7 lưu ý mẹ cần biết để giữ sức khỏe cho con
(Giúp bạn)Dưới đây là một số lời khuyên về sức khỏe cho trẻ mà các mẹ nên lưu ý.
- 1
Đảm bảo cho con nguồn chất lỏng cần thiết
Bình thường, trẻ phải đối mặt với vấn đề mất nước do tính hiếu động, vui chơi, chạy nhảy nhiều. Do đó, không chỉ có nước uống thông thường, mà các loại nước ép trái cây và rau quả cũng rất quan trọng cho sức của con bạn.
Nước lọc vô cùng cần thiết cho quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nước trái cây không chỉ giúp giải độc cho cơ thể mà còn tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Vì thế, hàng ngày, ngoài việc cung cấp đủ cho con lượng nước lọc cần thiết thì các mẹ nên coi nước ép trái cây, rau quả là loại thức uống cơ sở hàng ngày của trẻ. Như vậy, cơ thể trẻ sẽ được ngậm nước.
- 2
Tạo lập cho con thói quen chơi kết hợp với hoạt động thể chất
Ngày nay, do nhiều yếu tố chi phối, nên hầu hết trẻ đều rất thích thú khi được ngồi bên máy vi tính hoặc máy tính bảng để chơi trò chơi điện tử. Gần như trẻ ít được tiếp xúc với không gian bên ngoài để tham gia những trò chơi thực tế hoặc tập thể dục. Chính bởi điều này, khiến cho trẻ kém khỏe mạnh.
Do đó, điều quan trọng cha mẹ cần làm là yêu cầu hoặc tạo lập cho con thói quen sinh hoạt điều độ, tham gia tích cực rèn luyện thể chất. Hãy khuyến khích con chơi các trò chơi ngoài trời. Điều này sẽ giúp con linh hoạt và khỏe mạnh hơn.
- 3
Tạo thói quen ăn uống lành mạnh
Đối với trẻ, ăn vặt là một sở thích mà bất cứ cha mẹ nào cũng khó ngăn cản được. Tuy nhiên, những dạng thức ăn đó chỉ có lượng dinh dưỡng tối thiểu nhưng lại khiến trẻ mất hết cảm giác thèm ăn những loại thực phẩm chính trong ngày. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ do thiếu những dưỡng chất cần thiết trong thực phẩm tươi.
Vì vậy, tốt hơn hết là cha mẹ hãy rèn cho con thói quen ăn uống lành mạnh với đầy đủ rau quả, thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng, giảm thiểu tiêu thụ những thực phẩm “rác”. Thay thế thói quen ăn vặt của trẻ bằng các bữa ăn với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- 4
Cho trẻ ngủ đủ
Để có cuộc sống khỏe mạnh, một đứa trẻ phải ngủ ít nhất 8-10 tiếng/ngày. Vì thế, các mẹ hãy lập cho con một thời gian biểu để đảm bảo giờ ngủ và khắc sâu thói quen này. Thiết lập giờ ngủ cố định sẽ giúp con của bạn khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
- 5
Giúp con có thói quen vệ sinh tốt
Vệ sinh đóng một phần quan trọng trong vấn đề đảm bảo tốt sức khỏe cho trẻ. Vì thế, các mẹ hãy luôn khuyến khích con của mình để trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân thật tốt. Điều này sẽ giúp con khỏe khoắn. Hãy nhắc nhở và tạo lập thói quen để con đánh răng hai lần mỗi ngày; rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn uống hoặc sau khi chơi.
- 6
Tạo hứng thú để con ăn nhiều rau xanh
Hầu hết trẻ đều có xu hướng ỉu xìu khuôn mặt, phản ứng gay gắt mỗi khi cha mẹ cho rau vào bát ăn. Một số trẻ hoàn toàn không ăn rau xanh chỉ vì không thích. Tuy nhiên, nếu các mẹ thực sự muốn con mình khỏe mạnh thì không nên thỏa hiệp trước yêu cầu “không ăn rau của trẻ”. Bởi rau xanh chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, các loại vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ trong rau xanh có tác dụng rất tốt đối với cơ thể trẻ. Bởi vậy, nếu bạn muốn con mình khỏe mạnh, hãy khiến con có hứng thú với việc ăn nhiều rau xanh bằng những hình thức khác nhau: chế biến và tạo hình cho món ăn sinh động, thay đổi đa dạng công thức nấu...
- 7
Bổ sung carbohydrate và chất béo
Carbohydrate được xem là nguồn dưỡng chất chính cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ. Nó chiếm hơn một nửa lượng calo hàng ngày trong chế độ ăn của trẻ. Vì thế, các mẹ cần phải cung cấp cho con mình lượng carbohydrate cần thiết trong thực phẩm như bánh mì, mì ống, gạo và khoai tây…
Mặt khác Carbohydrate cũng là nguồn dưỡng chất quan trọng giúp ổn định lượng đường trong máu và là nguồn năng lượng cho các tế bào. Vì thế, khi được cung cấp đủ, cơ thể trẻ sẽ có được sức khỏe dẻo dai.
Chất béo là một loại dưỡng chất chiếm khoảng 25-30% lượng calo tiêu thụ của cơ thể trẻ. Khi trẻ vui chơi, hoạt động thể chất nhiều, thì cơ thể rất cần nguồn năng lượng bổ sung cho nguồn chất béo liên tục bị đốt cháy trong cơ thể trẻ. Do đó, mẹ nên bổ sung lượng chất béo vừa phải cho trẻ từ các nguồn thực vật như dầu ô liu, ô liu, các loại hạt và bơ.