Độc đáo trinh nữ rước kiệu xoay hội làng Thổ Khối

00:17 12/02/2014

(Giúp bạn)Để được chọn làm người rước kiệu thánh Ông, thánh Bà, các nam thanh, nữ tú được nhất định phải là đồng trinh.

Quãng đường rước "các ngài" từ đình làng Thổ Khối ra bến sông lấy nước rồi rước ngược về đình chỉ khoảng 2 km, nhưng đoàn rước phải mất tới gần 2 giờ đồng hồ mới hoàn thành bởi cứ đi một đoạn ngắn kiệu lại xoay hoặc chạy ngược. 

Trong trang phục truyền thống, những cô gái chân yếu tay mềm hay cả những chàng trai khỏe mạnh đã phải rất vất vả mới có thể giữ thăng bằng khi kiệu xoay theo một lộ trình đầy ngẫu hứng và không được báo trước.
 
doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-1 
Kiệu thánh Bà do 8 đồng nữ rước.

doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-2 
Cứ đi khoảng vài trăm mét, kiệu thánh Ông và thánh Bà lại chạy ngược lại hoặc xoay kiệu.

doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-3 
Những người già trong làng cho biết, khi kiệu xoay là thánh đang vui.

doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-4 
Những cô gái chân yếu tay mềm đã rất vất vả để giữ thăng bằng cho kiệu.

doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-5 
 
Đối với kiệu của thánh Ông và thánh Bà, người được chọn rước bắt buộc phải là các đồng nam, đồng nữ và thuộc gia đình nề nếp văn hóa. Đây cũng chính là một nét đặc biệt của hội làng Thổ Khối, bởi có rất ít làng xã cho phép con gái rước kiệu. Cũng chính bởi điều này, dù biết đi rước sẽ rất mệt, nhưng những cô gái được chọn bao giờ cũng cảm thấy may mắn và tự hào.
 
doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-6 
Những giọt mồ hôi xen lẫn nụ cười tự hào của cô gái trẻ trong đoàn rước.

doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-7 
Nam thanh niên tuy khỏe mạnh hơn.

doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-8 

doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-9 
Nhưng cũng "khốn khổ" bởi kiệu xoay liên tục.
 
Cứ 5 năm một lần, vào các ngày mùng 8-9-10 tháng 2 âm lịch, làng Thổ Khối quận Long Biên, Hà Nội lại tổ chức một kỳ hội lớn để suy tôn các vị thành hoàng làng Đào Duy Trinh và 5 vị công thần. Vào mùng 9 tức ngày chính hội làng sẽ tổ chức lễ rước kiệu vô cùng độc đáo và trang trọng. Với người dân Thổ Khối, ngày hội làng có ý nghĩa chẳng kém gì ngày tết nên những người con của làng, dù đi đâu, ở đâu, những ngày này đều có gắng tề tựu đông đủ.
 
doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-10 
Trước khi làm lễ xin rước là màn múa lân đẹp mắt.
 
Tổng cộng trong lễ rước của hội làng Thổ Khối có 7 kiệu bao gồm 5 kiệu công thần và 2 kiệu thánh Ông và thánh Bà. Theo làng truyền lại, Thánh Ông tức thành hoàng Đào Duy Trinh và nhị vị Thánh Bà tức Xuân Dung phu nhân và Tùng Hoa phu nhân - phu nhân của vị thành hoàng.
 
doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-11 
Các cao niên trong làng vào đình xin làm lễ rước.
 
Thành phần hội tế sẽ là các vị cao niên đức cao trọng vọng trong làng. Còn kiệu của 5 vị công thần sẽ do các người đàn ông khỏe mạnh có tư cách tốt đảm nhận.
 
doc-dao-trinh-nu-ruoc-kieu-xoay-hoi-lang-tho-khoi-12 
Những người đàn ông khỏe mạnh, tư cách tốt mới được lựa chọn để rước kiệu Thành Hoàng.

Thông tin về hội làng Thổ Khối
 
Làng Thổ Khối (nay là phường Cự Khối, thuộc quận Long Biên) cách trung tâm Hà Nội 10km vốn là vùng đất rất cổ, không rõ khai phá từ thời nào.
 
Đình làng Thổ Khối thờ thành hoàng làng Đào Duy Trinh và 5 vị công thần Cao Sơn đại vương, Bố Cái đại vương, Linh Lang đại vương, Bạch Da đại vương và Dị Mệ đại vương.
 
Trước kia, theo lệ cứ 3 năm làng lại một kỳ mở hội lớn nhưng ngày nay đã kéo dài thành 5 năm một lần mở hội lớn. Tổng cộng trong lễ rước sẽ có 7 kiệu bao gồm 5 kiệu công thần và 2 kiệu thánh Ông và thánh Bà.
 
Theo lệ làng, cỗ cúng kiêng không dùng gà trắng bởi đình làng thờ 2 vị Bạch Da đại vương và Dị Mệ đại vương, vốn xuất thân là người miền núi.
 
Trong 3 ngày hội, làng Thổ Khối diễn ra rất nhiều các loại hình văn hóa truyền thống và trò chơi dân gian như đua thuyền, cờ người, bơi trải, tổ tôm điếm, hát chèo, ca trù, tuồng...

Comments