Ăn cà chua sống có tác dụng gì

13:53 25/02/2014

(Giúp bạn)Cà chua là một loại thực phẩm phổ biến trong số các loại rau củ quả mà chúng ta ăn hàng ngày. Cùng Giupban.com.vn khám phá một số lợi ích từ việc ăn sống cà chua nhé.

Cà chua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt. Nhiều người vẫn ăn cà chua sống, vậy cách làm này có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

 


Ảnh minh họa

Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33 - 50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, phosphor,... có lợi cho sức khỏe

Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.

Làn da sáng mịn, mái tóc óng mượt, trái tim khỏe mạnh,…là một trong những lợi ích tuyệt vời mà cà chua mang lại cho sức khỏe. Với 10 lợi ích sức khỏe sau đây bạn sẽ thấy cà chua không thua gì thần dược.

Điều làm nên sức hấp dẫn của ca chua đối với sức khỏe là chất lycopene. Lycopene là  một loại chất chống oxy hóa và có rất nhiều trong cà chua. Lycopene là loại chất cơ thể không thể tự tạo ra được mà chỉ có thể bổ sung thông qua đường ăn uống. Với lycopene, cà chua trở thành nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cơ thể chống lại bênh ung thư và một số loại bệnh khác. Một ly nước ép cà chua mỗi ngày là sự bổ sung hoàn hảo để bạn chăm sóc sức khỏe của mình.

1. Cà chua và làn da

 

Ảnh minh họa

Chất chống oxy hóa có trong cà chua là thành phần chủ yếu có trong các sản phẩm sữa rửa mặt. Các chất oxy hóa này giúp tẩy tế bào chết và phục hồi các tế bào bề mặt, từ đó chúng làm sáng da và mang lại cho bạn khuôn mặt rạng rỡ. Đắp vài lát cà chua lên da trong vòng 10 phút là bạn sẽ thấy ngay tác dụng của nó đối với làn da. Bên cạnh đó, nước ép cà chua là phương thuốc tự nhiên giúp trị mụn trứng cá và làm se khít lỗ chân lông.

2. Cà chua và xương

Lượng canxi và vitamin K dồi dào trong cà chua giúp hình thành và giúp xương chắc khỏe. Lợi ích này thấy rất rõ khi bổ sung cà chua vào chế độ ăn của trẻ. Khi gãy xương, ăn nhiều cà chua là cách rất tốt giúp xương mau liền.

3. Cà chua và máu

 

Ảnh minh họa

Vitamin A, vitamin C và beta-carotene có trong cà chua hoạt động như các chất chống oxy hóa trong máu làm sạch các gốc tự do gây tổn hại đến máu. Cà chua càng đỏ càng chứa nhiều beta-carotene, một loại chất đặc biệt cần cho máu. Bên cạnh đó, cà chua còn chứa nhiều vitamin K, loại vitamin cần thiết giúp ngăn ngừa xuất huyết.

4. Cà chua và gan

Một trong những lợi ích sức khỏe của cà chua mới được phát hiện gần đây là ngăn chặn hiện tượng tắc nghẹn của gan. Vì vậy, cà chua giúp phòng tránh bệnh xơ gan. Thành phần hóa học có trong nước ép cà chua là liều thuộc tự nhiên giúp hòa tan sỏi mật từ gan, một căn bệnh khá phố biến hiện nay. Do đó, bổ sung cà chua đủ lượng là cách tuyệt vời để những người hay uống rượu giảm bớt các tác hại xấu của rượu.

5. Cà chua và tóc

 

Ảnh minh họa

Cà chua chứa rất nhiều vitamin A dưỡng chất giúp mái tóc khỏe mạnh và bóng đẹp. Các chuyên gia da liễu thường sử dụng các loại chất chiết xuất từ cà chua để ngăn ngừa hiện tượng tóc gãy rụng và phục hồi sự tăng trưởng cho tóc. Điều trị rụng tóc là một trong những tác dụng của cà chua được cả nhân loại biết đến từ rất lâu.

6. Cà chua và trái tim

Cà chua chứa nhiều vitamin B, kali giúp giảm lượng cholesterol xấu căn nguyên gây nên các bệnh liên quan đến huyết áp. Vì vậy, cà chua rất hữu ích trong việc ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các biến chứng về tim khác.

