Có nên lựa chọn động cơ tăng áp?
(Giúp bạn)Theo lý thuyết, phần lớn các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu sẽ hạn chế khả năng tăng tốc của xe. Tuy nhiên, các nhà sản xuất luôn khẳng định rằng động cơ tăng áp sẽ giúp chiếc xe vừa đạt hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu nhưng vẫn sở hữu một khả năng tăng tốc tốt. Vậy tại sao động cơ tăng áp có thể làm được điều đó?
- 1
Lợi ích trên lý thuyết
Một turbo tăng áp được gắn trong hoặc gần ống xả, với tác động của khí thải, turbo này sẽ quay với tốc độ cao, năng lượng do turbo này sinh ra sẽ hỗ trợ cho máy bơm giúp tăng nồng độ không khí trong buồng đốt, đồng thời, tăng hiệu suất cho qua trình đốt cháy nhiên liệu. Đó là lý do tại sao các động cơ nhỏ có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn.
Hệ thống tăng áp giúp động cơ vẫn giữ được hiệu suất cao ngay cả khi các nhà sản xuất giảm bớt kích thước của chúng nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng hiệu quả đó không được đảm bảo khi chiếc xe được điều khiển bởi các lái xe có sở thích thường xuyên sử dụng xe ở hiệu suất cao.
Theo LMC Automotive – một tập đoàn chuyên về dự báo ngành ôtô, hệ thống tăng áp dùng cho xe hơi sẽ ngày càng được sử dụng phổ biến cho các dòng xe giảm kích thước động cơ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu khắt khe hiện nay. Dự kiến đến năm 2017, 25% số xe mới sản xuất tại Bắc Mỹ sẽ sở hữu hệ thống này.
Theo một số quảng cáo tại Ford Motor Co. shows thì tập đoàn này đang dự kiến phát triển động cơ EcoBoost đi kèm với hệ thống tăng áp nhằm nâng cao khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Một trong nhưng sản phẩm sử dụng động cơ EcoBoost được giới thiệu trong các triển lãm gần đây của Ford là F-150, đây là một mẫu xe bán tải được EPA đánh giá có mức tiêu thụ 10,69 lít/100km trên đường cao tốc. Ví dụ thành công khác của động cơ EcoBoost là mẫu Escape với khả năng tăng tốc ấn tượng, nhưng chỉ tiêu thụ nhiên liệu ở mức 7,13 lít/100km.
Tại Mỹ, ngoài Ford còn có một nhà sản xuất khác cũng rất chú tâm vào phát triển động cơ tăng áp đó là Chevrolet. Trên trang web của hãng này thường xuyên xuất hiện những lời giới thiệu về mẫu xe Cruze sử dụng động cơ tăng áp 1.4L kèm theo lời hứa hẹn tiêu thụ nhiên liệu ở mức 5,6 lít/100 km và hiệu suất này vẫn được đảm bảo kể cả khi người lái sử dụng xe ở công suất lớn.
Tuy nhiên, tương lại của động cơ tăng áp sẽ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các thế hệ động cơ tiết kiệm nhiên liệu công nghệ mới như điện, xăng điện hybrid.
- 2
Các đánh giá thực tế
Bất chấp những quảng cáo đầy hứa hẹn về tiết kiệm nhiên liệu của động cơ tăng áp, những con số vận hành thực sự của loại động cơ này chưa đủ sức thuyết phục. Ví dụ dễ thấy nhất là mẫu xe Dodge Dart của Chrysler sở hữu động cơ tăng áp 1.4L được EPA đánh giá có mức tiêu thụ nhiên liệu đạt 6,03 lít/100km trên đường cao tốc. Nhưng trong một bài kiểm tra của tạp chí Car and Driver, Dodge Dart gây thất vọng lớn khi chỉ đạt mức tiêu thụ 7,13 lít/100km với tốc độ trung bình 120km/h. Nếu muốn mức tiêu thụ đạt được xấp xỉ 5,88 lít/100km thì lái xe phải điều khiển xe chạy chậm đến mức khó có thể kiên nhẫn.
Theo ông Mike Omotoso – chuyên gia cao cấp về hệ thống truyền lực tại LMC Automotive, động tăng áp cũng chỉ đảm bảo hiệu suất và khả năng tiết kiệm nhiên liệu mà nhà sản xuất công bố khi bạn lái xe ở 1 tốc độ nhất định, nếu vượt quá thì con số này sẽ không còn chính xác.
Gần đây Consumer Reports đã làm một cuộc thử nghiệm trên 11 mẫu động cơ tăng áp đến từ 7 nhà sản xuất ôtô tiết kiệm nhiên liệu và kết quả còn thất vọng hơn so với những gì EPA đánh giá ban đầu. Chưa kể, người tiêu dùng còn phải trả thêm ít nhất 1.000 USD cho mỗi động cơ tăng áp vì chi phí sản xuất lớn.
Vì thế kết luận mà Consumer Reports đưa ra là: sử dụng động cơ tăng áp, người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn nhưng hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu lại thấp hơn các loại động cơ mới khác, ví dụ như nonturbo. Năm 2013, Honda đã quyết định thay thế khối động cơ turbo 2.4L 4 xi lanh của mẫu xe Acura RDX bằng một động cơ nonturbo có kích thước lớn hơn nhưng tiết kiệm nhiên liệu hơn. EPA đo được rằng với mẫu động cơ tăng áp 2.4L, Acura tiêu thụ lần lượt 12,38 lít/100km và 9,8 lít/100km khi chạy trong thành phố/cao tốc, trong khi với nonturbo 3.5L, các con số lần lượt là 11,76 lít/100km và 8,4 lít/100km.
Tương tự, pickuptrucks.com đã làm một bài kiểm tra dựa trên 2 mẫu F-150 của Ford, trong đó một chiếc xe được trang bị động cơ EcoBoost V6, 2 turbo, một chiếc khác sở hữu động cơ V8, 5.0L nonturbo. Và kết quả là động cơ V8 tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Vậy tại sao các động cơ tăng áp lại thường có được một kết quả khá tốt trong bài kiểm tra của EPA?
Ông Omotoso cho biết, một số nhà sản xuất đang tìm cách “lách luật”, tận dụng kẽ hở trong các bài kiểm tra của EPA, các mẫu xe được đưa vào kiểm tra đã được hiệu chỉnh để đạt kết quả tốt nhất về mức độ tiết kiệm nhiên liệu, vì thế con số này có thể sẽ không còn chính xác trong điều kiện thực tế. Ví dụ các bài kiểm tra của EPA thường chỉ diễn ra trong vòng 12 phút, tốc độ tối đa vào khoảng 96 km/h và tốc độ trung bình là 77 km/h. Và tốc độ thấp như vậy sẽ là một cơ hội thuận lợi để động cơ tăng áp thể hiện ưu điểm.
Để đưa ra nhận xét một cách khách quan nhất, có thể nói, động cơ tăng áp vẫn là một sản phẩm tốt, phù hợp với xu thế tiết kiệm nhiên liệu hiện nay. Nhưng các khách hàng nên sáng suốt khi lựa chọn giữa động cơ tăng áp và các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu khác, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới cảm giác tận hưởng tốc độ khi lái xe.