Hướng dẫn làm và bảo quản dấm
(Giúp bạn)Dấm được các bà nội trợ sử dụng nhiều trong chế biến món ăn hàng ngày. Vậy chế biến và bảo quản dấm như thế nào mới đúng cách? Lamsao xin giới thiệu với bạn qua bài viết dưới đây.
- 1
Cách làm giấm:
Sản xuất giấm thủ công khá dễ dàng. Với hộ gia đình chỉ cần dùng rượu 8%, tức 8 lít rượu với 100 lít nước, để trong một thời gian sẽ tạo nên cái giấm. Cái giấm ở đây chính là vi sinh vật axetic.
Theo cách làm dân gian thì:
- Cho nước dừa tươi + chuối + rượu vào hũ thủy tinh, châm nước lọc vào khoảng 8/10 thể tích hũ, đậy nắp, để chỗ thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và không xê dịch. Để trong khoảng 45 - 60 ngày, tùy thời tiết, trên mặt hỗn hợp sẽ kết một lớp men vi sinh nhìn như một lớp váng trắng đục, đó là "con giấm". Càng để lâu, con giấm càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, để càng lâu càng chua, canh chừng thời gian, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết giấm ra, đừng để con giấm trôi theo bể.
- Sau khi chiết giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, châm vào hũ giấm và cũng chỉ châm 8/10 hũ. Thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn lần đầu tiên và sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên.
- Cứ mỗi lần lấy giấm ra và châm nước đường vào, sẽ có thêm một lớp con giấm mới, mỏng hơn và lớp con giấm đầu tiên sẽ rất dày.
- Phải gây hũ giấm khác khi trong hũ đã phải có kết vài lớp "con giấm" vì những lớp con giấm sẽ dày lên làm choáng hết thể tích hũ. Dùng một hũ thủy tinh khác, nhẹ tay sớt một lớp con giấm sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức trên, thời gian sau nước đường trong hũ mới sẽ trở chua thành giấm.
- Giấm sau khi chiết ra lọc lược cho trong bằng túi vải thưa, có thể dùng được ngay, muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được.
- Sau khi gây được hũ giấm thứ ba, vớt bỏ xác chuối ở hũ làm lần đầu.
- Lưu ý trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra nắng.
- Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục. Có thể thay chuối chín bằng thơm thật chín, cắt lát nhưng giấm làm bằng thơm thường có màu vàng.
- 2
Đựng giấm vào đâu để không nhiễm độc?
Chính vì khả năng trở thành dung môi hòa tan các độc chất trong vật liệu đựng nên giấm ăn cần được bảo quản trong các đồ dùng đảm bảo chất lượng và được phép sử dụng để đựng thực phẩm. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, hiện nay có thể phân loại nhựa đựng được giấm như nhựa polyetylen (tốt nhất là màu trắng) và nhựa PET.
(Chai đựng nước tinh khiết… có dung tích 0,3; 0,5 và 1,0 lít thường thấy trên bàn tiếp khách của cơ quan, bàn ăn của nhà hàng, gia đình, mang theo đi công tác hay du lịch, chủ yếu làm bằng nhựa PET (polyethyleneterephtalat). Loại nhựa này có độ bền cơ học tốt nên bầu như không bị nứt, vỡ khi vận chuyển. Những loại chai lớn hơn có dung tích 5 lít, 20 lít cũng làm bằng loại nhựa này).
Còn nhựa PVC chỉ có thể đựng được các loại thực phẩm trung tính và khô như làm ống dẫn nước, đựng thuốc lá, cà phê, chè... Không thể sử dụng nhựa PVC để đựng dầu ăn, giấm ăn.
Đặc biệt, không nên đựng giấm vào các loại ang sành như dân gian trước kia vẫn sử dụng. Bởi chất liệu chính của ang là đất nung nên chắc chắn trong thành phần vật liệu có chứa các kim loại nặng. Do vậy, khi đựng giấm chắc chắn sẽ tạo nên nguy cơ phơi nhiễm cao.
Nếu vật liệu đựng đảm bảo sạch sẽ, an toàn sẽ tạo nên cái giấm thuần chủng, tức là chỉ có vi sinh vật axetic giúp giấm thơm ngon, có độ chua dịu vừa phải. Nếu chai lọ, vật liệu đựng không sạch sẽ tạo nên giấm tạp chủng với nhiều loại vi sinh vật, kết quả là giấm sẽ không có độ chua đảm bảo và không có mùi thơm dịu.