Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị đuối nước
(Giúp bạn)Đuối nước hay còn gọi chết đuối là tình trạng nạn nhân bị ngạt khi chìm trong nước, tuy nhiên có một số nạn nhân bị ngạt là do sự co thắt thanh quản.
Những kiến thưc cần bổ trợ cho con tránh trường hợp đuối nước
- Theo Sức khỏe và Đời sống, trong trường hợp phát hiện có người đang có dấu hiệu đuối nước, tuyệt đối không được nhảy xuống để cứu, phải tìm những vật có thể nổi trên mặt nước như tấm ván gỗ to, tấm xốp to, áo phao, hay một đoạn dây dài ném xuống nước cho người gặp nạn bám vào;
Chạy thật nhanh đi gọi người lớn tới giúp; Khi cứu được người bị nạn lên, nếu người gặp nạn bị đuối nước thì thực hiện ngay các thao tác sơ cứu tại chỗ đối với người bị chết đuối: đặt bạn nằm xuống, dùng 2 bàn tay đặt lên nhau ép vào ngực bạn.
Sau 2 lần ép, hãy cúi xuống thổi hơi vào miệng bạn. Khoảng 3 lần như thế nước ở đâu trong miệng bạn sẽ trào ra và bạn sẽ tỉnh lại.
Lưu ý: Tuyệt đối trẻ em không được nhảy xuống nước để cứu người bị chết đuối.
- Mùa mưa lũ không nên sống và làm việc trong khu vực có lũ.
- Không chơi hay bơi lội trong các khu vực có lũ.
- Tránh lội qua các khu vực lũ lụt, không đi xe hay đi lại trong dòng lũ.
- Tránh xa các dòng xoáy khi đi bơi.
- Tránh xa các ổ điện cắm nơi ẩm ướt hoặc bật điện khi nhà bị ngập lụt.
- Nên tìm khu vực cao an toàn hơn.
- Nếu đang đi đường mà gặp trời mưa to, nước dâng lên nhanh, tuyệt đối không lội vào khu vực nước ngập không nhìn thấy đáy. Dù ở giữa phố phường thì vẫn có khả năng có những nắp cống đang mở, đó là nơi cực kỳ nguy hiểm, dễ dẫn tới chết đuối.
Nếu khắp nơi đều ngập thì phải đi lên chỗ đứng cao nhất và kêu gọi cứu trợ.
- Nếu đang đi trên đường mà gặp mưa to thì phải tránh xa những khu vực nước như hồ, ao,... Nước có thể tràn lên bờ che lấp bờ và tạo ra những mối nguy hiểm khi khó xác định được đâu là bờ.
- Nếu đã rơi xuống nước thì nên bình tĩnh tìm cách bám vào những cành cây và những vật nổi lên trên mặt nước và kêu cứu. Tuyệt đối không cuống cuồng đạp chân tay loạn xạ, bình tĩnh chờ người đến cứu.Những bài học này cha mẹ nhất thiết phải dạy cho con sớm, dặn dò cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ tai nạn và cứu sống được nhiều người.
Cách sơ cứu khi trẻ bị ngạt nước
Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.
Vnexpress cho biết, nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.
Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở ½ dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện.
Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.
Những việc làm không đúng trong dân gian cần tránh
Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.
Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu oxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.
Tham khảo thuốc: Muxystine (acetylcysteine 200 Mg) Điều trị các rối loạn về tiết dịch của niêm mạc đường hô hấp (phế quản và xoang), viêm phế quản cấp tính và giai đoạn sớm của viêm phế quản mạn tính. |
Tiến Khê
Theo GDVN