Những bậc thầy đưa Lý Tiểu Long "làm vua"
(Giúp bạn)Cả cuộc đời võ thuật của ngôi sao kungfu lừng danh thế giới Lý Tiểu Long đã gắn liền với không biết bao nhiêu bậc thầy kungfu tiếng tăm, những người đã giúp đặt nền móng cho một ngôi sao võ thuật bất hủ nhất hành tinh.
- 1
Lý Hải Tuyền (1901 - 1965) - Thái cực quyền
Từ trước đến nay nhiều người vẫn cho rằng, vị tông sư võ thuật của Lý Tiểu Long (Bruce Lee) là Diệp Vấn. Trên thực tế, người thầy đầu tiên đặt dẫn lối chỉ đường cho ông đến với võ thuật tuyệt kỹ lại chính là đấng sinh thành Lý Hải Tuyền (Lee Hoi Chuen). Mặc dù Lý Hải Tuyền là một nghệ sĩ chuyên đóng vai hề của loại hình nhạc kịch Quảng Đông truyền thống nổi tiếng của Hồng Kông nhưng trước đó Lý từng theo học Thái cực quyền hơn chục năm và có nội công thâm hậu.Cậu bé Lý Chấn Phiên và cha (phải) trong bộ phim Phú quý phù vân/Wealth Is Like a
Dream (1948)Lý Tiểu Long (phải) và cha Lý Hải Tuyền cùng luyện tập võ nghệ
Từ nhỏ, cậu bé Lý Chấn Phiên (tên thật của Lý Tiểu Long) đã tỏ ra là một người hiếu động. Anh cho rằng chỉ có quyền thuật mới có thể dùng để chiến đấu. Do vậy ngay khi mới được vài tuổi, Chấn Phiên đã học Thái cực quyền cùng cha, từ đó con đường đến với võ thuật của anh đã trở thành duyên phận không thể nào dứt. Nó gắn trọn với cuộc đời của ông mãi cho đến tận ngày ông giã từ trần thế.
Ngay từ những bút tích về võ thuật mà Lý Tiểu Long ghi chép về sau cho thấy, Thái cực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong Triệt (Tiệt) quyền đạo (Jeet Kune Do) do ông sáng lập nên. Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long có những yếu tố liên quan đến các lý luận của Thái cực, Vô cực và Âm dương, dần dần được Lý phát triển thành lý thuyết cốt lõi của Triệt quyền đạo, nói cách khác, Thái cực đồ cũng trở thành hình mẫu của Triệt quyền đạo về sau.
- 2
Lương Tử Đằng - Nội Mông quyền
Ngay từ nhỏ, Lý Tiểu Long đã tỏ ra là một cậu nhóc có khiếu võ thuật. Cậu cần đến võ để tự vệ tại ngay chính khu phố nơi cậu sống ở Hồng Kông. Cậu nhóc Lý Chấn Phiên khi đó từng có ý nghĩ, bỏ Thái cực quyền mà cha truyền dạy, bởi cậu cho rằng, Thái cực là môn võ thuật chậm chạp. Thế nhưng suy nghĩ trên của cậu con trai đã bị Lý Hải Tuyền cực lực phản đối. Ông biết tính cách Lý Chấn Phiên quá mạnh bạo, do đó đã hướng con theo học Thái cực quyền, nhằm khắc phục và trấn áp được tính hung hãn, mạnh mẽ quá mức trong người con trai.
Bất chấp mọi nỗ lực của Lý Hải Tuyền, cậu bé Lý Chấn Phiên dần dần vẫn quay lưng và bỏ hẳn Thái cực quyền mà cha anh đã cất công bồi đắp, để rồi tìm cách theo học một môn võ khác để bù đắp. Lý Hài Tuyền biết chuyện, dù không còn cách nào thuyết phục được tính cách quá mạnh của con trai, ông đã nghĩ đến việc mời vị tiền bối võ lâm là Lương Tử Đằng làm thầy dạy cho Lý Chấn Phiên. Trước những toan tính và cất nhắc hết sức chu đáo của Lý Hải Tuyền, tưởng chừng như mọi việc sẽ suôn sẻ và diễn ra đúng như ý muốn của ông nhưng với một cậu con trai "bất hảo", mọi chuyện không hề dễ dàng.Lý Tiểu Long đã tiếp nhận ý nghĩa sâu sắc việc rèn luyện cơ bản võ thuật thâm hậu
cũng như những quyền lý tuyệt vời của Lương Tử ĐằngThế nhưng, vì vị nể trước danh tiếng của một nghệ sĩ nổi tiếng xứ cảng thơm như Lý Hải Tuyền, do đó Lương Tử Đằng đã không thể chối từ. Ông đành phải miễn cưỡng nhận cậu trò Lý Tiểu Long đến võ đường cho nghe giảng lý luận võ công, nhưng thực tế chỉ nhận Lý Tiểu Long là học trò trên danh nghĩa.
