Nguy hiểm khi lười thay dầu ô tô

15:29 27/02/2014

(Giúp bạn)Tiết kiệm chi phí dầu bôi trơn khiến nhiều chủ xe tốn hàng trăm triệu đồng sửa động cơ xe.

Chi phí cho một lần sửa chữa như thế này có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí những trường hợp nặng có thể làm hỏng hoàn toàn động cơ xe. Chủ xe tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất về lịch trình thay dầu một cách cứng nhắc. Họ đã không nghĩ rằng điều kiện sử dụng thực tế của chiếc xe đã khiến nhiều thông số khuyến cáo trở nên sai lệch. Hơn nữa, việc ỷ lại vào sự nhắc nhở của hệ thống cảnh báo trên xe cũng là một phần nguyên nhân khiến các chủ xe sang trọng chủ quan.

  • 1

    Từ nguyên nhân đơn giản

    Có thể hiểu vấn đề theo cách rất đơn giản. Thông thường, các nhà sản xuất khuyến cáo rằng dầu bôi trơn cần được thay thế khi xe hoạt động được khoảng 8.000 – 10.000km. Ở các nước tiên tiến, hoặc trong điều kiện đường sá tốt và thông thoáng, mỗi giờ chiếc xe có thể vận hành được khoảng 80 – 100km/h hoặc hơn. Từ đó có thể suy ra một cách tương đối là mỗi lần thay dầu chỉ nên vận hành khoảng 100 giờ.

    Nhưng ở nước ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn và đông đúc, mỗi giờ xe chỉ đi được khoảng 20 – 30km, thậm chí nhiều khi tắc đường thì còn tồi tệ hơn. Chính vì vậy, để đi được quãng đường tương đương thì dầu bôi trơn bên trong những chiếc xe ở Việt Nam đã phải chịu đựng trong khoảng thời gian gấp 3 lần, tức là khoảng 300 giờ.

    Tuy nhiên, thời gian chịu đựng cũng chỉ là một phần câu chuyện. Việc di chuyển trong tình trạng bức bí khiến cho hệ thống làm mát cũng bị quá tải do không được thông thoáng liên tục. Nhiệt độ của động cơ có thể luôn ở mức cao, làm hao dầu rất nhanh và tính chất của dầu bôi trơn cũng nhanh bị biến đổi theo.

    nguy-hiem-khi-luoi-thay-dau-o-to-1

  • 2

    Đến hậu quả đắt giá

    Dầu bôi trơn bị nóng liên tục và biến đổi tính chất sẽ keo lại, thành một chất sền sệt đặc quánh. Hậu quả là dầu không thể chạy qua bơm để được bơm vào các “mạch máu” của động cơ, không đến được các vị trí cần bôi trơn như các ổ trục, các điểm ma sát…

    Các chi tiết động bằng sắt và thép không được bôi trơn sẽ cọ vào nhau, bị mài mòn rất nhanh. Quá trình ma sát sẽ sinh nhiệt, không chỉ làm cho quá trình mài mòn càng diễn ra nhanh hơn, mà còn đốt cháy lượng dầu còn bám trong các đường ống bên trong động cơ, tạo ra muội than, làm tắc các đường dẫn dầu. Việc đổ dầu mới vào cũng trở nên vô hiệu.

    Cá biệt có những xe khi dầu bị hao và keo lại, phao báo dầu bị kẹt ở mức cao không xuống được. Quá trình kiểm tra bằng thiết bị máy tính với phần mềm chuyên dụng cũng có thể cho kết quả sai lệch về mức dầu thực trong động cơ. Dầu không được bơm lên khiến các đệm dầu đóng mở xu-páp không có áp suất và kêu, thậm chí có thể gây sai lệch thời điểm đóng mở xu-páp.

  • 3

     kinh nghiệm quý giá

    Thực tế là nhiều chủ xe đã phải trả cái giá quá đắt cho sự việc này, bởi động cơ bị hỏng hoàn toàn. Nhiều trường hợp cứu vãn được khi động cơ chưa hỏng, nhưng cũng phải tháo toàn bộ động cơ để súc rửa dầu cháy, khai thông lại các đường dầu, và chi phí cũng không hề nhỏ.

    Chính vì thế, các chuyên gia trong lĩnh này khuyên rằng các chủ xe không nên tuân thủ một cách cứng nhắc các khuyến cáo của nhà sản xuất trong việc bảo dưỡng xe hay thay thế phụ tùng, mà cần căn cứ vào điều kiện sử dụng thực tế của mình để điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt trên nhiều dòng xe sang, chủ xe cần chủ động việc này trước khi hệ thống cảnh báo nhắc nhở.

    Cuối cùng, mỗi người ngồi sau vô-lăng cần hiểu rõ chiếc xe của mình và xử lý kịp thời ngay khi phát hiện thấy những biểu hiện khác thường của xe, chẳng hạn như tiếng máy ồn hơn, đồng hồ báo nhiệt tăng lên, xuất hiện tiếng kêu lạ phát ra từ khoang động cơ…

Comments