14 kỹ năng giáo dưỡng thai nhi cho mẹ

14:40 14/04/2015

(Giúp bạn)14 kỹ năng giáo dưỡng thai nhi để tạo tiền đề của một trí não linh hoạt, một tâm hồn hướng thiện và giàu tình yêu thương về sau cho bé.

Giáo dưỡng thai nhi hay còn gọi là thai giáo, là giáo dục bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đừng nghĩ đơn giản là bé chưa là một người thực thụ thì sẽ không lĩnh hội được những điều cha mẹ dạy.

Nhận định từ phương pháp siêu âm ba chiều cho thấy, khi còn nằm trong bụng mẹ, bé đã có thể nghe, cảm nhận, hiểu, phản ứng, thậm chí bé còn học hỏi và nhớ được một số điều từ đơn giản đến phức tạp. Một số phản xạ có điều kiện được tạo ra trong cơ thể mẹ nếu bố mẹ thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với thai nhi bằng cách trò chuyện, massage, vuốt ve...

-1

Bạn có thể yêu và dạy dỗ con nên người ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ

Bởi bé cảm nhận được thái độ của cha mẹ rất rõ ràng. Những đứa trẻ trải nghiệm quá trình thai giáo sẽ linh hoạt hơn, mau biết nói và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Hơi ấm và giọng nói của ba mẹ đã được bé ghi vào bộ nhớ, đến khi bé chào đời, những ấn tượng thân quen này sẽ tạo nơi bé cảm giác an toàn, gắn bó như là một lẽ tự nhiên.

Mẹ cần chuẩn bị gì cho thai giáo?

- Theo chia sẻ trên Webtretho, hãy giữ cho mình một thể lực khỏe mạnh, một tâm trạng thật thoải mái, hãy dồn tất cả tình thương cho con, hãy xem như con đang tồn tại thực sự, có thể nhìn thấy được mọi biến chuyển trong cuộc sống.

- Xem thai giáo là quá trình truyền đạt cảm xúc đến con một cách tự nhiên nhất, không có gì căng thẳng và phải cố gắng quá mức, hãy giữ mọi thứ ở trạng thái cân bằng và vừa phải. Tránh nôn nóng, xoa bụng mạnh, nghe nhạc “quá liều” hay hăng hái khám phá những danh lam thắng cảnh xa xôi, hiểm trở ngay trong những tháng đầu của thai kỳ, rất dễ gây động thai…

- Tác động thai giáo nên tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ, lặp đi lặp lại và mỗi hình thức phải phù hợp với từng thời kỳ thai.

Kỹ năng thai giáo

1. Ru và hát

2. Nựng nịu

3. Dỗ dành

4. Nghe nhạc thích hợp, du dương, nhẹ nhàng.

5. Đọc và nói diễn cảm, rành rọt, chuẩn mực, tận dụng ngữ điệu tiếng Việt nhịp nhàng, nhiều thanh điệu.

6. Nghĩ về và nghĩ đến thai nhi với tâm trạng trân trọng, chờ mong.

7. Tư thế đi đứng, nằm ngồi đàng hoàng, vững vàng.

8. Thầm kể, chuyện trò, khuyên nhủ thai nhi.

9. Luôn luôn hỏi han bé: Hôm nay bé khỏe không, bé ngoan chứ? Bé có thấy bàn tay của bố sờ bé không?

10. Miêu tả, bình phẩm tranh nghệ thuật.

11. Quan tâm chăm sóc thai phụ, tránh căng thẳng, kịp thời hoá giải những ưu phiền, mặc cảm.

12. Tạo không khí, khung cảnh, quan hệ tốt đẹp trong gia đình.

13. Xoa vỗ bụng người mẹ thật dịu dàng với tâm trạng yêu thương.

14. Đồng bộ cả nhà cùng làm thai giáo.

Cũng theo Sức khỏe và Đời sống, trí thông minh của trẻ không hoàn toàn là do di truyền mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc thai nhi và bổ sung dinh dưỡng trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Ngay từ tuần thứ 3, khi mẹ vừa biết tin vui, ống thần kinh của bé đã hình thành nên não bộ, tủy sống và cột sống. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, dù mẹ chưa cảm nhận được nhiều về sự phát triển của bé nhưng lúc này, cấu trúc não bộ thai nhi hình thành và phát triển rất nhanh với tốc độ 250.000 tế bào thần kinh trong 1 phút.

Các mẹ hãy chăm sóc trẻ từ trong bụng để tạo tiền đề của một trí não linh hoạt, một tâm hồn hướng thiện và giàu tình yêu thương về sau cho bé, vì sự thật là bé hiểu được những điều mà bạn truyền tải.

Tiến Khê

Nên đọc
-2 Lý giải khác cho việc bé không thích ăn dặm
-3 Thực phẩm mẹ cần tránh khi đang cho con bú
-4 Dinh dưỡng hợp lý cho lứa tuổi học đường
-5 Ăn sáng giúp trẻ tăng khả năng học hỏi


Theo GDVN

Comments