Cách ứng xử với những câu hỏi 'tại sao' của trẻ
(Giúp bạn)Những câu hỏi được trẻ liên tục đặt ra, không câu nào giống câu nào: “Tại sao thế này, tại sao thế kia?”. Phụ huynh cần xử trí thế nào trước vô vàn câu hỏi, nhiều khi rất hóc búa, của trẻ nhỏ đây?
- 1
Những đợt sóng “tại sao” khởi phát vào giai đoạn nào của tuổi thơ?
Thường trong khoảng hai tuổi rưỡi và bảy tuổi. Ở lứa tuổi này, tất cả đều mới lạ đối với trẻ. Thoạt đầu, trẻ đặt một loạt câu hỏi, thường là vô tư, nhưng thật ra sâu sắc, khiến cha mẹ phải lúng túng.
Vào lúc trẻ đến trường, chủ đề của các câu hỏi trở nên có kỹ thuật hơn, cụ thể hơn. Đương nhiên, tần suất câu hỏi thay đổi tùy theo tính khí của trẻ và môi trường sống.
Những thắc mắc của trẻ đôi khi cũng khiến phụ huynh phải "bí".
- 2
Những chủ đề kích thích trí tò mò của trẻ nhiều nhất
Trước hết là những đề tài xoay quanh sự khám phá bản thân, rồi không gian, thời gian, những người khác và thế giới, cuối cùng là sự thật và trí tưởng tượng.
Những câu hỏi ấy đến một cách tự nhiên, vào thời điểm hiện tại, tức là vào lúc trẻ hỏi. Đôi khi những câu hỏi ấy ngộ nghĩnh, gây ngạc nhiên. Nhưng cha mẹ không nên chế nhạo trẻ, dù chỉ để đùa, vì có thể khiến trẻ không dám bày tỏ ý kiến nữa, mất tự tin và giảm khả năng học hỏi.
- 3
Có cần trả lời tất cả những câu hỏi của trẻ?
Bạn có thể trả lời câu hỏi của trẻ một cách vắn tắt, hoặc “hoãn binh”: “Lát nữa chúng ta sẽ bàn lại”, hoặc: “Mẹ sẽ tìm hiểu và giải thích với con sau”. Như vậy, trẻ sẽ không có cảm tưởng bị gạt sang một bên, hoặc tránh cho trẻ nghĩ nó bị từ chối vì câu hỏi ngớ ngẩn.
Điều thứ hai cần tránh: bịa đặt hay nói dối vì một câu hỏi khó trả lời hoặc không trả lời. Đương nhiên không phải sự thật nào cũng nên nói ra, nhất là đối với trẻ con, nhưng cha mẹ phải tìm ra sự cân bằng giữa tiết lộ sự thật sống sượng và trình bày nó dưới dạng “cổ tích”. Đôi khi cha mẹ phải biết thú nhận rằng họ không biết.
Một giải pháp khác: cho trẻ những phương tiện để tự tìm hiểu (qua trung gian sách, CD-ROM, từ những người lớn xung quanh) hay khuyên trẻ quan sát và tìm hiểu những gì gợi trí tò mò của trẻ, chẳng hạn liên quan đến một hiện tượng thiên nhiên hay sự vận hành của một vật. Tóm lại, khuyến khích trẻ vận dụng trí thông minh