Ung thư thanh quản
(Giúp bạn)Ung thư thanh quản là bệnh thường gặp và đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam, hiện bệnh chiếm 2% tỷ lệ các bệnh ung thư.
Theo Sức khỏe & đời sống, thanh quản là một cơ quan nằm ở phía trước cổ, còn được gọi là hộp thanh âm. Thanh quản dài khoảng 5cm và rộng khoảng 5cm, nằm phía trên đường dẫn khí (hay còn gọi là khí quản), phía dưới và sau thanh quản là thực quản. Thanh quản có 2 bó cơ hình thành nên dây thanh âm. Sụn nằm phía trước thanh quản đôi khi được gọi là quả táo Adam.
- Thanh quản có 3 phần chính: Phía trên của thanh quản gọi là tầng thượng thanh môn. Thanh môn nằm ở giữa. Dây thanh âm nằm ở vùng thanh môn. Hạ thanh môn nằm ở dưới cùng. Hạ thanh môn nối liền với đường dẫn khí.
Ung thư hạ họng có thể phát triển ở bất kì phần nào của hạ họng. Hầu hết các ung thư của hạ họng bắt đầu từ thanh môn. Thành trong của hạ họng được lát bởi các tế bào được gọi là tế bào vẩy. Phần lớn các ung thư hạ họng bắt đầu từ những tế bào này. Các ung thư này được gọi là ung thư biểu mô tế bào vẩy.
Các triệu chứng ung thư thanh quản
Các triệu chứng của ung thư thanh quản phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của khối u và vị trí của nó ở thanh quản. Các triệu chứng bao gồm:
+ Nói khàn hoặc thay đổi giọng nói.
+ Khối u ở cổ.
+ Đau họng hoặc có cảm giác nghẹn cổ họng.
+ Ho kéo dài.
+ Khó thở, thở kém.
+ Đau tai.
+ Gầy sút cân.
Các triệu chứng này có thể do ung thư khác gây ra hoặc do bệnh khác ít nghiêm trọng hơn. Chỉ có các bác sĩ mới có thể khẳng định được điều này.
Các yếu tố nguy cơ ung thư thanh quản
Thông tin trên trang tin điện tử Bệnh viện K, không ai biết chính xác nguyên nhân gây ung thư thanh quản. Các thầy thuốc không thể giải thích được vì sao bệnh nhân này bị bệnh còn bệnh nhân khác thì không. Nhưng chúng ta biết ung thư thanh quản là bệnh không lây lan. Người ta không thể nhiễm ung thư từ một người khác.
Những người có một số yếu tố nguy cơ nhất định sẽ có khả năng bị ung thư thanh quản cao hơn.
Các nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố nguy cơ sau:
Tuổi: Ung thư thanh quản thường gặp ở những bệnh nhân trên 55 tuổi.
Giới: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao gấp 4 lần nữ giới.
Dân tộc: Các châu Mỹ có nguy cơ bị mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn dân da trắng.
Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn rất nhiều nhũng người không hút thuốc lá. Nguy cơ này còn cao hơn ở những người hút thuốc kèm theo có nghiện rượu nặng. Những người đã ngừng hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư thực quản cũng như ung thư phổi, khoang miệng, tuỵ, bàng quang và thực quản. Hơn nữa, từ bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai vùng đầu mặt cổ ở những bệnh nhân đã bị ung thư thanh quản. (Ung thư thanh quản là một trong số các ung thư vùng đầu mặt cổ).
Rượu: Những người uống rượu sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh ung thư thanh quản so với những bệnh nhân không uống rượu. Nguy cơ tăng cao tuỳ thuộc lượng rượu uống vào. Nguy cơ này cũng tăng lên khi bệnh nhân vừa uống rượu vừa hút thuốc.
