Nhiễm độc thai nghén: Ai dễ mắc phải?

14:53 14/04/2015

(Giúp bạn)Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý có thể gây những biến chứng nguy hiểm, gây ra sảy thai, sinh non hay tiền sản giật, sản giật.

Nhiễm độc thai nghén là gì?

Theo Webphunu.net, nhiễm độc thai nghén có thể gây co thắt mạch máu toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp ôxy và dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung, thai nhi yếu nếu nhẹ hoặc thai nhi chết trong tử cung nếu sản giật không được xử trí kịp thời.

Những thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thai phụ to béo, mang thai đôi, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường... thường dễ gặp nhất. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc thai nghén vẫn chưa xác định rõ.

Có thể là do cơ thể người phụ nữ mang thai không chịu nổi gánh nặng của thai nghén nên cản trở các hoạt động chức năng, dẫn đến biến chứng. Kể từ khi bắt đầu mang thai, bà mẹ phải khám và kiểm tra thường xuyên, sớm phát hiện bất thường để chữa trị kịp thời.

-1

(Ảnh minh họa)

Những ai dễ bị nhiễm độc thai nghén?

Theo Tuổi trẻ, những thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thai phụ to béo, mang thai đôi, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường...

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén

Phù: Phù 2 chi dưới, thường xuất hiện nhất là 3 tháng cuối của thai nghén. Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay, phù nặng thì có thể phù ở cả mặt và hai tay. Những thai phụ bị phù do thai nghén chèn ép thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, gác cao chân sẽ hết phù. Còn ở nhiễm độc thai nghén thì phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi.

Tăng cân nhanh

Ngoài việc bị phù chân ra, thai phụ bị nhiễm độc thai nghén còn thường có hiện tượng tăng cân rất nhanh. Một tuần bà bầu có thể tăng tới 500gr. Nguyên nhân là do cơ thể bị giữ nước. Khi phát hiện những dấu hiện trên, nhân viên y tế sẽ giúp thai phụ xét nghiệm đạm niệu để chẩn đoán chính xác.

Nếu kết quả cho thấy nồng độ đạm niệu lớn hơn 0,3g/lít, thai phụ sẽ được theo dõi nhiễm độc thai nghén thật cẩn thận để tránh được nguy hiểm.

Cân nặng tăng nhanh tới 500g mỗi tuần là do hiện tượng giữ nước trong cơ thể. Xét nghiệm protein niệu nếu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi nhiễm độc thai nghén.

Tăng huyết áp: Thai phụ có nhiễm độc thai nghén, ở thời kỳ cuối của thai nghén huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén.

Tham khảo thuốc: Davita bone Sugar Free

Phòng và điều trị bệnh loãng xương ở những đối tượng có nguy cơ cao: phụ nữ trên 30 tuổi, người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường và ăn kiêng, người hút thuốc lá và nghiện rượu.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Nguy hại từ việc nấu nướng bằng lò vi sóng
-3 Sữa mẹ giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ
-4 Chửa trứng có nguy hiểm không?
-5 Hiểm họa sức khỏe khi dùng giấy vệ sinh lau miệng


Theo GDVN

Comments