'Bí kíp' phòng trớ sữa cho trẻ
(Giúp bạn)Để bé không bị trớ sữa nên bế bé cao đầu khi bạn cho con ti mẹ hay bú bình. Có thể để bé gối đầu lên cánh tay mẹ. Không bao giờ cho bé bú mà bình sữa ngang bằng với bụng của bé. Những gợi ý sau giúp hạn chế trớ sữa cho con:
- 1
Tạo không khí thoải mái khi cho bé bú. Hạn chế tiếng ồn và những phiền nhiễu xung quanh. Cố gắng đừng để bé bị đói quá mới bắt đầu cho bú. Nếu bị phân tâm hoặc ngấu nghiến bú vì đói, bé có khả năng hít nhiều khí thừa khi mút sữa và làm tăng tình trạng bị trớ sữa.
- 2
Nếu bé bú sữa mẹ từ bình sữa hoặc bú sữa bình, đảm bảo lỗ chảy bình sữa không quá nhỏ với bé. Như thế mới không làm bé hút phải nhiều khí thừa khi bú sữa. Tuy nhiên, lỗ chảy núm vú cao su quá to cũng không tốt vì nó làm bé phải hít quá nhanh, tăng nguy cơ bị đầy chướng bụng cho bé.
- 3
Nên vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần cho bú. Bằng cách này, khí thừa trong cơ thể bé được thoát hết ra ngoài, thức ăn được giữ yên trong dạ dày.
- 4
Nếu bạn quên vỗ ợ hơi ngay sau một vài phút thì cũng không cần phải lo lắng. Có thể bắt đầu vỗ ợ hơi cho con ngay lúc bạn nhớ ra, tất nhiên là không phải quá lâu sau bú.
- 5
Tránh áp lực lên bụng của bé. Đảm bảo tã bỉm, quần áo không được chật, không đặt bé nằm sấp trên cánh tay mẹ khi vỗ ợ hơi. Không thắt dây xe đẩy và cho bé đi chơi ngay sau cữ bú.
- 6
Không chơi đùa với bé ngay sau khi bé vừa bú no. Cố gắng bế bé thẳng nửa tiếng sau bú.
- 7
Không ép bé bú quá no. Nhiều bé bị trớ ngay sau bú vì bú quá no. Bạn nên nhận biết dấu hiệu bé bú no để kịp thời dừng lại.
- 8
Với bé bú mẹ, bạn có thể hỏi bác sĩ xem liệu có gì trong chế độ dinh dưỡng của mẹ làm con bị trớ không (đôi khi, sữa bò có thể là “thủ phạm”).
- 9
Nếu bé bị trớ sữa khi ngủ, nên kê cao đầu cho bé. Với bé còn quá nhỏ thì không được dùng gối cứng, dày để kê đầu mà nên đặt một cái khăn tắm đã gấp lại dưới đệm (gối của bé).