Những điều có thể bạn chưa biết về ngày Giáng sinh

00:07 12/02/2014

(Giúp bạn)Giáng sinh là một ngày lễ quan trọng của cộng đồng người Thiên chúa và ngày càng chứng tỏ được sức hút và mức độ lan tỏa của nó trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa biết về ngày lễ này.

  • 1

    Giáng sinh là gì?

    Trong số những ngày lễ của Thiên chúa giáo, Giáng sinh là ngày lễ quan trọng và phổ biến nhất. Người dân các nước phương Tây đặc biệt coi trọng ngày lễ này. Mặc dù vậy, vào thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, Giáng sinh vẫn chưa thực sự được chú ý và được nhiều nhà thờ tổ chức. Khi đó, ở một vài nhà thờ chỉ diễn ra những hoạt động trao quà được tổ chức nhỏ lẻ và một vài gia đình tổ chức đón chào Giáng Sinh.

    Thực tế, đến cuối thế kỷ XIX, Giáng sinh vẫn là ngày làm việc. Cho đến ngày nay, ở một số nơi trên thế giới người ta coi Giáng sinh chỉ là một kỳ nghỉ bình thường, ngay cả trong cộng đồng người Thiên chúa giáo. Tuy vậy, Giáng sinh ngự trị trong tim mỗi người theo một cách riêng, vượt trên cả những sự tổ chức, tiệc tùng rầm rộ.

    nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-ngay-giang-sinh-1

    Theo lịch sử, Giáng sinh là dịp tưởng nhớ ngày Chúa Jesus được sinh ra đời bởi Đức Mẹ Đồng Trinh ở làng Nazareth, vùng Galilee. Theo truyền thuyết, đây cũng là dịp kỷ niệm sự hóa thân của Thiên chúa vào Chúa Jesus, người đã xuống thế gian để cứu nhân loại thoát khỏi tội lỗi và sự chết chóc, bởi máu của Jesus khi bị đóng đinh trên cây thập tự giá như là sinh tế chuộc lỗi cho loài người.

    Trong khi phần lớn chúng ta nghĩ Giáng sinh chỉ là một ngày, thì thực tế, nó là cả một mùa trong năm. Thông thường, mùa Giáng sinh sẽ kéo dài bốn tuần trước ngày Giáng sinh chính thức và kéo dài thêm hai tuần sau đó. Thời gian trước khi Giáng sinh diễn ra là một dịp đặc biệt được gọi là Mùa vọng, gồm bốn tuần trước Giáng sinh. “Mùa vọng” có nghĩa là đang đến, và nó tượng trưng cho một mùa của sự mong đợi và hy vọng.

  • 2

    Nguồn gốc của Giáng sinh và lễ hiển linh

    Giáng sinh và lễ hiển linh cũng là dịp để mọi người nhớ đến lịch sử thành lập lâu đời của nhà thờ. Có rất nhiều tranh cãi về ngày và năm chính thức Chúa Jesus ra đời. Sự thật thì không ai biết chính xác. Ước lượng chính xác nhất là Jesus được sinh vào mùa xuân, trong khoảng từ năm thứ tư đến năm thứ sáu trước Công nguyên.

    nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-ngay-giang-sinh-2

    Cho đến nay, Thiên chúa giáo là một tôn giáo quan trọng. Việc tổ chức Lễ Giáng sinh là hoạt động thường niên được diễn ra tại các nhà thờ. Hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử đều đồng ý rằng, phải đến thế kỷ thứ IV, Lễ Giáng sinh mới bắt đầu được tổ chức. Mặc dù họ không biết chính xác tại sao và bằng cách nào mà Giáng sinh trở thành một ngày lễ quan trọng của người Thiên chúa.

    Luận điểm thuyết phục nhất là Giáng sinh được tổ chức trùng với lễ mừng Thần mặt trời của người La Mã vào ngày đông chí 25/12. Ngày này đánh dấu sự chuyển mùa và báo hiệu mùa xuân đang đến, mang đến sinh khí mới cho trái đất. Những người thiên chúa muốn tránh sự ngăn cản của người La Mã nên họ chọn ngày Giáng sinh trùng với lễ mừng Thần mặt trời để tránh bị phát hiện.

