Rắn trong quan niệm của một số quốc gia

00:33 12/02/2014

(Giúp bạn)Nhiều quốc gia trên thế giới coi rắn là biểu tượng văn hóa lâu đời và mỗi nước lại có những quan niệm, phong tục tập quán hết sức thú vị về loài bò sát không chân này.

  • 1
    Châu Âu và Mỹ
     
    Kinh Thánh mô tả ma quỷ trong hình dạng của một con rắn. Vì vậy, phần lớn người châu Âu và người Mỹ, vốn theo Công giáo, rất kỵ rắn. Thậm chí, trong văn học, người ta còn mô tả rắn như một biểu tượng của tình trạng bất ổn hoặc tình huống xấu. 
  • 2
    Ấn Độ
     
    Tại Ấn Độ, cả người Ấn giáo và Phật giáo có sự tôn kính đặc biệt dành cho rắn hổ mang. Một con rắn ngậm đuôi là biểu tượng của người Hindu. Vị thần Ấn Độ, Vishnu ngồi trên đỉnh một con rắn ngàn đầu, đại diện cho sự vĩnh cửu. Naga Panchami là một trong những lễ hội cổ xưa nhất và được xem là quan trọng nhất trong năm tại Ấn Độ. Tại lễ hội này, người dân chơi đùa, âu yếm và ôm hôn rắn độc như những người bạn thân thiết. Ở Ấn Độ, có một truyền thuyết kể rằng nếu ai đó giết chết một con rắn hổ mang chúa thì người đó sẽ bị bạn tình của nó báo thù. Không có bằng chứng nào chứng minh truyền thuyết này là có thật, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 10.000 người Ấn Độ chết do bị rắn hổ mang cắn. Điều đó khiến người ta hoang mang về việc tin hay không tin vào truyền thuyết lâu đời này.
     
    ran-trong-quan-niem-cua-mot-so-quoc-gia-1
    Người dân Ấn Độ chơi nhạc bên rắn tại lễ hội Naga Panchami 
  • 3
    Trung Quốc
     
    Khi phát hiện một con rắn trong nhà, người Trung Quốc thường để chúng tự do thám thính mà không có bất cứ động thái xua đuổi nào. Trong quan niệm của họ, rắn vào nhà mang lại sự yên ổn cho gia chủ. Còn rắn bò lên giường sẽ mang lại may mắn. 
  • 4
    Nhật Bản
     
    Người Nhật Bản cho rằng sự xuất hiện của một con rắn trắng là điềm báo may mắn dài lâu. Bởi thế, người Nhật thường mang theo một bức ảnh chụp rắn trắng bên mình hoặc treo ảnh rắn trong nhà. Ngoài ra rắn còn được coi là biểu tượng lòng dũng cảm của người đàn ông, vẻ đẹp của phụ nữ và tiền tài thịnh vượng. 
     
    ran-trong-quan-niem-cua-mot-so-quoc-gia-2
    Người Nhật thường mang theo một bức ảnh chụp rắn trắng bên mình hoặc treo ảnh rắn trong nhà
  • 5
    Myanma
     
    Không biết tự bao giờ, trong một số nghi lễ cầu con cái, phụ nữ Myanma thường hôn một con rắn hổ mang chúa với niềm tin rằng hành động này sẽ giúp họ có con nhanh hơn. Mặc dù đã được cảnh báo là nguy hiểm, nhưng phái đẹp nước này vẫn không tỏ ra sợ hãi.
  • 6
    Ai Cập cổ đại
     
    Người Ai Cập cổ đại tin rằng rắn hổ mang tượng trưng cho mặt trời, các vị thần và nhà vua. Rắn kết hợp với kền kền đại diện cho sự thống nhất các vùng đất. Cư dân Ai Cập còn cho rằng rắn có kết nối với thế giới bên kia. Biểu tượng hai con rắn hổ mang phun lửa bảo vệ các cửa của âm phủ cũng từ đó xuất hiện trong văn hóa Ai Cập.
     
    ran-trong-quan-niem-cua-mot-so-quoc-gia-3
    Rắn kết hợp với kền kền đại diện cho sự thống nhất các vùng đất Ai Cập

Comments