Danh sách 34 đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
(Giúp bạn)Việc thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử quân đội ta. Hãy cùng xem danh sách 34 đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Đội chỉ có 34 chiến sĩ với 34 cây súng nhưng đều là những chiến sĩ kiên cường của công nông được chọn lọc từ các đội du kích ở Cao-Bắc-Lạng, một số đã học quân sự ở nước ngoài, hầu hết đã qua chiến đấu, và điều quan trọng hơn cả là không có ai không có nợ máu với đế quốc và phong kiến.
Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số. Cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh.
STT | Tên | Bí danh | Dân tộc | Quê quán |
1 | Trần Văn Kỳ | Hoàng Sâm | Kinh | Tuyên Hoá, Quảng Bình |
2 | Dương Mạc Thạch | Xích Thắng | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
3 | Hoàng Văn Xiêm | Hoàng Văn Thái | Kinh | Tiền Hải, Thái Bình |
4 | Hoàng Thế An | Thế Hậu | Tày | Hà Quảng, Cao Bằng |
5 | Bế Bằng | Kim Anh | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
6 | Nông Văn Bát | Đàm Quốc Chưng | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
7 | Bế Văn Bồn | Bế Văn Sắt | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
8 | Tô Văn Cắm | Tiến Lực | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
9 | Nguyễn Văn Càng | Thu Sơn | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
10 | Nguyễn Văn Cơ | Đức Cường | Kinh | Hoà An, Cao Bằng |
11 | Trần Văn Cù | Trương Đắc | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
12 | Hoàng Văn Củn | Quyền, Thịnh | Tày | Võ Nhai, Thái Nguyên |
13 | Võ Văn Dảnh | Luân | Kinh | Tuyên Hoá, Quảng Bình |
14 | Tô Vũ Dâu | Thịnh Nguyên | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
15 | Dương Văn Dấu | Đại Long | Nùng | Hà Quảng, Cao Bằng |
16 | Chu Văn Đế | Nam | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
17 | Nông Văn Kiếm | Liên | Tày | Nguyên Bình, Thái Nguyên |
18 | Đinh Văn Kính | Đinh Trung Lương | Tày | Thạch An, Cao Bằng |
19 | Hà Hưng Long |
| Tày | Hoà An, Cao Bằng |
20 | Lộc Văn Lùng | Văn Tiên | Tày | Cao Lộc, Lạng Sơn |
21 | Hoàng Văn Lường | Kính Phát | Nùng | Ngân Sơn, Bắc Kạn |
22 | Hầu A Lý | Hồng Cô | Mông | Nguyên Bình, Cao Bằng |
23 | Long Văn Mần | Ngọc Trình | Nùng | Hoà An, Cao Bằng |
24 | Bế Ích Nhân | Bế Ích Vạn | Tày | Ngân Sơn, Bắc Kạn |
25 | Lâm Cẩm Như | Lâm Kính | Kinh | Thạch An, Cao Bằng |
26 | Hoàng Văn Nhưng | Xuân Trường | Tày | Hà Quảng, Cao Bằng |
27 | Hoàng Văn Minh | Thái Sơn | Nùng | Ngân Sơn, Bắc Kạn |
28 | Giáp Ngọc Páng | Nông Văn Bê | Nùng | Hoà An, Cao Bằng |
29 | Nguyễn Văn Phán | Kế Hoạch | Tày | Hoà An, Cao Bằng |
30 | Ma Văn Phiêu | Bắc Hợp | Tày | Nguyên Bình, Cao Bằng |
31 | Đặng Tuần Quý |
| Dao | Nguyên Bình, Cao Bằng |
32 | Lương Quý Sâm | Lương Văn Ích | Nùng | Hà Quảng, Cao Bằng |
33 | Hoàng Văn Súng | La Thanh | Nùng | Hà Quảng, Cao Bằng |
34 | Mông Văn Vẩy | Mông Phúc Thơ | Nùng | Võ Nhai, Thái Nguyên |
Việc thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử quân đội ta. Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Hồ Chủ tịch tuy ngắn nhưng rất súc tích bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta: vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách mạng, phương châm xây dựng 3 thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị của lực lượng võ trang, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật du kích của lực lượng võ trang, Hồ Chủ tịch nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta".
Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập ngày Quân đội nhân dân Việt Nam.