Thay đổi kỹ năng giao tiếp để sự nghiệp thành công hơn
(Giúp bạn) - Nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp thì ngay từ bây giờ bạn phải thay đổi những sai lầm trong kỹ năng giao tiếp của bạn.
Những kỹ năng giao tiếp nơi công sở vô cùng quan trọng đối với mỗi nhân viên và đồng thời cũng quyết định sự thành công của mình trong sự nghiệp. Nói xấu sếp cũ, hỏi về lương lậu hay từ chối ăn trưa cùng đồng nghiệp sẽ khiến sự nghiệp của bạn khó "đầu xuôi đuôi lọt".
Dưới đây là một số những câu nói mà bạn không nên nói trong môi trường công sở bởi nó sẽ là tác nhân ảnh hưởng đến vị trí cũng như sự yêu mến của sếp và đồng nghiệp đối với bạn đấy.
Không nên giao tiếp với sếp hay đồng nghiệp:“Ở công việc trước đây của tôi thì…”
thay đổi kỹ năng giao tiếp để thành công hơn trong sự nghiệp |
Trong cuốn sách “Don't Burp in the Boardroom”, chuyên gia nghiên cứu về phép xã giao và lịch sự từng gợi ý rằng nên bắt đầu công việc mới với thật nhiều năng lượng, nhưng hãy nhớ thật khiêm nhường. “Bạn không được nhút nhát, bảo thủ mà phải cầu thị, đừng tỏ ra mình biết hết tất cả mọi thứ”.
Không nên giao tiếp với sếp: “Khi nào tôi được tăng lương?”
Đối với một nhân viên mới bắt đầu với công việc mới không nên hỏi vè việc bạn làm bao lâu mới được tăng lương. Randall gợi ý rằng: “Thay vì hỏi về vấn đề lương lậu, hãy hỏi xem làm thế nào để trụ lại sau 3 tháng thử việc?”
Không nên giao tiếp với đồng nghiệp “À, thứ Sáu tôi phải về sớm”:
kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp của bạn |
Nếu bạn bất chợt nói ra câu này, nó sẽ chỉ chứng tỏ với công ty mới rằng bạn thiếu sự giao tiếp cũng như thiếu sự tôn trọng họ. Họ kỳ vọng bạn có mặt ở đó, háo hức, nhiệt tình và sẵn sàng học hỏi.
Không nên giao tiếp với đồng nghiệp:“Tôi nên chơi với ai và không nên chơi với ai?”
Câu hỏi trên chẳng khác gì yêu cầu đồng nghiệp ngồi buôn chuyện với bạn. Và điều này sẽ giết chết sự nghiệp của bạn, Randall cho biết. Lời phàn nàn của một cá nhân về một đồng nghiệp khác là chuyện riêng giữa họ. Mọi chuyện có thể quá đà đến mức bạn không ngờ tới. Theo Randall, bạn nên dành thời gian gặp gỡ và có những cuộc trò chuyện ngắn với từng người trong phòng ban. Hãy tự mình đưa ra đánh giá.
Không nên giao tiếp với đồng nghiệp: “Tôi nghe đồn là… Có đúng như vậy không?”
cách giữ mối quan hệ với đồng nghiệp là kỹ năng giao tiếp |
Bạn sẽ không muốn trở thành một kẻ buôn chuyện, đặc biệt là trong ngày đầu tiên đi làm. Hãy tránh hỏi han hay lan truyền các tin đồn trong công ty, về đồng nghiệp mới hoặc về sếp cũ của bạn.
Không nên giao tiếp với đồng nghiệp: “Tiệc tùng vào các kỳ nghỉ của công ty như thế nào? Chúng ta có được thưởng hay liên hoan gì không?”
Randall gợi ý: “Bạn nên chờ đợi kỳ nghỉ của công ty và tự trải nghiệm nó. Và tiện nghĩ luôn bạn sẽ làm gì nếu về nhà mà không nhận được bất cứ thứ gì từ công ty vào dịp này”.
Không nên giao tiếp với sếp: “Sếp cũ của tôi chẳng biết gì hết”
Có thể sếp cũ của bạn là một người không thông minh lắm. Nhưng những nhận xét tiêu cực và lời so sánh rất hiếm khi được chào đón. Chúng sẽ làm giảm sự chuyên nghiệp của bạn, cũng như khiến mọi người đánh giá không tốt về bạn. Có thể đồng nghiệp sẽ cho rằng, kẻ ngốc ở đây không phải là sếp cũ của bạn mà chính là bạn.
Không nên giao tiếp với sếp hay đồng nghiệp:“Tôi mệt mỏi quá rồi”
không nên giao tiếp với sếp hay đồng nghiệp "Tôi mệt mỏi quá rồi" |
Tinh thần hăng hái là rất quan trọng. Trong ngày đầu đi làm, thái độ và tinh thần làm việc có thể dễ dàng nhìn thấy và bị soi khá nhiều.
Không nên giao tiếp với sếp hay đồng nghiệp: “Không, cảm ơn. Hôm nay tôi có cơm trưa rồi”
Từ chối cơ hội ăn trưa, kết thân cùng đồng nghiệp và sếp mới sẽ khiến bạn trở nên tách biệt, kể cả khi bạn có có bữa trưa chuẩn bị sẵn ở nhà vào ngày hôm đó.
Không nên giao tiếp:“Tôi nghĩ là…”
Theo kinh nghiệm, câu thần chú của bạn trong ngày đầu đi làm là “nên hỏi, đừng nên phát biểu”. Trừ khi được hỏi, tốt nhất là bạn nên giữ ý kiến cho riêng mình và chờ xem những nhân viên khác có nói về điều này trước không đã.