Thực phẩm tốt cho người bị gãy xương

10:59 26/02/2014

(Giúp bạn)

 

Những người mới bị gãy xương, đau, phù nề, thâm tím, có thể dùng 50 g cua rửa sạch, sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9-12 g. Nếu dùng rượu nhẹ để chiêu thuốc thì càng tốt. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm tốt cho người bị gãy xương nhé!


MÓN ĂN BÀI THUỐC CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG




Một trong những nguyên tắc chữa gãy xương của Đông y là phải tuân thủ quan điểm chỉnh thể và điều trị có tính tổng hợp. Ngoài việc tiến hành các thủ thuật kéo nắn, cố định, tập luyện, châm cứu..., người bệnh còn phải dùng thuốc tích cực và hợp lý, vận dụng các món ăn bài thuốc để hỗ trợ điều trị. Sau đây là một số món ăn cho người gãy xương:
- Cốt toái bổ 60 g, ngâm trong 500 ml rượu nhẹ, sau 7-10 ngày thì dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Dùng cho giai đoạn muộn, các triệu chứng toàn thân đã hết nhưng tại chỗ vẫn còn sưng đau.
- Ý dĩ 50 g, xích tiểu đậu 100 g, đại táo 50 g. Tất cả ninh nhừ, chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho tất cả các giai đoạn, kể cả khi bỏ phương tiện cố định nhưng tại chỗ vẫn sưng nề.
Cũng có thể dùng xích tiểu đậu 100 g, tẩm với 1 chén dấm ăn rồi đun chín, đem phơi khô, sau đó lại tẩm dấm cùng với một lượng rượu gạo thích hợp rồi phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3-6 g.
- Bí đao 150 g, xương sườn lợn 100 g. Đem xương sườn hầm nhừ, gạt bỏ váng mỡ rồi cho bí đao, hành và gia vị nấu thành canh ăn. Dùng cho trường hợp tại chỗ sưng nề nhiều.
- Vỏ trứng gà sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 g. Dùng cho tất cả các giai đoạn nhằm mục đích thúc đẩy quá trình liền xương.
- Cá diếc 250 g, gừng tươi 3 lát, hành 2 củ, hạt tiêu 7 hạt. Cá làm sạch, cho tất cả gia vị vào trong bụng rồi hầm nhừ ăn. Dùng thích hợp cho giai đoạn muộn, xương vẫn sưng nề, hoạt động khó khăn.
- Nhân sâm 250 g, hoàng kỳ 250 g, đương qui 100 g, xuyên khung 100 g. Tất cả sắc kỹ 2 lần, chắt lấy nước cốt, tiếp tục cho thêm bột nhung hươu 50 g, bột vỏ trứng gà 50 g, đại táo 250 g (bỏ hạt, thái vụn), đường phèn 300 g. Tất cả cô thành cao rồi đựng trong bình sứ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh. Dùng tốt cho giai đoạn muộn để thúc đẩy quá trình liền xương.
- Hoàng kỳ 30 g sắc kỹ lấy nước, nấu với 100 g gạo nếp cẩm và 50 g đại táo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho người bị gãy xương có thể chất suy nhược, ăn kém, xương chậm liền.
- Rau thai 1 cái làm sạch, sấy khô, tán bột, bột vỏ trứng gà 100 g, đường trắng 100 g, trộn đều, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 g. Thích hợp với người già bị gãy xương, thể trạng suy nhược.
- Chim sẻ 3 con làm sạch, lọc thịt, băm nhỏ rồi xào chín với 1 chút rượu. Xương chim thì hầm kỹ với thỏ ty tử 10 g, phúc bồn tử 10 g, kỷ tử 10 g. Lọc lấy nước, ninh cùng 100 g gạo tẻ thành cháo, cho thịt chim và chế thêm gia vị, ăn vài lần trong ngày. Dùng rất tốt cho các trường hợp gãy xương giai đoạn muộn, hay chóng mặt, ù tai, kém ăn, mất ngủ.
- Gà sống đen 1 con (chừng 500 g), tam thất 5 g thái phiến. Gà làm thịt, cho tam thất vào trong bụng cùng với một chút rượu nguyên chất rồi đem hầm cách thủy, ăn trong ngày. Dùng để bồi bổ, làm mạnh cơ bắp, giúp xương liền nhanh.
- Bổ cốt toái 15 g, tục đoạn 15 g, kỷ tử 6 g, đỗ trọng 10 g, bỗng rượu 500 ml. Tất cả đem ngâm trong nửa tháng, uống ngày 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 20 ml. Có công dụng bổ can thận, cường gân cốt, rất tốt cho người suy nhược cơ thể, xương chậm liền.

