Tìm hiểu chứng bệnh 'điên đường' khi ngồi sau tay lái

15:26 27/02/2014

(Giúp bạn)Road Rage (điên đường) là thuật ngữ xuất phát từ phim ảnh Mỹ thập niên 50 của thế kỷ trước, dùng để mô tả tình trạng nóng giận không thể kiểm soát trong khi lái xe.

“Road rage” chính là tình trạng bất ổn thần kinh khi đang lái xe, dẫn tới thái độ hung hăng đi kèm với sự thịnh nộ, cãi vã, đánh lộn và thậm chí trong một số trường hợp sự mất kiểm soát khiến những người mắc chứng này sẵn sàng rút súng ra bắn người khác chỉ vì tranh giành một chỗ đậu xe hay một làn đường.

Ngày nay, “road rage” xảy ra tương đối phổ biến tại các nước phát triển phương tây, những vũ khí được những lái xe mang theo có thể đơn giản như một cây gậy bóng chày, hộp phun hạt tiêu, một con dao hoặc nghiêm trọng hơn có thể là một khẩu sung, những thứ này khiến nhân vật trong chiếc xe có cảm giác yên tâm và được đảm bảo sẽ tới đích an toàn và nhanh chóng.

tim-hieu-chung-benh-dien-duong-khi-ngoi-sau-tay-lai-1
Học cách “cám ơn” và luôn mỉm cười sẽ giúp bạn tránh căn bệnh “điên đường”.



Đặc biệt là nếu bạn sống tại Nga hoặc Mỹ – những xã hội tương đối phức tạp về tình trạng bạo lực, bạn sẽ rất dễ bắt gặp tình huống một số người tham gia giao thông giải quyết tình trạng ức chế trên đường bằng những phương pháp có lẽ chỉ có trên phim hành động.

Chứng bệnh này có tên khoa học là Intermittent Explosive Disorder (IED) và những người mắc chứng “điên đường” phần lớn là nam giới, có độ tuổi từ 18 tới 26, theo một số nghiên cứu chuyên ngành của các nhà tâm lý học.

Tuy nhiên, dấu hiệu nhẹ của “road rage” có thể gặp ở bất cứ thành phần nào, dù là nam hay nữ, trẻ hay già, chỉ đơn giản là những triệu chứng dễ nổi giận và gây chuyện không hay khi gặp kẹt xe, lái xe khác bóp còi, la mắng, chạy cúp đầu xe, bám sát đuôi xe, hoặc làm dấu ngón tay giữa…

tim-hieu-chung-benh-dien-duong-khi-ngoi-sau-tay-lai-2

Giao thông đông đúc và tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh “điên đường”.



Về lý thuyết khoa học, nóng giận là một phản ứng tự nhiên của con người hay cả thú vật để sinh tồn khi phải đối diện với những thử thách từ thiên nhiên hay trong xã hội và đó là điều cần thiết để giúp con người cân bằng và tồn tại. Tuy nhiên, “road rage” nghiêm trọng hơn thế. Đó là một chứng bệnh ức chế thần kinh vô cớ và không thể kiếm soát. Những người mắc phải chứng này hầu hết đầu chia sẻ họ cảm thấy rất buồn khi sự tức giận bùng phát, tuy nhiên họ không thể đạt được một thái độ thoải mái sau tay lái.

Vậy làm thế nào để “lái” cơn thịnh nộ sang một bên và tập trung lái xe một cách bình ổn? Lời khuyên cho những người có dấu hiệu mức chứng bệnh này, đó là hãy tập cách nói “cám ơn” khi đặt tay trên vô lăng và gặp những lái xe cư xử lịch sự, ví dụ như hành động nhường đường hoặc sử dụng đèn tín hiệu để thể hiện thiện chí đi đường.

tim-hieu-chung-benh-dien-duong-khi-ngoi-sau-tay-lai-3

Một số tài xế dùng cách vẫy tay để cảm ơn tài xế khác.



Trên thực tế, lời “cảm ơn” không hẳn là để dành cho đối phương, mà là hành động giúp những người mắc chứng bệnh này xây dựng một phong cách lái xe tích cực. Và đôi khi có nhiều cách để thực hiện điều này không chỉ cứng nhắc bó hẹp trong chữ “cám ơn”, có thể chỉ đơn giản là thể hiện sự cảm kích bằng một cái vẫy tay trái, tùy thuộc vào thói quen của xã hội, của từng quốc gia và thậm chí là phụ thuộc vào chính chiếc xe mà người đó lái.

Tất nhiên, để thực hiện được việc đó là không hề dễ dàng với những người mắc chứng “road rage”, tuy nhiên hay cố gắng bắt đầu từ những bước nhỏ nhất, vì trạng thái thần kinh của người đó, và vì cả sự an toàn tính mạng của số đông những người tham gia giao thông khác.

Ngoài ra, điều lưu ý thêm với những người dễ cáu giận là họ nên chuẩn bị cẩn thận những thứ cần thiết cho chuyến đi, tránh tình trạng hối hả khi lái xe và tuyệt đối không ngồi sau tay lái trong thời điểm tâm lý bị dao động.

Comments