Chiêm ngưỡng tuyệt tác nhà thờ bùn

15:08 10/02/2014

(Giúp bạn)Nhà thờn bùn là nhà thờ Hồi giáo lớn ở Mali, một di sản văn hóa độc nhất vô nhị trên toàn thế giới.

Thuở xa xưa, khi con người chưa thực sự phát triển, bùn và đất được coi là hai liệu nguyên liệu xây dựng chính, đặc biệt là ở thế giới cổ đại phương Đông.

Từ những thứ tưởng chừng như bỏ đi ấy, không ít những công trình tráng lệ đã ra đời. Một trong những tuyệt tác như thế đó chính là nhà thờ lớn (Great Mosque) ở Mali - công trình được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1988…

chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-1

Được xây dựng từ năm 800, Djenne là một trong những thành phố cổ xưa nhất bên sa mạc Sahara. Hàng ngàn năm nay, Djenne là trung tâm văn hóa, buôn bán giao thương và cũng là trung tâm Hồi giáo lớn ở khu vực.

chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-2

Nhà thờ lớn, còn gọi là Great Mosque, tọa lạc tại thị trấn Djenne, miền Trung đất nước Mali. Nó được xây dựng năm 1907 bởi bàn tay, khối óc của rất nhiều kiến trúc sư chịu ảnh hưởng đậm nét từ phong cách Sudano-Sahel.

chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-3

Điều đặc biệt, Great Mosque là công trình lớn nhất trên thế giới được xây dựng hoàn toàn từ bùn và đất với diện tích bề mặt lên tới 5.625km vuông. 

Để có được hình hài và dáng dấp như ngày nay, nó đã trải qua một chiều dài lịch sử đầy thăng trầm, biến cố.
Vào thế kỷ thứ 13, nơi đây tồn tại một nhà thờ Hồi giáo cũ. Khi nó bị bỏ hoang, không được chăm lo, tu dưỡng, lại nhân sự kiện vua Seku Amadu chinh phục được Djenne trong cuộc chiến Tukulor, nhà thờ bị phá hủy để xây dựng một công trình mới.
 
chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-4

Tháng 4.1893, lực lượng quân Pháp do chỉ huy Louis Archinard dẫn đầu đóng chiếm Djenne đã phá bỏ nhà thờ của Seku Amadu và là những người cuối cùng cho khôi phục nhà thờ lớn tại đúng vị trí và hình dáng ban đầu.

chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-5

Tường nhà thờ dày từ 41 - 61cm, được làm từ những viên gạch bùn phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, gọi là “ferey”. Trong quá trình xây dựng, người ta sử dụng loại gạch trên với vữa nhão và thạch cao bùn để tạo cho bức tường một cảm giác nhẵn, mịn.

chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-6

Điều đặc biệt trong thiết kế Great Mosque nằm ở thành phần gạch bùn. Ngoài bùn, đất là hai nguyên liệu chính không thể thiếu thì người xưa còn cho rễ cây cỏ vào trong gạch. 

Tác dụng của việc làm đó là giúp công trình có thêm độ bền vững, chống chọi tốt nhất với điều kiện khí hậu, độ ẩm thay đổi liên tục.

chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-7

Do bùn và đất hấp thụ cũng như bức xạ nhiệt kém nên Great Mosque có một khả năng kỳ diệu: ban ngày, bên trong nhà thờ rất mát song ban đêm lại vô cùng ấm áp. 

Ngoài ra, toàn bộ nhà thờ cũng được xây trên nền đất cao hơn 3m nhằm phòng tránh thiệt hại do lũ lụt từ con sông Bani gây ra.

chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-8

Nằm ở phía Đông nhà thờ là những bức tường cầu nguyện, còn gọi là Qibla. Sâu bên trong khuôn viên ngoài là sảnh cầu nguyện chính với 6 hệ thống bậc thang dẫn lên ở các góc khác nhau. 

Chỉ riêng ở sảnh, các kiến trúc sư đã phải cho xây dựng 90 cột lớn hình chữ nhật khác nhau để chống đỡ cho công trình.

Great Mosque sở hữu ba tháp lớn cùng vô số các tháp nhỏ nhô ra từ bức tường chính. Tất cả những đỉnh có hình chóp nón ở phía trên đều chạm khắc một quả trứng đà điểu.
 
chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-9

Hàng năm, rất nhiều người dân, chủ yếu là tín đồ Hồi giáo địa phương tiến hành tu sửa lại nhà thờ. Đối với họ, đó không đơn thuần là thể hiện sự tôn kính và niềm tin mà còn mang lại không khí như một lễ hội hấp dẫn, với nhiều trò chơi liên quan tới xây dựng.

chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-10

Tuy nhiên, năm 1996, Great Mosque đã dính phải một scandal rất hy hữu: do đồng ý cho phép tạp chí French Vogue chụp hình bên trong nhà thờ mà vô tình những bức ảnh phụ nữ bán nude đã xuất hiện trong chốn linh thiêng. 

Điều này đã gây sốc rất lớn cho dư luận lúc đó và kết quả là chính quyền địa phương đã phải can thiệp để giải quyết, ra một sắc lệnh không cho bất kỳ ai không theo đạo được đặt chân vào nhà thờ.
 
chiem-nguong-tuyet-tac-nha-tho-bun-11

Comments