời gian thuốc đi vào ruột và duy trì nồng độ cao của thuốc.
- Thuốc chống loãng xương: Phần lớn các thuốc này được bác sĩ khuyến khích uống vào buổi sáng, trước khi ăn.
- Các loại thuốc được bác sĩ kê toa uống 1 lần hằng tuần: Sẽ phát huy tác dụng tối ưu khi dùng trước bữa ăn sáng.
- Loại thuốc chữa chứng axít trào ngược và ợ nóng: Để các loại thuốc này phát huy tối đa hiệu quả và giúp dạ dày dễ chịu, nên uống trước khi ăn 20-30 phút.
- Thuốc paracetamol, thuốc trợ tim digoxin: Nên uống trước khi ăn bởi nếu uống sau, chất xơ trong thức ăn sẽ hạn chế khả năng hấp thụ những loại thuốc này.
+ Các thuốc uống sau bữa ăn
- Đó là các loại thuốc có tính chất gây kích ứng đường tiêu hóa như aspirin, chống viêm, giảm đau, sắt sunfat... Sau khi bị thức ăn pha loãng ra, sự kích thích của những loại thuốc này với niêm mạc dạ dày sẽ giảm bớt.
- Thuốc hỗ trợ tiêu hóa như pepsin, amylase... khi được hòa trộn vào thức ăn sẽ phát huy hiệu quả điều trị lớn nhất.
+ Uống sau bữa ăn tối
- Thuốc hạ cholesterol cần uống thời điểm này vì gan sản xuất phần lớn các cholesterol trong khi ngủ vào ban đêm. Vì vậy, nếu dùng thuốc điều chỉnh cholesterol sau khi ăn tối sẽ giúp gan điều tiết và duy trì nồng độ cholesterol phù hợp trong máu.
Các nhà khoa học cho biết nhiều loại thuốc cần phải được uống 2 lần/ngày, đặc biệt là khi tự mua tại các tiệm thuốc tây. Liều thứ nhất có thể uống thời điểm bất kỳ vào bữa sáng hoặc trưa nhưng liều thứ hai (còn được gọi là liều bổ sung) chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi uống sau bữa ăn tối.
Thuốc tham khảo: Smecta - Tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ con và người lớn. - Ðiều trị triệu chứng đau của bệnh thực quản-dạ dày-tá tràng và đại tràng. |
Thùy Linh
Theo GDVN