'Nhân chứng' đặc biệt nhất trong ngày giải phóng Thủ đô
(Giúp bạn)59 năm đã trôi qua, "nhân chứng đặc biệt" nhất trong buổi chào cờ giải phóng Thủ đô vẫn sừng sững và hiên ngang trước sóng gió.
Ít người biết rằng, người Pháp sau lễ cuốn cờ đã phá bỏ trụ cắm của Cột cờ Hà Nội, nơi diễn ra lễ chào cờ lịch sử trong ngày giải phóng Thủ đô.
Trước tình hình đó, ngay trong đêm 9/10, một đơn vị công binh của ta đã hoàn thành trụ cờ mới cao 12m để cắm lá cờ đỏ sao vàng rộng hơn 50m2, ở độ cao 45m từ 4 giờ sáng ngày 10/10.
Vào 15h ngày 10/10/1954, lễ chào cờ lịch sử chính thức bắt đầu.
Cột cờ Hà Nội là một công trình lịch sử nằm trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long, triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long.
Ngày 10/10/1954 lịch sử, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội đã được công nhận là di tích lịch sử năm 1989.
Ngày 10/10/1954, Hà Nội tưng bừng chào đón ngày thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng. Cả Hà Nội đã dồn về Cột cờ Hà Nội để chờ đón giây phút lịch sử: Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh Cột cờ Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội ngày nay nằm gọn trong khuôn viên của Bảo tàng quân sự Việt Nam .
Người dân thủ đô náo nức trong ngày giải phóng năm 1954.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, trên đỉnh Cột cờ Hà Nội là lá cờ đỏ sao vàng trên nền trời của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Cột cờ Hà Nội mãi mãi là biểu tượng của đất nước Việt Nam độc lập, tự do.