Thời gian theo học ở võ đường của Lương Tử Đằng đã giúp Lý Tiểu Long hội ngộ sâu sắc về rèn luyện những yếu tố cơ bản của võ thuật thâm hậu cũng như những quyền lý tuyệt vời của thầy. Chính những yếu tố trên đã giúp mở mang nhận thức về tuyệt kỹ kungfu của Lý Tiểu Long. Từ đó, giúp ông hiểu ra ý nghĩa quyền thuật chân chính của Thái cực quyền cũng như những môn võ cổ truyền của Trung Hoa.
Hơn nữa, những điều trên Lý Tiểu Long chưa từng được nghe cha nhắc đến bao giờ, trong khi Lý Hải Tuyền muốn truyền dạy Thái cực quyền cho con trai chỉ với mục đích tu thân, dưỡng tính và rèn luyện sức khỏe thay vì để đi đánh lộn.
- 3
Diệp Vấn (1893 - 1972) - Vịnh xuân quyền
Bậc thầy võ nghệ nổi tiếng Trung Hoa Diệp Vấn (Yip Man), người Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Ông thiên di đến Hồng Kông do chiến tranh loạn lạc những năm 40, đồng thời mở võ đường truyền dạy phái võ Vịnh xuân quyền ngay tại đất Hồng Kông. Võ đường và môn phái Vịnh xuân quyền khi đó đã đưa tên tuổi của Diệp Vấn trở thành một vị danh sư võ thuật lừng lẫy cả về đức độ lẫn nghệ thuật kungfu thời cận đại ở xứ cảng thơm, khiến người đời ngưỡng mộ và kính trọng.Diệp Vấn truyền đạt Vịnh xuân quyền cho Lý Tiểu Long
Diệp Vấn cũng là người lĩnh xướng và đi đầu trong giới võ thuật Hồng Kông, giúp đưa bộ môn Vịnh xuân quyền có địa vị tuyệt đối trên toàn thế giới. Trước khi Diệp Vấn mở võ đường truyền dạy môn võ này (1949), Vịnh xuân quyền về cơ bản chỉ là một phương thức giáo học trong gia đình, nghĩa là tất cả những cao thủ Vịnh xuân quyền về sau, chỉ truyền bí quyết võ học tinh hoa của môn phái cho chính con cháu trong dòng tộc mình. Vì vậy, để có được tiếng tăm lẫy lừng và quy mô truyền dạy quảng đại như thời Diệp Vấn, đó chính là cột mốc lịch sử trong suốt hơn 200 năm mà môn phái Vịnh xuân quyền có được.
Duyên định đưa Lý Tiểu Long đến với Vịnh xuân quyền cũng nhờ những tháng ngày lăn lộn giao lưu với những thành phần trong xã hội đầu đường xó chợ, để rồi quen biết người bạn có tên Trương Trác Khánh, người đã gây ảnh hưởng lớn đến con người Lý Tiểu Long. Đó là đưa ông đến gần với vị nhất đại tông sư Diệp Vấn. Lý do Lý Tiểu Long mến phục con người Trương Trác Khánh là bởi, ông nhận thấy những ngón võ của Trương thực sự sắc nét và nhạy bén, và bí quyết là nhờ Trương Trác Khánh đã đến với Vịnh xuân quyền từ trước đó.
Từ cơ duyên trên, Lý Tiểu Long đã được Trương Trác Khánh chính thức giới thiệu tới võ đường của Diệp Vấn, đồng thời bắt đầu học vỡ lòng những hệ thống học thuật của Vịnh xuân quyền. Tất nhiên, ban đầu Diệp Vấn không phản đối Lý Tiểu Long có tiếp tục tập luyện Thái cực quyền hay không, ông cũng nhất quán trong việc không can thiệp hay phản đối học trò của mình tập hay theo các môn phái khác.Lý Tiểu Long là đệ tử cưng của võ sư Diệp Vấn
Không những thế, ông còn đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện chiến đấu thực tế. Diệp Vấn biết rõ một điều, một quyền phái muốn tồn tại được phải nhờ vào thực lực nội tại của bản thân, người học võ chỉ có cách "nói chuyện bằng tay" hoặc dùng vũ lực thực tế mới giúp không ngừng hoàn thiện bản thân và tăng cường sức mạnh cá nhân. Những điều này, ngay lập tức đã ảnh hưởng một cách sâu sắc và thấm nhuần vào tận máu tủy của Lý Tiểu Long, theo ông suốt nghiệp võ thuật về sau.