  • 3

    Họat động truyền thống ngày Giáng sinh

    Có rất nhiều hoạt động truyền thống được tổ chức trong dịp này. Tùy vào từng vùng, từng nền văn hóa và lịch sử mà các hoạt động trong Giáng sinh được biến tấu rất đa dạng và thú vị. Các hoạt động không thể thiếu ở nhiều nơi là trang trí cây thông với ngôi sao ở trên đỉnh, tặng quà cho nhau, đóng giả ông già Noel để đi tặng quà hay làm vòng nguyệt quế.

    nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-ngay-giang-sinh-3

  • 4

    Nguồn gốc của chữ Xmas

    Chữ Christmas, tiếng Anh gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ phiên âm tiếng Việt là "Kitô" - nghĩa là Đấng được xức dầu, chính là tước vị của Jesus. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass có nghĩa là thánh lễ. Chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas, có nghĩa là "Ngày lễ của Chúa Kitô", tức là ngày lễ Giáng sinh của Chúa Jesus.

    Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy Lạp viết chữ Christ là Christos có phiên âm là Χριστὀς. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho chữ Chi trong chữ Χριστὀς, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của Đấng Kitô.

    nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-ngay-giang-sinh-4

  • 5

    Ý nghĩa thực sự của Giáng sinh

    Ý nghĩa thực sự của Giáng sinh là gì? Đây là một câu hỏi vẫn được lặp đi lặp lại. Mọi người thường nghe thấy câu hỏi này trong mùa Giáng sinh hàng năm, từ những bục giảng kinh, của những người dẫn chương trình trên TV, của những nhà báo hay đơn giản của những người vẫn còn xa lạ với dịp lễ này. Có lẽ để nhắc nhở mọi người nhớ đến ý nghĩa của ngày Giáng sinh mà câu hỏi này vẫn được đặt ra và lặp đi lặp lại hàng năm.

    Câu trả lời mà ngay lập tức chúng ta nhận được là Giáng sinh là để nhớ đến ngày Chúa Jesus ra đời. Nhưng ý nghĩa thực sự của Giáng sinh đó là tin vào điều có thể giữa những điều không thể. Điều có thể ở đây không phải là điều có thể đến từ sự tự tin, kiến thức, kỹ năng hay thái độ của bạn. Điều có thể ở đây đơn giản là Thiên Chúa, ông là hiện thân của Chúa trời, được người cử đến để cứu vớt thế giới. Đó chính là điều có thể.

    nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-ngay-giang-sinh-5

  • 6

    Sự khác nhau giữa Giáng sinh ở phương Tây và phương Đông

    Sự khác nhau giữa lễ Giáng sinh truyền thống ở phương Tây và phương Đông, đó là ngày tổ chức lễ Giáng sinh có thể không trùng nhau. Nguyên nhân là do loại lịch được dùng để tính ngày. Ngày nay, hầu hết chúng ta sử dụng loại lịch do Giáo hoàng Gregogy đưa ra từ thế kỷ XVI. Loại lịch này đã khắc phục được sự chênh lệch thời gian của lịch Julian. Lịch này chênh khoảng 11 phút một năm so với cách tính thời gian theo mặt trời. Theo lịch của Giáo hoàng thì Giáng sinh rơi vào ngày 25/12, và sau đó thì loại lịch này nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới và trở thành lịch chuẩn mực trên toàn cầu.

    Tuy nhiên, một số nhà thờ chính thống và ở phương Đông vẫn tiếp tục sử dụng loại lịch Julian làm lịch trong tôn giáo. Điều đó có nghĩa là những ngày lễ tôn giáo sẽ khác nhau giữa các nhà thờ phương Đông và phương Tây. Theo đó, ngày Giáng sinh vẫn là ngày 25/12 theo lịch Julian, nhưng sẽ là ngày 7/1 theo lịch Gregorian.

Comments