Một số bệnh thường gặp khi mang thai
(Giúp bạn)Mang thai là điều hạnh phúc của bất kì người phụ nữ nào. Nhưng khi mang thai cũng là thời gian người phụ nữ dễ mắc phải những bệnh... thông thường nhất.
Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở… Nhận biết được dấu hiệu nào thì có thể nguy hiểm đến mẹ và bé cần phải đi khám là vô cùng quan trọng.
Đau đầu
Theo Sức khỏe và Đời sống, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi để thích nghi với môi trường mới, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến phụ nữ dễ mệt mỏi, cáu gắt và đau đầu. Đây là triệu chứng thường gặp nhưng không nghiêm trọng; nếu quá khó chịu, bạn có thể uống nhiều nước trái cây.
Mát-xa cũng giúp thư giãn các cơ thần kinh, làm dịu những cơn stress. Tuy nhiên, nếu đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như: mất ngủ, khó chịu… thì cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Đau lưng
Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra các hoóc-môn làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu. Lưng của thai phụ phải gánh tất cả trọng lượng của em bé khiến cho lưng cong về phía trước. Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng phát triển, lưng càng đau mỏi hơn.
Chóng mặt, hoa mắt
Do chức năng co giãn huyết quản không ổn định, máu tập trung nhiều ở dưới chân dẫn đến hiện tượng chóng mặt hoặc lượng máu về thấp.
Để khắc phục, thai phụ không ngồi dậy hay đứng lên đột ngột mà vận động từ từ để não khỏi thiếu máu đột ngột. Hãy tăng cường các thức ăn bổ máu như: thịt, cá, trứng, sữa, lạc, rau xanh màu sẫm, có thể uống thêm viên sắt.
Nếu có lúc cảm thấy muốn ngất, bạn hãy nằm xuống hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối để máu lên não nhiều hơn. Nếu chóng mặt, hoa mắt kéo dài bạn cần đi khám để được điều trị thích hợp.
Chuột rút
Chuột rút là do thiếu ôxy đến cơ, nguyên nhân thứ hai là thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali). Khi bị chuột rút nên hít thở sâu, làm giãn cơ, duỗi thẳng chân, xoa bóp nhẹ lên chỗ bị đau.
Muốn tránh chuột rút, đừng nằm hay đứng lâu. Cần bổ sung khoáng chất canxi, muối khoáng, uống nhiều nước.
Phù bàn chân và mắt cá
Thỉnh thoảng nên nằm nghỉ, gác chân cao. Uống nước nhiều giúp cơ thể thải nước tốt hơn. Đừng ăn mặn quá, nếu thấy cả tay và mặt cũng phù thì đó là dấu hiệu đáng ngại, cần đi khám ngay.
Táo bón
Theo Trí thức trẻ, hơn 50% thai phụ thường gặp rắc rối với vấn đề đại tiện, chủ yếu là táo bón. Trong thời kì mang thai, chị em ít vận động, hơn nữa, nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột, thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển.
Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn, suy kiệt sức khỏe, tinh thần... Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém...
Phân tồn tại lâu trong đường tiêu hóa có chứa nhiều chất thải độc hại, khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho cả mẹ và thai nhi.
Để ngăn ngừa bệnh táo bó, khi mang thai, thai phụ nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả...
Bệnh trĩ
Ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động khi mang thai là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh trĩ ở bà bầu. Theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ.
Một số người có trĩ sẵn nhưng ở dạng ẩn (bên trong) sẽ dễ bị lộ trĩ trong quá trình mang thai hoặc sau sinh. Số khác hình thành bệnh trong lúc mang bầu hoặc sau sinh. Hiện tượng này không phải hiếm bởi vì, khi sinh, tình trạng tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.
Tham khảo thuốc: An Trĩ Vương chứa các thảo dược quý như cao diếp cá, đương quy, hoa hòe (rutin), tinh chất nghệ (Curcumin), dùng để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trĩ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. An toàn cho người sử dụng, dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú. |
Tiến Khê
Theo GDVN