Băng huyết sau sinh: Phòng ngừa, điều trị

14:50 14/04/2015

(Giúp bạn)Khi băng huyết sau sinh xảy ra, cần nhanh chóng tiến hành các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực, vừa kết hợp kiểm tra nguyên nhân vừa tiến hành điều trị song song.

Phương pháp phòng ngừa băng huyết sau sinh

Theo Sức khỏe & đời sống, đây là những phương pháp để dự phòng băng huyết và phòng ngừa hậu quả nặng nề do tai biến này gây nên.

1. Đối với phụ nữ có thai

- Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, không đẻ dày, đẻ nhiều, không phá thai ảnh hưởng đến dạ con.

- Khi có thai: Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm yếu tố nguy cơ.

- Uống viên sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn.

2. Đối với cán bộ y tế

- Đảm bảo công tác quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm các nguy cơ cao để chuyển lên tuyến trên.

- Theo dõi sát quá trình chuyển dạ, , không để xảy ra chuyển dạ kéo dài, xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ (Tiêm bắp oxytocin ngay sau khi đầu thai vừa sổ ra ngoài).

- Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng để tránh gây chấn thương đường sinh dục. Khi có tổn thương đường sinh dục cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

-1

-  Cần phải theo dõi sát sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi băng huyết sau sinh xảy ra, kịp thời tìm nguyên nhân và xử trí sớm.

-  Không thực hiện các thủ thuật giúp sinh nếu không có chỉ định rõ ràng hoặc khi chưa đủ điều kiện. Khi làm thủ thuật phải bảo đảm nhẹ nhàng, thực hiện đúng kỹ thuật.

-  Phòng ngừa nhiễm trùng ối bằng thuốc kháng sinh và cần chấm dứt thai kỳ sớm.

Điều trị băng huyết sau sinh

Khi băng huyết sau sinh xảy ra, cần nhanh chóng tiến hành các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực, vừa kết hợp kiểm tra nguyên nhân vừa tiến hành điều trị song song.

1. Điều trị nội khoa

-  Cho sản phụ nằm đầu thấp, thở oxy, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng, đè động mạch chủ bụng để giảm lượng máu đến tử cung.

- Sử dụng thuốc giảm đau, chống choáng.

- Truyền dịch, truyền máu, kháng sinh…

-  Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở, tinh thần của bệnh nhân.

- Xác định nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và điều trị theo nguyên nhân. Lưu ý là có thể có nhiều nguyên nhân phối hợp gây băng huyết nên phải kiểm tra đường sinh dục một cách hệ thống và khám cả các cơ quan khác để không bỏ sót trường hợp do rối loạn đông máu. Việc xác định kịp thời nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là vô cùng quan trọng, vì nó giúp cho người bác sĩ điều trị nhanh chóng xử trí nguyên nhân bên cạnh việc hồi sức chống sốc. Chỉ có loại bỏ được nguyên nhân thì mới có thể chấm dứt được chảy máu.

Lưu ý: Tất cả các biện pháp trên đây cần được tiến hành nhanh chóng và song song với nhau.

2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp sử dụng các biện pháp nội khoa không kết quả. Đây là phương án cuối cùng nhằm cứu tính mạng người mẹ. Có thể nghĩ đến phương pháp này đầu tiên trong trường hợp bệnh nhân đã đủ số con và lớn tuổi. Đối với những bệnh nhân còn trẻ tuổi, chưa đủ con, có thể cân nhắc đến việc thắt động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị hai bên. Cắt tử cung chỉ có chỉ định tuyệt đối trong trường hợp rau cài răng lược.

Biến chứng băng huyết sau sinh

Tuỳ thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:

- Thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch.

- Hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.

BS chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện Từ Dũ cho biết trên Người Lao động, lưu ý một số nhóm sản phụ có nguy cơ: có tiền căn rối loạn đông máu - dễ bị băng huyết do máu khó đông; thai phụ béo phì và phù nhiều khiến cơ thể giữ nước và cơ tử cung ngấm nước, co hồi không tốt; người đã từng băng huyết sau sinh. Ông cũng đặc biệt khuyến cáo nhóm thai phụ đã từng sinh mổ phải đặc biệt cẩn trọng và đề phòng tai biến này: “Xu hướng lạm dụng sinh mổ trong những năm gần đây làm gia tăng tỉ lệ thai phụ bị những bất thường như nhau bám vết mổ cũ, nhau bám thấp, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược… vốn rất dễ gây xuất huyết ồ ạt trong quá trình sinh. Đây là những ca sinh mổ khó và sản phụ cần được thực hiện thủ thuật ở những BV có đầy đủ phương tiện để ứng phó với các tình huống nguy hiểm”.

Tham khảo thuốc:

Actoramin:

- Giảm đau trong các trường hợp: đau dây thần kinh, đau khớp (đau lưng, đau vai,...), mỏi mắt, viêm miệng và viêm lưỡi.

- Cung cấp vitamin nhóm B, E, C và trong các trường hợp sau: suy dinh dưỡng, giảm sút sức khỏe, mệt mỏi trong hoặc sau thời kỳ bệnh; phụ nữ mang thai, cho con bú; trẻ đang lớn và người già yếu.

Trà Mi

Nên đọc
-2 10 lí do bạn nên ăn mướp đắng
-3 Công dụng tuyệt vời của nước ép mướp đắng
-4 Bệnh tụt lợi
-5 Bệnh sâu răng: Triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa

Theo GDVN

Comments