Thật ra thắc mắc bạn hỏi đôi khi được đề cập như chuyện đùa vui trong bàn nhậu của đám đàn ông. Nhưng khi ngồi phòng khám và làm công tác tư vấn tôi đã nhận được không ít thắc mắc tương tự. Không biết bắt nguồn từ đâu và cơ sở nào để cho rằng khi bị gãy xương và trong giai đoạn đang điều trị mà xương chưa lành, nếu thực hiện chuyện sinh hoạt vợ chồng sẽ làm mục xương… Rõ ràng ở đây cần giải thích một cách nghiêm túc cơ chế xương được chữa lành thế nào.

Xương sẽ lành…

Cần phải dài dòng một chút chuyện xương gãy. Khi xương bị gãy sẽ có tình trạng co mạch để hạn chế chảy máu từ phần mềm và xương. Ít hay nhiều ở vùng gãy xương cũng có khối máu tụ. Người ta nhận thấy trong khối máu tụ có nhiều tế bào gốc đa năng có thể biến đổi thành tế bào tạo xương osteblast. Khi hai đầu xương gãy được cố định sẽ có sự hoại tử một phần đầu xương gãy do thiếu máu nuôi tạm thời làm khe gãy rộng ra. Sau đó sẽ hình thành mô xơ nối hai đầu xương gãy.

Máu nuôi từ màng ngoài xương và trong tủy xương sẽ mang các tế bào tạo xương để tạo nên chất nền cho sự lành xương cũng như hình thành tế bào xương và sau đó là giai đoạn canxi hóa để biến thành canxi xương. Như vậy quá trình lành xương sẽ đi từ canxi xơ sang canxi sụn và kết thúc bằng canxi xương.

Có hai yếu tố giúp lành xương. Đầu tiên là yếu tố cơ học, hai đầu xương gãy phải được cố định vững chắc và chỉ cho phép hai đầu xương gãy có những cử động nhỏ để kích thích sự lành xương mà thôi. Yếu tố thứ hai là yếu tố sinh học, nghĩa là máu nuôi. Hệ máu nuôi đến từ các cơ bao xung quanh xương và máu trong lòng tủy xương. Nếu hệ thống này không bị phá hủy, ví dụ như trong trường hợp gãy xương có kèm giập nát mô mềm hay gãy xương mà được mổ mở banh, thì xương sẽ lành bình thường.

… Canh sẽ ngọt

Rõ ràng qua cơ chế lành xương, chúng ta thấy chẳng có lý do gì để sợ việc sinh hoạt vợ chồng trong giai đoạn xương gãy đang được điều trị sẽ làm mục xương. Chuyện ấy cũng không làm chậm lành xương chút nào vì nếu chúng ta tôn trọng yếu tố giúp lành xương thì xương sẽ lành bình thường. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý một số điều sau:

Xương là phần cứng nâng đỡ cơ thể khi di chuyển. Khi bị gãy ở một số xương như mâm chày, cổ xương đùi, trần chày hay gãy nát… không thể chịu được tải trọng vì sẽ di lệch khi đi đứng. Do vậy các bác sĩ sẽ phải cho bệnh nhân đi nạng không chống chân, đôi khi phải mang bột. Đây chính là điểm bất lợi cho việc sinh hoạt vợ chồng. Khi đó chúng ta cần lựa thế sao cho cả hai đều cảm thấy thoải mái khi lâm trận và tránh làm xương di lệch.

