3 câu hỏi về sinh mổ
(Giúp bạn)Sinh mổ hiện là phương pháp được nhiều bà mẹ lựa chọn, nhưng tốt nhất vấn đề sinh mổ hay sinh thường bạn nên để bác sĩ chỉ định trong quá trình theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ, bé.
- 1
Khả năng sinh mổ của tôi là bao nhiêu?
Ngày càng nhiều sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, chiếm từ 30-40%. Trong một số trường hợp nhất định, việc phẫu thuật này đã được dự tính trước. Trong một số trường hợp khác, sinh mổ được chỉ định thực hiện khi xuất hiện biến chứng không lường trước được.
- 2
Vì sao tôi có thể cần sinh mổ?
Mẹ có thể phải tiến hành mổ lấy thai ngoài ý muốn vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như cổ tử cung của mẹ ngừng giãn nở, em bé của mẹ không tiếp tục tụt xuống đường sinh hoặc nhịp tim của bé khiến cho bác sĩ lo lắng. Việc mổ lấy thai có thể được đề nghị nếu:
- Mẹ đã từng sinh mổ, có một vết rạch tử cung theo chiều dọc “kinh điển” hoặc từng sinh mổ nhiều hơn một lần. (Nếu mẹ chỉ mới sinh mổ một lần và có vết rạch nằm ngang, mẹ vẫn có thể sinh thường cho bé thứ hai.)
- Mẹ đã từng tiến hành một số dạng phẫu thuật tử cung xâm lấn khác, chẳng hạn như mổ bóc cơ (phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung).
- Mẹ đang mang nhiều hơn một em bé. (Một số cặp song sinh có thể được sinh thường, nhưng tất cả các trường hợp mang thai nhiều hơn đều đòi hỏi phải sinh mổ.)
- Thai nhi quá lớn không thể sinh thường.
- Bé ở ngôi mông (mông ra trước) hoặc vị trí nằm xoay ngang. (Trong một số trường hợp, chẳng hạn trong một ca mang thai đôi mà đứa con đầu tiên ở vị trí đầu xoay xuống, đứa thứ hai lại ngược thì đứa trẻ ở vị trí ngược này vẫn có thể được sinh thường.)
- Mẹ bị nhau tiền đạo (khi nhau thai quá thấp trong tử cung, có thể trùm lên cổ tử cung).
- Con mẹ bị một bệnh hoặc dị tật có thể khiến cho việc sinh thường trở nên nguy hiểm.
- Mẹ dương tính với HIV, và xét nghiệm máu gần cuối thai kỳ cho thấy mẹ có lượng virus cao.
- 3
Tôi nên trông đợi những gì trong một ca sinh mổ?
Thường thì bố có thể ở cạnh mẹ trong quá trình phẫu thuật. Nếu mẹ chưa được nối ống truyền tĩnh mạch thì các bác sĩ sẽ nối cho mẹ, và cả một ống thông đường tiểu để dẫn nước tiểu ra trong quá trình phẫu thuật, và mẹ sẽ được tiêm gây tê ngoài màng cứng hay gây tê cột sống, việc này sẽ khiến nửa dưới cơ thể mẹ tê đi nhưng mẹ vẫn còn tỉnh táo và nhận biết được. Một tấm màn sẽ được dựng lên để mẹ không phải quan sát hết quá trình thực tế. Một khi bác sĩ chạm tới tử cung của mẹ và rạch đường cuối cùng, bác sĩ sẽ dễ dàng lấy em bé ra, đưa đến gần để mẹ có thể nhìn thấy bé trước khi chuyển sang chỗ bác sĩ nhi hay y tá. Khi các bác sĩ kiểm tra và khám cho con mẹ, bác sĩ mổ sẽ cắt nhau và khâu vết rạch lại cho mẹ. Khi con mẹ đã được kiểm tra xong, bác sĩ nhi hay y tá sẽ đưa bé cho bố bế, chồng mẹ có thể bế con đứng ngang cạnh mẹ để mẹ có thể ôm con và hôn bé trong khi đang được khâu lại. Việc đóng tử cung và bụng mẹ lại sẽ mất nhiều thời gian hơn quá trình mở ra. Phần này của ca phẫu thuật thường mất khoảng 30 phút. Khi ca phẫu thuật hoàn tất, mẹ sẽ được đẩy về phòng hồi sức, nơi mẹ sẽ có thể ôm con mình và cho bé bú nếu muốn.