Những phong tục cưới hỏi quái gở nhất thế giới
(Giúp bạn)Trên thế giới nhiều phong tục cưới xin lạ lùng vẫn được bảo tồn mà những ai lần đầu được chứng kiến hoặc tham gia đều thấy thú vị.
- 1
Bôi bẩn cô dâu
Người Scotland có một phong tục trước khi cưới là bôi bẩn cô dâu. Cô dâu sẽ bất ngờ bị đổ lên người những thứ hôi hám như trứng, súp, lông gà, lông chim… trộn lẫn với nhau.
Cô dâu tương lai bị bôi bẩn sẽ phải đi diễu qua nhiều khu phố và tất nhiên là một vài quán rượu để tất cả mọi người được nhìn thấy.
- 2
Những chiếc đĩa vỡ, bắt cóc cô dâu và cưa gỗ
Một phong tục khá thú vị của người Đức là đập vỡ một số lượng lớn những chiếc đĩa trước lễ cưới và bắt cô dâu cùng chú rể phải rửa hết số đĩa vỡ đó.
Người Đức tin rằng, việc phải rửa một đống những chiếc đĩa vỡ mà gia đình và bạn bè đã phải… rất vất vả làm ra sẽ giúp đôi vợ chồng trẻ có được một cuộc sống mới tốt lành hơn.Phong tục này có vẻ hơi phá phách nhưng mọi người lại rất thích thú và giống như hầu hết phong tục ở những nơi khác, họ đều chúc phúc và may mắn cho cô dâu chú rể.
Có người cho rằng, tục đập vỡ những chiếc đĩa trong ngày cưới ở Đức được du nhập từ người Do Thái, những người đã chu du qua nhiều nước và sống cùng nhiều cộng đồng dân cư khác nhau. Trong lễ cưới, theo tục lệ, người Do Thái đập vỡ đĩa hay cốc hai lần.
Lần đầu tiên là khi viết hôn ước, thể hiện họ đã quyết định đi chung mà không quay lại. Những chiếc đĩa sẽ được cả mẹ của cô dâu và chú rể đập vỡ.
Lần thứ hai là vào cuối lễ cưới và do chú rể thực hiện. Ý nghĩa của lần đập bể này là để tưởng nhớ đến sự tàn phá của ngôi đền thánh ở Jerusalem.
Phong tục đập vỡ những chiếc đĩa của người Đức lại mang ý nghĩa là vĩnh biệt cuộc sống cũ và bắt đầu một cuộc sống mới sau khi cưới. Phong tục này cũng được cho là một cách phòng ngừa trong tương lai, tức là khi xảy ra chiến tranh giữa hai người thì họ không cần đập thêm bát đĩa nữa.
Người Đức cũng có một phong tục cưới hỏi khác nữa, tên là “Kossenbitter”. Trong phong tục này, một trong những người thân của cô dâu sẽ hành động giống như “Kossenbitter”, ăn vận một chiếc áo ximôckinh (Tuxedo) và mũ chóp cao để đi phát giấy mời dự đám cưới. Những người được mời sẽ phải cho anh ta tiền và uống một ngụm rượu khoai tây với chú rể và cô dâu. Đi phát giấy mời như kiểu này thường mất đến vài ngày mới xong.
Ở nhiều ngôi làng nhỏ thuộc nước Đức, bạn bè của cô dâu và chú rể sẽ bắt cóc cô dâu và đem giấu cô ở đâu đó. Chú rể sau đó sẽ phải đi tìm cô dâu.Bắt cóc cô dâu. Tất nhiên cuộc tìm kiếm luôn được bắt đầu ở quán rượu địa phương vì những lý do hiển nhiên đó là nơi mà chú rể sẽ mời mọi người tới để cùng tham gia cuộc tìm kiếm sau khi thết đãi họ một chầu nhậu.
Cưa gỗ chỉ là một phong tục trong cưới hỏi khác mà thực chất là để thử sức dẻo dai của cô dâu chú rể.
Một khúc gỗ được đặt giữa hai giá cưa mà ở đó cả đôi vợ chồng trẻ phải cùng cưa mỗi người một nửa. Tập quán này được cho là biểu hiện của sự hòa hợp của hai người trong vấn đề cùng giải quyết việc chung sau khi cưới.
- 3
Khách hôn cô dâu trong lễ cưới
Một phong tục cổ và được sùng bái của người Thụy Điển trong việc cưới hỏi là cô dâu phải mang những đồng xu trong giày.
Một đồng xu bằng bạc do cha cô tặng được cho vào trong giày trái trong khi đồng xu bằng vàng của mẹ cô cho được mang vào trong giày phải để tâm niệm rằng dù cô có đi đâu chăng nữa thì cũng có cha mẹ cô luôn ở bên cạnh.
Tại các buổi tiếp đón của lễ cưới, những vị khách tới dự có cơ hội được hôn cô dâu hoặc chú rể.
Nếu chú rể đi vào nhà vệ sinh thì tất cả khách là chị em được xếp hàng ở nơi đón tiếp sẵn sàng được hôn chú rể.
Khi chú rể ra ngoài và không thấy đâu nữa thì đến lượt những vị khách nam xếp hàng để được hôn cô dâu.