Nếu không may bị gãy xương thì chúng ta vẫn có cách, không nên vì những thông tin “không rõ nguồn gốc” mà lâm vào tình trạng “cám treo heo nhịn đói”, dễ sinh tiêu cực trong cuộc sống vợ chồng. Hãy mạnh dạn bày tỏ băn khoăn với bác sĩ chấn thương của bạn để có lời khuyên tốt nhất.



BÍ QUYẾT PHÒNG GÃY XƯƠNG TỐT NHẤT


Không chỉ là loại rau giàu dinh dưỡng, ăn mát, giải nhiệt tốt, với nhiều thành phần phong phú khác, rau bina (rau chân vịt) còn là loại thuốc phòng các bệnh về xương tốt nhất.

Theo nghiên cứu mới đây, rau bina có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa như vitamin E và selen có tác dụng chống quá trình lão hóa đến sớm, thúc đẩy phát triển tế bào, kích hoạt chức năng não, tăng sinh lực cho não và giúp ngăn ngừa lão hóa não, ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Ngoài ra ăn rau bina cũng có thể ngăn ngừa gãy xương ở người cao tuổi.

Rau bina hay còn gọi rau chân vịt, rất tốt cho xương

Công trình nghiên cứu chứng minh, rau bina giàu kali và magie, vitamin K, ngoài ra có chứa một loạt các chất giúp phát huy vai trò của canxi cho bộ xương luôn chắc khoẻ.

Cách ăn rau bina tốt nhất:

- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung 200mg vitamin K từ rau bina hàng ngày sẽ giúp duy trì và tăng cường vai trò mật độ khoáng của xương. Và 200mg vitamin K tương đương trong 100g rau bina.

- Cách nấu: Vitamin K không phản ứng với nhiệt độ cao, do vậy quá trình nấu ăn không làm mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, vitamin K nên kết hợp với cà rốt và chút dầu ăn, để khi vào cơ thể tăng khả năng hấp thụ.

thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong-2

Rau bina hay còn gọi rau chân vịt, rất tốt cho xương (Ảnh minh họa)

- Hạn chế kết hợp rau bina với đậu phụ, vì đậu phụ chứa hàm lượng protein thực vật cao hơn, thêm cả magnesium chloride, calcium sulfate... khi nấu cùng chỉ làm giảm đi lượng vitamin có trong rau bina.

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO XƯƠNG CHẮC KHỎE

Cách đơn giản nhất để giúp xương chắc khỏe là bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương có sẵn trong các loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống.

Khi bị loãng xương, chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm và nếu ở tình trạng nặng, người bệnh có thể bị gãy xương dẫn tới tàn phế suốt đời hoặc tử vong.
 
Vì vậy, việc giữ gìn cho xương chắc khỏe là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta ngay từ khi còn trẻ.
 
Cách đơn giản nhất để giúp xương chắc khỏe là bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương có sẵn trong các loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống.
 
Sản phẩm từ sữa
 
Sữa vẫn là nguồn thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong thực đơn những thực phẩm giúp phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe vì trong sữa có nhiều canxi - thành phần chính cấu thành nên xương.
 
Nếu không uống được sữa tươi thì có thể thay thế bằng sữa chua, phô mai, sữa bò. Một hộp sữa chua có hàm lượng canxi tương đương với một cốc sữa 250ml. Một miếng pho mát 30g cũng chứa lượng canxi tương ứng. Còn 1 ly sữa bò chứa khoảng 270mg canxi.
 
Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, bạn hãy chọn các sản phẩm ít đường hoặc không đường.
 
thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong-3
 
Ngũ cốc
 
Ngũ cốc có khả năng phòng chống loãng xương bởi trong nó có hàm lượng protein từ 8-14% và đạm thực vật giúp tăng cường mật độ xương.
 
Hãy xen kẽ vào thói quen ăn uống hàng ngày (bánh mì, bột mì, gạo…) bằng mầm lúa mì, rau quả sấy khô. Lưu ý: 100g mầm lúa mì mang đến 26g đạm, còn một nắm lúa mạch mang đến 14g đạm.
 
Cá hồi
 
Đây là loại cá có hàm lượng vitamin D dồi dào (khoảng 12-20mg trong 100g cá) nên rất có lợi cho sự tái tạo mật độ xương. Cá hồi là 1 trong 6 thực phẩm giúp bạn phòng tránh bệnh loãng xương tốt nhất. 
 
Hãy ăn cá hồi 2 lần/tuần để đảm bảo nhu cầu vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra, phơi nắng cũng giúp cơ thể hấp thụ được một lượng nhỏ vitamin D qua da.
 
Giá đỗ
 
Trong giá đỗ có chứa phyto-oestrogen (hormone oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon giúp chị em giảm hẳn lo lắng về quá trình loãng xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh, khi xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương. 
 
thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong-4
 
Thịt bò
 
50% thành phần cấu tạo của xương trong cơ thể là protein, nên xương rất cần protein. Chị em có thể bổ sung protein cho xương từ thịt bò vì thịt bò chứa rất nhiều protein. Theo các chuyên gia xương khớp, người trưởng thành nên bổ sung 0,88gr protein/kg trọng lượng cơ thể.
 
Chuối
 
Chuối có tập trung lượng trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali - chất điện phân ngăn ngừa mất canxi của cơ thể. Mỗi ngày bạn ăn một trái chuối là đủ.
 
Bắp cải
 
Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. 100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03-1mg.
 
Nếu không muốn ăn bắp cải, chị em có thể thay thế bằng cải thìa, cải xanh, cải xoăn... vì các loại cải này cũng hàm chứa rất nhiều vitamin K.
 
Trà xanh

Với hàm lượng flavonoid (chất chống ôxy hóa) phong phú trong lá trà, trà xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương. 
 
Tuy nhiên, tránh uống quá 3 cốc nước trà/ngày vì trong chè có nhiều théine – một chất gây kích thích. Ở một số người, uống quá nhiều nước trà còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hóa. Nên tránh uống trà ít nhất 30 phút trước và sau bữa ăn.

NHỮNG THỰC PHẨM SẼ TÀN PHÁ XƯƠNG CỦA BẠN

Song song với việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe thì chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò trong hủy hoại sự khỏe mạnh của xương.

Một số thực phẩm thực sự làm suy giảm hoặc ngăn chặn sự hình thành mật độ xương. Dưới đây là 6 thực phẩm hàng đầu có khả năng hủy hoại bộ xương vững chắc của cơ thể bạn:
thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong-5

Muối

Muối làm mất mát lượng canxi từ xương, làm suy yếu chúng qua thời gian.  Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, với mỗi 2.300mg natri hấp thụ vào cơ thể, bạn sẽ mất đi khoảng 40mg canxi.

Một nghiên cứu so sánh những phụ nữ mãn kinh, giữa những người ăn chế độ ăn nhiều muối và những người ăn nhạt hơn, kết quả cho thấy, những người ăn nhiều muối bị mất nhiều khoáng chất của xương hơn.

Phải làm gì: Cách hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất là cắt giảm lượng muối ăn, đặc biệt là trong các loại thực phẩm chế biến.

Nghiên cứu cho thấy, hầu hết người Mỹ "nhận" được 75% natri không phải từ muối ăn mà là từ thực phẩm chế biến, chẳn hạng như thịt nguội, đồ đông lạnh, súp đóng hộp, pizza, thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và rau đóng hộp...

