Nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ mang thai

14:41 14/04/2015

(Giúp bạn)Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.

Bệnh thường gặp khi mang thai - vì sao?

Trả lời trên Kiến thức, PGS Trần Văn Chất, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết, khoảng 5-10% phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Nguyên nhân do giảm trương lực và giãn đường bài tiết nước tiểu. Vi khuẩn thường gặp là E.coli. Đúng là việc nhiễm khuẩn tiết niệu có nguy cơ dẫn đến tai biến sản khoa như thai bé, đẻ non, thai chết lưu do nhiễm khuẩn huyết.

Người ta chia làm 2 loại: Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới cấp hay viêm bàng quang cấp với các dấu hiệu đái rắt, đái buốt, đái đục, đau dưới gò mu; nhiễm khuẩn tiết niệu trên cấp hay viêm thận - bể thận cấp với các dấu hiệu sốt cao hay sốt vừa, đau thắt lưng, đái đục, đái rắt.

-1

Khi điều trị, bác sĩ sẽ chọn các thuốc kháng sinh phù hợp để không gây độc cho thai. Nếu đã có triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán, điều trị.

Triệu chứng của bệnh

Thể NKTN không có triệu chứng

Vi khuẩn mới khu trú ở niệu đạo nên thường không gây triệu chứng lâm sàng mà người bệnh có thể cảm nhận được. Nếu qua hai lần xét nghiệm nước tiểu riêng biệt thấy có tối thiểu 100.000 vi khuẩn trong 1ml nước tiểu được coi là NKTN.

Thể viêm bàng quang

Đái buốt, đái dắt, có khi đái ra máu mủ cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái, không sốt, người mệt mỏi khó chịu.  Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận - bể thận cấp.

Thể viêm thận - bể thận cấp

Đây là thể nặng nhất trong các bệnh NKTN. Khởi phát thường đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39oC – 40oC, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.

Nếu không điều trị kịp thời thì viêm thận - bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp...; thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non...

Phòng bệnh như thế nào?

Theo Bs Vũ Cường chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần. Không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn hàng ngày và sau khi đi đại tiện,  nên vệ sinh từ trước ra sau dưới vòi nước. Ngoài ra cần uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.

NKTN nguy hại cho bà mẹ (gây tăng huyết áp - tiền sản giật, thiếu máu, viêm ối, có thể sinh non, bị choáng nhiễm khuẩn), nguy hại cho thai (làm thai chậm phát triển, trẻ sinh ra thiếu cân và có thể bị sinh non). Do vậy, cần được điều trị tích cực.

Với trường hợp NKTN không triệu chứng, cần chú ý đến việc thăm khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.Với NKTN có viêm bàng quang cấp hay viêm đài - bể thận cấp, cần xác định là trường hợp nặng, đưa đến đúng tuyến, điều trị sớm. Trong mọi trường hợp, cần tránh dùng các kháng sinh có hại cho thai.

Tham khảo thuốc: Ampicilin

Chỉ định: Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm cả ở tai mũi họng, hô hấp, sinh dục, niệu, dạ dày và sản khoa.

Tiến Khê

Nên đọc
-2 Những điều cần biết về xét nghiệm chọc dò ối
-3 Phát hiện và chăm sóc mắt cho tật khúc xạ
-4 Phụ nữ mang thai cần lưu ý khi sử dụng thuốc
-5 Sử dụng viên thuốc đặt hậu môn cho trẻ đúng cách


Theo GDVN

Comments