Bà bầu có được uống thuốc Chlorpropamid không?

14:48 14/04/2015

(Giúp bạn)Bà bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc Chlorpropamid vì Chlorpropamid có các hoạt chất đi qua nhau thai làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Chlorpropamid là thuốc gì?

Clorpropamid gây giảm đường huyết chủ yếu do kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết insulin nội sinh. Giống như các sulfonylurê khác, clorpropamid chỉ có tác dụng khi tế bào beta còn một phần hoạt động. Dùng dài ngày, các sulfonylurê còn có một số tác dụng khác ngoài tụy, góp phần làm giảm đường huyết, như tăng sử dụng glucose ở ngoại vi, ức chế tân tạo glucose ở gan và có thể cả tăng tính nhạy cảm và/hoặc số lượng thụ thể insulin ở ngoại vi.

-1

Clorpropamid được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Trong vòng 1 giờ sau khi uống một liều đơn, thuốc được phát hiện trong huyết tương và đạt mức cao nhất trong vòng 2 - 4 giờ. Tác dụng hạ đường huyết của clorpropamid xuất hiện trong vòng 1 giờ, đạt cao nhất sau 3 - 6 giờ và còn tồn tại trong vòng 24 giờ sau. Trong số các thuốc sulfonylurê chống đái tháo đường hiện có, clorpropamid có thời gian tác dụng dài nhất. Sau khi uống dài ngày, thuốc không tích lũy trong huyết tương, vì tốc độ hấp thu và đào thải ổn định trong khoảng 5 - 7 ngày. Clorpropamid liên kết mạnh với protein huyết tương (83 - 95%). Thuốc chuyển hóa và thải trừ ra nước tiểu ở dạng không biến đổi và dạng hydroxyl hóa hoặc thủy phân. Trong vòng 96 giờ, 80 - 90% liều uống đơn thải trừ ra nước tiểu. Clorpropamid có nửa đời khoảng 36 giờ.

Chỉ định: Clorpropamid dùng điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ 2) mà không kiểm soát được đường huyết đầy đủ bằng chế độ ăn.

Bà bầu tuyệt đối không được uống thuốc Clorpropamid

Thời kỳ mang thai: Không được dùng clorpropamid cho người mang thai. Clorpropamid gây dị dạng và chậm phát triển thai. Insulin được lựa chọn trong điều trị đái tháo đường khi mang thai.

Thời kỳ cho con bú: Clorpropamid bài tiết vào sữa. Không khuyến cáo dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.

Tham khảo thuốc:

Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Bệnh tim mạch và chứng hạ thân nhiệt
-3 Mẹo phân biệt mì chính thật - giả
-4 Tác dụng phụ đáng sợ của mì chính
-5 Dấu hiệu bệnh lý khi bị bóng đè


Theo GDVN

Comments