Tiền sử bản thân: Những bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có nguy cơ cao hơn bị ung thư thanh quản. Khoảng 1 trong số 4 bệnh nhân bị ung thư vùng đầu mặt cổ sẽ bị mắc ung thư thứ 2 cũng tại vùng đầu mặt cổ.
Nghề nghiệp: Công nhân tiếp xúc với acid sulfuric hoặc niken có nguy cơ cao bị ung thư thanh quản. Ngoài ra, tiếp xúc với amiăng cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này. Những công nhân làm việc với amiăng cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc an toàn làm việc để tránh bị hít phải bụi amiăng.
Những nghiên cứu khác cho rằng bị nhiễm một số loại virus hoặc chế độ ăn thiếu vitamin A cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này. Một yếu tố nguy cơ khác là bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm cho dịch vị trào ngược lên thực quản.
Chẩn đoán ung thư thanh quản
Khi có biểu hiện một trong các triệu chứng của ung thư thanh quản, các bác sỹ sẽ cho làm một vài hoặc tất cả các xét nghiệm sau:
Khám lâm sàng: Các bác sỹ sẽ khám cổ của bạn và kiểm tra tuyến giáp, thanh quản và các hạch vùng để tìm các khối u hoặc các chỗ phồng bất thường. Để nhìn thấy họng của bạn các bác sỹ có thể phải đè lưỡi của bạn xuống
Nội soi thanh quản gián tiếp: Các bác sỹ sử dụng một gương nhỏ dài để kiểm tra thanh quản của bạn tìm kiếm những vùng bất thường và kiểm tra hai dây thanh âm có di động bình thường hay không. Khám nghiệm này sẽ không gây đau. Bác sỹ có thể sẽ xịt vào họng của bạn một loại thuốc gây tê tại chỗ giúp bạn tránh bị phản xạ nôn oẹ. Khám nghiệm này được làm tại phòng của bác sỹ.
Soi thanh quản trực tiếp: Các bác sỹ sẽ đặt qua mũi hoặc miệng của bạn một ống mỏng có đèn sáng được gọi là ống soi thanh quản. Khi ống soi này đi đến họng của bạn, họ có thể nhìn thấy các vùng mà họ không nhìn thấy được trên gương. Gây tê tại chỗ giúp làm giảm sự khó chịu và chống lại sự nôn oẹ. Bạn cũng có thể được sử dụng một thuốc an thần nhẹ giúp cho bạn đỡ căng thẳng. ĐôI khi bác sỹ có thể sử dụng thuốc gây tê toàn thân giúp cho bệnh nhân ngủ. Khám nghiệm này có thể được làm tại phòng của bác sỹ, ở phòng khám ngoại trú hoặc trong bệnh viện.
Chụp cắt lớp vi tính: máy tia X sẽ được nối với máy tính sẽ chụp hàng loạt các hình ảnh chi tiết của vùng cổ. Bạn có thể phảI tiêm một chất nhuộm màu đặc biệt giúp cho thanh quản của bạn sẽ hiện rõ lên trên hình ảnh. Nhờ biện pháp chụp cắt lớp vi tính các bác sỹ có thể nhìn rõ các khối u vùng thanh quản hoặc các vị trí khác ở cổ của bạn.
Giải phẫu bệnh: Nếu một trong các xét nghiệm trên xuất hiện dấu hiệu bất thường, các bác sỹ có thể lấy đI một mảnh nhỏ tổ chức để làm xét nghiệm. Việc lấy đI một mảnh nhỏ này được gọi là làm giảI phẫu bệnh. Khi làm giải phẫu bệnh, bạn có thể được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân và các bác sỹ lấy mảnh bệnh phẩm qua nội soi thanh quản. Sau đó nhà giảI phẫu bệnh sẽ nhìn vào mảnh bệnh phẩm dưới kính hiển vi điện tử để tìm các tế bào ác tính. GiảI phẫu bệnh là cách duy nhất để khẳng định khối u là ác tính hay không.
Trà Mi
Theo GDVN