7. Cà chua và thận

Các thành phần hóa học có trong cà chua giúp “hòa tan” sỏi mật, từ đó ngăn ngừa tình trạng hình thành sỏi trong thận. Cà chua có tác dụng lớn trong việc thanh lọc máu, do đó mà nó giảm tải cho thận và giúp thận hoạt đông tốt hơn.

8. Cà chua giảm các tác hại của thuốc lá

Cà chua không thể giúp bạn cắt cơn thèm thuốc lá hay giúp bạn bỏ thuốc nhưng nó lại có tác dụng rất lớn trong việc giảm các tác hại của thuốc. Hút thuốc lá tạo ra các chất gây ung thư trong máu, căn nguyên gốc rễ của hầu hết các bệnh do nicotine gây ra. Trong cà chua có chứa nhiều axit coumaric axit chlorogenic những thành phần bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của chất gây ung thư.

9. Cà chua và mắt

 

Ảnh minh họa

Vitamin A là nguồn dinh dưỡng giúp duy trì và cải thiện thị lực, vì vậy ăn cà chua sẽ giúp bạn có một đôi mặt khỏe mạnh. Ăn cà chua thường xuyên là cách để bạn có được tầm nhìn tối khi trời tối.

10. Cà chua mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường

Một lợi ích sức khỏe tuyệt vời nữa của cà chua đến từ chromium. Chromium giúp giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được bệnh của mình. Đối với những người bị bệnh tiểu đường thì việc bổ sung cà chua vào chế độ ăn hàng ngày là điều cần thiết.

Công thức cụ thể:

- Bổ sung dinh dưỡng: Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 200g cà chua (rửa thật sạch, ăn sống hoặc nghiền thành bột nhão). Lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và ka li của cơ thể trong 24 giờ.

- Chữa tăng huyết áp: Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1 - 2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn thêm chút đường cho đủ ngọt, ăn sống. Mỗi liệu trình 10 - 15 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó lại tiếp tục liệu trình khác.

- Kích thích tiêu hóa, làm đẹp da: Cà chua 200g, táo tây 150g, chanh quả 80g, chuối tiêu chín 100g, cải bắp 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; chanh vắt lấy nước; bắp cải thái nhỏ. Ba thứ dùng máy ép lấy nước; Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi hoà đều với dịch ép, cho thêm nước chanh, quấy đều, chia uống vài lần.

- Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng: Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15ml, hai thứ trộn đều uống, ngày 2 - 3 lần.

- Hỗ trợ chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, thêm mỡ, mắm, muối... làm món xào ăn với cơm hằng ngày. Món này có tác dụng bình can, ích huyết (điều hòa chức năng gan, bổ máu), kiện tỳ, tiêu thực (tăng cường chức năng tiêu hóa), có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan mạn tính bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Lưu ý: Lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc trên. Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.      

Tuy nhiên khi ăn cà chua, nhất là cà chua sống, chúng ta cũng nên lưu ý một số vấn đề. Các nhà dinh dưỡng cho rằng, mỗi ngày chỉ cần ăn 100 - 200 gram cà chua tươi sống thì có thể cung cấp đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nhưng khi ăn, phải chú ý các điểm sau đây:

- Không nên ăn cà chua sống và dưa chuột sống cùng một lúc vì cà chua là một loại trái cây và thức ăn thực vật giàu vitamin, mỗi 100g cà chua có chứa 550 mg carotene, thiamin, 0,03mg riboflavin, 10,6mg niacin, 19 mg vitamin C, 0.57mg vitamin E, 92mg vitamin A. Dưa chuột có chứa enzyme vitamin C, vitamin C có thể làm hỏng những quả cà chua và làm giảm các chất dinh dưỡng khác. Do đó, không nên ăn dưa chuột với cà chua sống cùng lúc.

- Không nên dùng cà chua chưa chín cây vì trong quả cà chua chưa chín có chứa chất kiềm, ăn xong thấy vị chát ở miệng, người không hợp nếu ăn nhiều dễ bị trúngđộc.

- Bụng đang đói không nên ăn nhiều cà chua vì trong cà chua chứa tương đối nhiều chất keo và phê-nôn, là những chất dễ kết hợp với vị toan ở dạ dày sinh ra kết cứng làm trướng và đau dạ dày.

- Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh tăng thêm.

- Không được ăn cà chua bị ủng, nát để phòng chống bị ngộ độc.

 

 


Comments