Nước ngọt

thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong-6

Nước giải khát cũng là thức uống nguy hiểm đối với xương. Đồ uống có ga thường chứa axit photphoric làm gia tăng tốc độ bài tiết canxi trong nước tiểu. Trong khi đó chúng chỉ thỏa mãn cơn khát của bạn mà không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào như khi bạn uống sữa hoặc nước ép trái cây.

Phải làm gì: Khi bạn bị cám dỗ bởi một cốc cola, hãy cố gắng bù đắp lượng canxi bị mất bằng cách tăng cường uống sữa, nước cam hay sinh tố trái cây với sữa chua. Hoặc chỉ cần uống nước khi bạn khát nước và ăn một chế độ ăn uống cao giàu các chất dinh dưỡng xây dựng xương.

Caffeine

thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong-7

Chất cafein không xấu như muối, nhưng tác động của nó đối với hệ xương cũng tương tự, lọc canxi từ xương. Cứ mỗi 100mg caffeine (tương đương một tách cà phê nhỏ) dung nạp vào cơ thể bạn sẽ mất đi 6mg canxi.

Đó không phải là rất nhiều, nhưng nó có thể trở thành một vấn đề nếu bạn có xu hướng dùng đồ uống có chứa caffeine (như trà đá và cà phê...) thay thế cho các đồ uống lành mạnh cho xương. (như sữa và nước trái cây...)

Phải làm gì: Giới hạn lượng cà phê tiêu thụ trong ngày bằng một hoặc hai tách cà phê vào buổi sáng, sau đó chuyển sang các thức uống khác không có tác động xấu tới xương. Ngoài ra, thêm sữa vào cà phê cũng giúp bạn bù đắp những tác động xấu đấy!

Rượu

thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong-8

Ở một khía cạnh nào đó, rượu "chặn" sự hấp thụ canxi trong cơ thể. Nó ngăn chặn các khoáng chất tạo xương mà bạn hấp thu vào cơ thể. Lượng rượu nhiều có thể phá vỡ quá trình tái tạo xương bằng cách ngăn chặn các nguyên bào xương, các tế tào xương làm công việc của chúng.

Vì vậy, uống nhiều rượu không chỉ làm cho xương trở nên yếu hơn mà còn gây ra chứng gãy xương, can thiệp vào việc chữa các chứng bệnh liên quan đến xương.

Phải làm gì: Hạn chế lượng rượu ở mức 1 ly/ngày, cho dù đó là rượu, bia, hoặc rượu nặng.

Dầu hydro hóa

thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong-9

Các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy rằng quá trình hydro hóa (biến dầu thực vật dạng lỏng thành dầu rắn) được sử dụng trong baking thương mại, phá hủy vitamin K tự nhiên được tìm thấy trong các loại dầu.

Vitamin K  rất cần thiết cho xương chắc khoẻ, và các loại dầu thực vật như dầu hạt cải và dầu ô liu là nguồn cung cấp vitamin K quan trọng thứ hai (sau các loại rau lá xanh) cho cơ thể.

Tuy nhiên, lượng vitamin K đó là rất nhỏ. Cứ một muỗng canh dầu hạt cải thì chứa 20 microgram vitamin K, một muỗng canh dầu ô liu có 6 microgram, trong khi đó một khẩu phần rau bina chứa 120 microgram.

Phải làm gì: Nếu bạn đang ăn rau xanh, bạn không cần phải lo lắng về điều này quá nhiều. Nhưng nếu bạn là "fan hâm mộ" của các loại bánh nướng như bánh nướng xốp và thì bạn cần phải xem xét lại.

Đọc nhãn để tránh các loại dầu hydro hóa, hoặc thay vào đó hãy nướng bánh ở nhà bằng dầu hạt cải khi có thể.

(ST)

Comments