Bệnh cao huyết áp ở trẻ em

14:29 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh cao huyết áp ở trẻ nguy hiểm không khác gì căn bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi với các biến chứng như tiểu đường, bệnh lý về tim mạch, trụy tim, não.

Trang thông tin điện tử Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, cao huyết áp thường được cho rằng nó chỉ xuất hiện ở nhóm người lớn hay người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh, vì vậy việc bỏ qua hay không phát hiện được căn bệnh cao huyết áp ở trẻ em cũng dễ hiểu.

Mặc dù trong thực tế tỷ lệ trẻ em mắc bệnh béo phì, lười vận động ngày càng cao làm cho bệnh này ngày càng phát triển mạnh và là mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của trẻ em.

Theo Báo điện tử VnMedia, bệnh huyết áp cao ở trẻ có thể phát triển từ chỗ hoàn toàn không có triệu chứng tới chỗ có biểu hiện nghiêm trọng. Nếu trẻ chưa đến tuổi đi học có huyết áp hơn 120/80mg, trẻ đến tuổi đi học có huyết áp hơn 130/90mg thì chúng bị huyết áp cao.

Hầu hết trẻ được phát hiện khi được kiểm tra sức khỏe đình kỳ. Huyết áp cao ở mức độ nhẹ có thể có những triệu chứng tương đối kín đáo.

Thông thường không phân biệt được triệu chứng của bệnh huyết áp cao với triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng khác. Vì vậy, cần phải đo huyết áp cho trẻ khi chúng bị ốm nặng.

Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em

Trẻ bị cao huyết áp thường có biểu hiện nhức đầu, nôn ói, chóng mặt, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, giảm thị lực, co giật, mệt mỏi, phù...

Nếu trẻ bị cao huyết áp mà không được điều trị sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như bị suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não hay bệnh não do cao huyết áp.

Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu cao huyết áp nói trên, phụ huynh cần bình tĩnh đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán cao huyết áp và tìm nguyên nhân điều trị.

-1

Nguyên nhân cao huyết áp ở trẻ em

- Béo phì và thừa cân làm tăng khả năng cao huyết áp gấp 3 lần, tình trạng béo phì và thừa cân ngày càng gia tăng và kéo theo đó là nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch và tiểu đường.

- Mắc các bệnh về thận.

- Bệnh hẹp động mạch thận.

- Bệnh về động mạch chủ.

- Xem tivi hay chơi game vi tính quá lâu sẽ có nguy cơ cao huyết áp.

Đối với trẻ sơ sinh cũng có thể bị bệnh huyết áp cao. Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao ở trẻ sơ sinh là những biến chứng của sinh non như huyết khối trong động mạch thận hay loạn sản phế quản phổi. Nguyên nhân thường gặp khác ở trẻ sơ sinh là bất thường thận bẩm sinh và hẹp eo động mạch chủ.

Phòng ngừa cao huyết áp ở trẻ em

Cao huyết áp ở nhóm người trẻ này có thể phòng ngừa và điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, trong đó nên chú ý đến 5 khuyến cáo dưới đây:

- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý: trọng lượng cơ thể được tính bằng công thức BMI

BMI = trọng lượng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao ( tính bằng mét):

BMI = 18.5 – 24.9 là bình thường.

BMI = 25 – 30 là thừa cân

BMI > 30 là béo phì.

-2

- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, hợp lý, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, mỡ, mặn, thức ăn nhanh.

- Tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây...

- Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ như: tập thể dục, vui chơi hoạt động ngoài trời, khuyến khích trẻ năng động.

- Hạn chế ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, chơi game, xem ti vi...

- Giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và muối.

- Giúp trẻ đối phó với stress:

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì stress (căng thẳng) là thủ phạm làm gia tăng bệnh cao huyết áp, kể cả người lớn lẫn trẻ em.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị cao huyết áp?

Khi trẻ bị huyết áp cao, trước hết phải cố gắng để trẻ sinh hoạt bình thường, không nên làm cho chúng nghĩ rằng mình có bệnh, giúp trẻ có lòng tin chiến thắng bệnh tật, không nên làm cho trẻ quá căng thẳng hoặc mệt mỏi.

Nếu trẻ bị huyết áp cao cấp tính như bị viêm tiểu cầu thận cấp tính kéo theo huyết áp cao chẳng hạn cần để trẻ nghỉ ngơi hoặc điều trị ở bệnh viện, để tránh dẫn tới bệnh não, xung huyết tuần hoàn cấp tính, suy tim… nguy hiểm tới tính mạng.

Thứ hai, cần đưa trẻ tới bệnh viện tìm nguyên nhân dẫn tới huyết áp cao. Nếu không tìm ra nguyên nhân, mà lại thấy trẻ bị béo phì, gia đình có bệnh sử huyết áp cao thì cần nghĩ tới huyết áp cao bẩm sinh. Khi đó, cần kiểm tra lượng mỡ trong máu, phải hạn chế cho trẻ ăn mỡ và giảm bớt lượng thực phẩm.

Thứ ba, cần phải giảm bớt lượng muối ăn trong thực phẩm vì một trong những nguyên nhân của huyết áp cao là ăn quá mặn.

Thứ tư, điều trị bằng thuốc. Đối với những trẻ bị nhẹ, cố gắng chỉ dụng một loại thuốc hạ huyết áp, có thể dùng kết hợp với nhiều loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ đối với những trẻ bị nặng.

Thứ năm, cần phải chú ý ngăn ngừa việc do huyết áp quá cao mà nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Khi chúng nhức đầu, mắt kém hoặc động kinh cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện điều trị hoặc cho dùng thuốc hạ huyết áp, sau khi bệnh ổn định rồi mới đưa tới bệnh viện điều trị.

Thuốc tham khảo: Cốm trẻ em Upkid

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Bị huyết áp thấp khi nào thì nguy hiểm?
-4 Cách ăn trứng gà phòng chống tăng huyết áp
-5 Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp an toàn và hợp lý
-6 Lưu ý tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp

Theo GDVN

Comments