- 4
Trần Hưởng - Thái Lý Phật quyền
Trong số 26 yếu tố bộ môn Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long, không thể không nhắc đến quyền Thái Lý Phật, một phái quyền thuật danh tiếng ở Quảng Đông. Thực tế, Thái Lý Phật quyền đã có lịch sử hơn 100 năm nhưng nó chỉ thực sự phổ biến ở một vài nơi như Hồng Kông, Quảng Đông và các nước Đông Nam Á.
Còn đối với một người muốn dựa vào võ thuật để phô trương thanh thế như Lý Tiểu Long, không có cớ gì để không học một môn võ học danh tông như Thái Lý Phật quyền, vì cả môn phái này lẫn Vịnh xuân quyền đều có giá trị ở tính chiến đấu thực tiễn. Thậm chí ở Hồng Kông, Thái Lý Phật quyền được coi là một phái quyền thuật có tính chiến đấu thực tiễn được tôn sùng nhất.
- 5
Thiệu Hán Sinh (1900 - 1994) - Tiết quyền
Trong số các bậc danh sư võ thuật của Lý Tiểu Long, tên tuổi sư phụ Thiệu Hán Sinh là bậc thầy tuyệt kỹ kungfu phái Bắc tông đầu tiên mà ông theo học. Còn nhớ, Lý Tiểu Long rời Hồng Kông và tới Mỹ không lâu, đã tới theo học võ thuật từ Thiệu Hán Sinh, bởi ông nhận thấy mình chẳng có biệt tài gì khi ở nước Mỹ, chỉ có võ thuật mới giúp ông xoa dịu sự gò bó và cảm giác tự ti. Vì vậy, với quyết tâm bồi đắp cho biệt tài võ thuật của bản thân, Lý Tiểu Long đã nhờ cha giới thiệu đến võ đường của sư phụ Thiệu Hán Sinh.Võ sư Thiệu Hán Sinh
Từ trái qua: Thiệu Hán Sinh, Lý Tiểu Long và Thạch Kiên
Mặc dù khi đó, Lý Tiểu Long chưa hề có ý nghĩ lấy võ thuật làm nghề mưu sinh trên đất Mỹ, ông chỉ đơn giản coi võ thuật là liều thuốc trợ giúp tinh thần tốt nhất khi sinh sống trên vùng đất mới. Một điều thú vị ở chỗ, quan hệ thầy trò giữa Lý Tiểu Long và Thiệu Hán Sinh có thể coi là cho đi đổi lại, đôi bên cùng có lợi. Khi Lý Tiểu Long gia nhập môn đường của thầy Thiệu, ông dạy thầy khiêu vũ. Trong khi, giữa Thiệu Hán Sinh với Lý Hải Tuyền (cha Lý Tiểu Long) cùng là những người nổi tiếng ở Hồng Kông, hơn nữa mối giao hảo giữa hai người lại là chỗ thân tình.
Nhờ mối quen biết này, Lý Tiểu Long đã không những tôn Thiệu Hán Sinh là thầy mà còn gọi ông là "chú Tư". Điều này có cái lợi ở chỗ, Lý Tiểu Long có thể học được những miếng võ gia truyền mà từ thầy Thiệu mà không một huynh đệ nào trong võ đường có được.
Điều này cũng dễ hiểu khi bản thân Thiệu Hán Sinh coi việc dạy dỗ võ thuật cho Lý Tiểu Long là việc giáo dục con em trong nhà. Những ngón nghề và võ pháp trọng yếu nhất mà Thiệu Hán Sinh truyền dạy cho Lý Tiểu Long kết quả về sau là những gì mà chúng ta từng được thấy qua những chiêu ra đòn nhanh như cắt hay độc đáo như cú đấm 1 inch, hay còn được biết đến với tên gọi tuyệt kỹ Nhất thốn quyền mà Lý biểu diễn tại giải vô địch Karate ở Long Beach, Mỹ năm 1964. Đặc biệt là cú phi thân với những cú đá liên hoàn cước đã để lại ấn tượng thực sự sâu sắc trong lòng người hâm mộ, khiến chưởng pháp trên được mệnh danh là "Cú ba-lê chết người".