Bà bầu uống nước bao nhiêu là đủ?

14:53 14/04/2015

(Giúp bạn)Bà bầu uống nước bao nhiêu là đủ? Đây là băn khoăn chung của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai.

Bà bầu uống nước đúng cách như thế nào?

Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên uống khoảng 8 cốc (khoảng 2l nước) mỗi ngày (gồm không chỉ nước lọc), thêm 1 cốc 250ml nước sau mỗi giờ vận động. Sữa, nước quả, đồ uống chứa caffein (hoặc không) đều được tính vào số lượng nước kể trên. Tuy nhiên, cần lưu ý là nước quả hay nước ngọt cung cấp thêm nhiều kalo nên đừng uống quá mức.

Bạn cũng cần giới hạn những đồ uống chứa caffein như trà và cola ở mức 200mg mỗi ngày. Uống quá mức này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Đồng thời, đồ uống caffein còn làm thai phụ bị mất nước. Bởi vì caffein làm bạn phải đi tiểu nhiều hơn.

Đừng ngại uống vì lo sẽ bị phù. Ngược lại, bạn càng uống đủ khi mang thai thì nguy cơ phù cảng giảm. Vì thế, nếu bàn chân và mắt cá chân của bạn bị phù thì uống nhiều nước lọc có thể giúp cải thiện.

Nước lọc giúp vận chuyển dinh dưỡng từ máu của mẹ tới bào thai. Và uống đủ còn giúp phòng tránh mất nước cho mẹ. Đây là điều đặc biệt quan trọng trong 3 tháng cuối, khi mất nước có thể gây co bóp tử cung và tăng tỷ lệ sinh non.

Nước lọc cũng giúp ngăn ngừa những khó chịu trong thời kỳ mang thai như táo bón, trĩ, nhiễm khuẩn bàng quang (uống nước giúp làm loãng nước tiểu, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu bạn muốn thưởng thức đồ uống mà không lo tăng cân, hãy thử thêm chanh, cam hoặc một vài lát hoa quả thái mỏng vào nước lọc. Nếu bạn không chắc mình uống bao nhiêu nước mỗi ngày thì nên chọn bộ cốc - bình có khắc vạch ml để kiểm tra.

-1

Bà bầu uống nước để chữa bệnh

Theo PhunuOnline, ngoài công dụng giúp cơ thể hoạt động, nước còn là “thuốc” để điều trị một số bệnh nhẹ, triệu chứng khó chịu trong lúc mang thai.

Những tháng đầu mang thai, do “nghén” nên bà bầu thường khó ăn và dễ nôn ói. Để trị chứng sáng nôn chiều ọe, hãy dùng nước mía pha gừng. Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu hướng dẫn rằng nước mía dùng làm thuốc nên hấp cho nóng, trộn thêm một muỗng nước cốt gừng tươi. Uống hai - ba lần trong ngày.

Sau khi uống nước mía sẽ thấy cơn nôn ói thưa dần rồi “lặn” hẳn sau từ hai - ba ngày. Mía chứa đến 70% đường, vì vậy các bà bầu bị bệnh đái tháo đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thường xuyên để trị nôn ói.

Do thích ăn quà vặt nên bà bầu thường bị rối loạn tiêu hóa. Những lúc này nên dùng nước nấu từ cà rốt với gạo rang. Cà rốt có công dụng làm se niêm mạc ruột, còn nước gạo rang bù nước. Món trà gừng cũng giúp cơ thể thanh toán gọn nhẹ những phần tử bất hảo đang tác oai tác quái trong ống tiêu hóa.

Khi bị cảm cúm nên dùng nước chanh pha với mật ong để diệt khuẩn đường hô hấp và tăng cường sinh tố C, hỗ trợ các “chiến sĩ” bạch cầu đánh đuổi cơn bệnh ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, nên dùng nước nóng pha thêm chút dầu khuynh diệp ngâm chân. Khi ngâm cần có bình thủy để bên cạnh để châm mỗi khi nước không còn ấm nóng. Ngâm khoảng năm phút thì dùng khăn lau khô, mang vớ.

Vùng cổ cũng nên sát khuẩn bằng việc súc nước muối sinh lý. Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi sát khuẩn và giữ ấm cổ. Tuy nhiên, nên phòng bệnh từ xa như uống các loại nước ép trái cây vào các bữa phụ.

Các loại nước ép nên dùng gồm: nước lựu, sơ ri, cam vắt, nước táo mật ong, nước lê, nước cóc, ổi, thanh long… Các loại nước rau luộc như rau muống, bắp cải… giằm cà chua, giằm sấu cũng bổ sung nhiều sắt, sinh tố A, C, E cho bà bầu.

Tuy nhiên, điều quan trọng là chọn rau, củ, quả sạch để không bị ngộ độc thuốc trừ sâu. Người bị cao huyết áp thường dùng nước dừa vắt chanh để hạ huyết áp, nhưng theo các lương y thì cách này không phải ai dùng cũng được, nhất là người béo phì, phụ nữ mang thai.

Giai đoạn mang thai, các bà bầu thường bị phù. Theo BS Đào Thị Yến Phi - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, có nhiều nguyên nhân gây phù như do thai chèn ép động mạch bụng, tĩnh mạch, nhưng cũng có thể do nhiễm độc thai nghén.

Vì thế khi bị phù cần đi khám thai theo đúng lời dặn của bác sĩ. Nên dùng các loại nước lợi tiểu nhẹ như: mía lau, rễ tranh, atisô… nấu loãng, uống một ngày từ 200 - 400ml vào buổi sáng và trưa. Những bà bầu bị phù nhưng thiểu ối nên uống đủ nước.

Món nước cần uống xuyên suốt trong suốt thời kỳ mang thai là sữa tươi không béo, không đường hoặc ít đường. Sữa chứa nhiều tryptophan giúp dễ ngủ, lại cung cấp nhiều canxi giúp không bị vọp bẻ. Những trường hợp uống sữa vào bị tiêu chảy vì chưa có men tiêu hóa sữa, cần tập từ từ, nên bắt đầu bằng sữa chua rồi vài ba ngày sau mới uống sữa. Khi cơ thể quen thì mọi chuyện sẽ ổn thỏa.

Những tháng cuối thường khó ngủ vì thai nhi nặng hơn và thường xoay trở. Thời điểm này nên dùng trà tim sen hoặc món chè hạt sen long nhãn.

Bên cạnh các loại nước có ích nêu trên, thai phụ cần tránh các loại nước ngọt có gas, bia, rượu vì chúng không tốt với sự phát triển của thai nhi. Nước trà đặc ngăn cản hấp thu sắt và một số chất dinh dưỡng, vì thế cần hạn chế uống loại nước này, nhất là sau khi ăn.

Thuốc tham khảo: Uniferon B9b12

-  Điều trị và dự phòng tình trạng thiếu sắt và acid folic ở phụ nữ có thai và cho con bú khi thức ăn không cung cấp đủ.
-  Những người kém hấp thu sắt như cắt đoạn dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mãn tính.-  Chứng da xanh mệt mỏi ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh.
-  Thiếu máu do thiếu sắt, acid folic và vitamin B12.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Lợi ích của giấm táo với bà bầu
-3 Những lưu ý khi chọn nội y cho bà bầu theo từng thời kỳ
-4 Những điều bà bầu nghĩ đến khi nằm trên bàn đẻ
-5 Bà bầu bị tiểu đường dễ nhiễm trùng

Theo GDVN

Comments