Những kỹ nữ tài sắc nhất Trung Hoa cổ

00:31 12/02/2014

(Giúp bạn)Họ đều là những nữ sĩ thông tuệ thi ca và sở hữu nhan sắc làm say lòng người.

  • 1

    Lý Thanh Chiếu

    Lý Thanh Chiếu người Tế Nam, tỉnh Sơn Đông và là nữ sĩ sáng tác từ nổi tiếng thời nhà Tống. Cuộc đời của nữ thi nhân này cũng trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió vì cảnh loạn lạc của chiến tranh. Khi quân nhà Kim chiếm nước Tống và bắt Tống Huy Tông, Lý Thanh Chiếu phải chạy loạn xuống phía nam Hoài Hà. Trên đường đi, chồng bà ốm chết, trong khi đó, quân giặc vẫn liên tục càn quét. Phần đời còn lại, nữ thi nhân phải sống trong cảnh cô độc, nghèo đói cho đến khi qua đời.

    nhung-ky-nu-tai-sac-nhat-trung-hoa-co-1
    Lý Thanh Chiếu được xem là một trong những nữ thi nhân tài giỏi bậc nhất Trung Hoa. 

    Tuy cuộc sống riêng gặp nhiều trắc trở nhưng sự nghiệp văn thơ của Lý Thanh Chiếu lại khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Sáng tác của bà gồm có: “Dị An cư sĩ văn tập” và “Dị An từ” (đã thất truyền). Ngoài từ và thơ, Lý Thanh Chiếu còn sáng tác văn xuôi với ngôn ngữ trong sáng, giản dị, phóng khoáng. Và theo đánh giá của nhà văn Lâm Ngữ Đường thì Lý Thanh Chiếu được xem là một trong những nữ thi nhân tài giỏi bậc nhất Trung Hoa. 

  • 2

    Chu Thục Chân

    Chu Thục Chân là nữ từ nhân nổi tiếng thời Đường, hiệu là U Thê cư sĩ. Tương truyền rằng, tài năng của Chu Thục Chân chẳng kém gì Lý Thanh Chiếu. 

    Chu Thục Chân có cuộc đời khá u sầu. Đường tình lận đận, bị cha mẹ ép gả cho một thương nhân chỉ biết kiếm tiền, không có hứng thú gì với thi từ và hội họa nên cuộc sống của Thục Chân luôn chìm trong đau khổ và sầu muộn.

    nhung-ky-nu-tai-sac-nhat-trung-hoa-co-2
    Tiết Đào phải kiếm sống bằng cách đến các kỹ viện, rót rượu, làm thơ, đàn ca  mua vui và được gọi là “thi kỹ”. 

    Tác phẩm nổi tiếng của Chu Thục Chân có “Đoạn trường tập” và “Đoạn trường từ” nhưng nổi tiếng nhất vẫn là “Điệp luyến hoa”.

  • 3

    Tiết Đào

    Tiết Đào tự là Hồng Độ, sống vào thời nhà Đường. Nàng biết làm thơ khi mới 8 tuổi, ứng đối nhanh nhạy và là một nữ nhân thông tuệ hơn người.

    Tuy nhiên, do hoàn cảnh xô đẩy, Tiết Đào phải kiếm sống bằng cách đến các kỹ viện, rót rượu, làm thơ, đàn ca  mua vui và được gọi là “thi kỹ”.

    Về sau, tài năng của Tiết Đào đã được Tiết độ sự Kiếm Nam Vĩ Cao trọng dụng. Nàng được phong “Nữ Hiệu Thư” và cũng được gọi là “Phụ Mi tài tử”. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, nhưng người nào cũng kính trọng tài thi phú tuyệt đỉnh của nàng.

  • 4

    Thái Diễm

    Thái Diễm, tự là Chiêu Cơ hay Văn Cơ, là một trong những nữ thi sĩ tài hoa thời Đông Hán. Theo Hậu Hán thư, phần Liệt nữ truyện chép: Văn Cơ (tức Thái Diễm) bị quân Đổng Trác bắt vào năm 192, sau nhờ có Tào Tháo cho sứ giả đem vàng ngọc đến chuộc về.

    nhung-ky-nu-tai-sac-nhat-trung-hoa-co-3
    Thái Diễm có một số phận khá bi thảm. (ảnh minh họa)

    Thái Diễm có một số phận khá bi thảm, bà trải qua nhiều đời chồng và phải chịu cảnh chia cắt với con cái. Tác phẩm “Bi phẫn thi” của bà được xem là một kiệt tác (thể loại thơ tự sự) của văn học Kiến An và của thơ ca cổ điển Trung Quốc.

  • 5

    Hoàng Nga

    Hoàng Nga tự là Hoàng Tú Mi. Nàng cùng chồng – Trạng nguyên Dương Thận được biết đến như là một trong những cặp vợ chồng nổi tiếng nhất của giới thi ca trong lịch sử Trung Hoa.

    Từ nhỏ, Hòang Nga đã giỏi về lịch sử, thơ văn và các thể loại khác. Do đó, rất nhiều người tôn Hòang Nga là “Nữ Khổng Tử” và “Nữ Mạnh Tử”.

Comments