Cùng khám phá ẩm thực miền Bắc
(Giúp bạn)Từ lâu người ta thường có câu nói "Ăn Bắc, Mặc Nam" phải chăng ý muốn nói là người miền Bắc thường sành ăn hơn trong cách ăn uống. Dưới đây là một số món ăn ngon của miền Bắc
- 1
Thắng cố
Nói đến thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc. Nhưng bây giờ, thắng cố đã trở thành món ăn ngon và quen thuộc của nhiều tộc người vùng cao. Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát rượu ngô nồng ấm của người miền núi thì không có gì sánh bằng.
Thắng cố được chế biến từ thịt lợn, thịt chó, thịt ngựa hay thịt dê. Thịt được làm sạch, cắt thành miếng 1-1,5kg, cho tất cả vào một chiếc chảo to, nêm thêm chút gia vị rồi ninh lên thành món tổng hợp gồm cả thịt, xương, tiết, lòng. Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
- 2
Lợn cắp nách
Lợn cắp nách cũng là món ăn không kém phần thú vị. Lợn đàn được đồng bào nuôi thả rông, chúng tự tìm thức ăn cho mình nên mặc dù 6-7 tháng tuổi mà chỉ nặng 8-10kg. Người dân thường lấy dây thừng buộc chân chúng rồi cắp nách ôm xuống chợ bán nên gọi là lợn cắp nách. Thịt lợn này rất ngon: thịt chắc, hàm lượng nạc cao lại rất thơm. Ðặc biệt nhất của món này phải kể đến món nước chấm. Nước chấm thịt lợn cắp nách được chế từ mẻ lọc kỹ chưng với dổi, ớt... tạo thành món nước sệt vừa bùi lại vừa thơm.
- 3
Cơm lam
Cơm lam là món ăn quen thuộc của người dân tộc thiểu số, nó có mặt ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Xưa món ăn đơn giản này được chế biến cho những người đi rừng, ngày nay cơm lam trở thành một món ăn đặc sản dùng để đãi khách phương xa cũng là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội.
Để chế biến món ăn này đỏi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Gạo là nguyên liệu quan trọng, khi nấu cơm lam, người ta lựa chọn loại gạo đặc trưng của vùng núi, hạt nhỏ, thuôn dài, khi chín tỏa mùi thơm nức. Gạo được vo sạch, cho vào ống nứa cùng ít nước, nén chặt nhưng không quá đầy, dùng lá chuối nút đầu nứa lại và đem nướng. Ống nứa dùng để nướng cơm phải là ống nứa tươi, hơi non để khi nướng, hương thơm của ống nứa tươi hòa quyện vào hương nếp mới tạo nên một hương vị rất riêng của cơm lam. Khi nướng phải trở đều tay, xoay ống nứa để cơm chín đều. Khi lớp vỏ nứa bắt đầu khô lại, gạo tỏa hương thơm là lúc cơm lam đã chín.
- 4
Thịt gác bếp
Thịt gác bếp là một món ăn đặc sản của vùng núi phía Bắc và thường thấy trong bữa ăn của người dân tộc.
Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rong trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu.
Các kỹ thuật chế biến đều là gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp tự nhiên thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng.
Thịt trâu gác bếp
- 5
Phở Hà Nội
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực của người Việt Nam và ở đâu trên đất nước này bạn đều có thể ăn món ăn này, nhưng có lẽ chỉ có ở Hà Nội thì món ăn này mới thể hiện được hết cái tinh hoa của mình nhất.
- 6
Chả cá Lã Vọng
Ở Hà Nội có món Chả cá Lã Vọng thật sự rất độc đáo và cũng thật khó quên bởi cái chất liệu và cách thức cũng như dụng cụ làm nên món ăn này thật đặc biệt.
Món chả cá thoạt nhìn tưởng chừng rất đơn giản, nhưng không phải vậy, để làm được món ăn này đòi hỏi người chế biến khá công phu. Thông thường cá dùng làm chả là cá chiên, cá quả, cá nheo… nhưng đặc biệt nhất vẫn là cá lăng, loại cá ít xương, thịt không bị nát, thịt bùi và đậm. Cách chế biến cũng cần những công đoạn như: ban đầu lọc lấy thịt nạc, thái vuông nhỏ, ướp cùng với các gia vị gồm có củ nghệ, riềng, gọt vỏ giã lấy nước hòa cùng với nước mẻ đã chắt và cho thêm một chút ít mắm tôm, nước mắm, tiêu, đường, dầu ăn. Ướp cá như vậy trong khoảng 2 tiếng thì các gia vị và cá mới ngấm. Sau đó đem cá đã ướp nướng trên bếp than hồng cho đến khi vàng đều hai mặt.
- 7
Miến lươn
Miến lươn là một món ăn phổ biến tại Việt Nam, và khá nổi tiếng tại một số địa phương như Ninh Bình và Nghệ An được coi là đặc sản ẩm thực đặc trưng của địa phương.
Miến lươn được nấu từ miến với thịt lươn, và trong thực tế thường có hai dạng: dạng miến lươn khô được chế biến bằng phương thức đem mỡ cho vào chảo nóng đun rồi cho hành khô vào phi thơm. Bỏ thịt lươn xào rồi cho mộc nhĩ vào xào cùng. Đem miến xào săn hoặc chần cho mềm trong vài phút rồi bắc ra, trộn với lươn đã xào đều và bày ra đĩa cùng với rau răm, hành thái thật nhỏ, ăn kèm với ớt chưng.