Bí mật về trí thông minh của trẻ nhỏ
(Giúp bạn)Tất cả các em bé sinh ra đều có 100 tỷ tế bào thần kinh. Sự khác biệt làm nên trí thông minh của trẻ được hình thành từ 3 yếu tố: di truyền, môi trường và dinh dưỡng.
Thế giới có không ít người thông minh kiệt xuất - những người đã để lại nhiều công trình nghiên cứu, "di sản" nhờ vào sức mạnh trí tuệ. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh: trí thông minh của con người được tạo ra bởi sự kết nối chặt chẽ của các tế bào thần kinh theo mối quan hệ tỷ lệ thuận.
Dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển trí não của bé |
- 1
Sự thật về trí thông minh
Sự kết nối giữa các tế bào thần kinh càng mạnh mẽ thì trí thông minh càng tuyệt vời. Khi sinh ra, não bộ của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein - thiên tài khoa học của thế kỷ 20 – cũng giống như mọi em bé bình thường khác với 100 tỷ tế bào thần kinh. Nhưng vùng chịu trách nhiệm toán học và nhận thức không gian của ông rộng hơn so với người bình thường 35%. Đây là một lý do quan trọng khiến ông đạt được những thành tựu lớn trong khoa học.
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ và 2 năm đầu đời, kích thước của não bé có sự phát triển rất nhanh. Nếu như não của trẻ sơ sinh chỉ bằng 25% so với não của người trưởng thành thì chỉ sau năm đầu tiên, kích thước não của bé đã phát triển gấp 3 lần, đạt 75%. Ngoài việc lớn lên về thể chất theo từng giai đoạn thì não trẻ còn phát triển rất nhanh. Do đó, những năm đầu đời được xem là giai đoạn vàng của sự phát triển trí não. Bé sẽ phát huy hết khả năng học hỏi nếu được đầu tư dinh dưỡng đúng và nhận được các kích thích tích cực từ ba mẹ qua việc quan tâm, chăm sóc và vui chơi mỗi ngày. Đó cũng chính là nền tảng cho sự phát triển trí thông minh và thành công sau này của trẻ.
Từ 0 tuổi đến 2 tuổi là giai đoạn phát triển não nhanh nhất của bé. Sự tăng trưởng của các tế bào thần kinh tập trung vào giai đoạn trẻ từ 0 tuổi đến 2 tuổi. Về tổng thể, trí thông minh được hình thành từ ba yếu tố di truyền, môi trường và dinh dưỡng.. Trong giai đoạn đầu đời này, chế độ dinh dưỡng đúng và đủ sẽ kích thích sự kết nối giữa các tế bào thần kinh, từ đó thúc đẩy sự phát triển sức mạnh trí não của trẻ nhỏ. Theo đó, dinh dưỡng cho suốt giai đoạn thai kỳ và trẻ nhỏ đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển trí thông minh của các bé.
- 2
Bí quyết dinh dưỡng giúp trẻ thông minh
Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi hấp thu dinh dưỡng hoàn toàn từ thai phụ. Để sinh ra một thiên thần khỏe mạnh và thông minh, người mẹ cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Điều này giúp bảo đảm cho thể chất và trí lực của em bé phát triển ở mức tối ưu ngay từ khi còn trong bụng mẹ và có sức bật trí tuệ khi chào đời.
Mẹ cần bổ sung đầy đủ DHA cho con ngay từ trong bụng mẹ. Các dưỡng chất cho sự phát triển trí não như DHA/ARA, axit folic, I-ốt, đạm, sắt, choline. Trong đó, DHA/ARA là dưỡng chất thiết yếu vì 60% não bộ là axít béo với DHA/ARA là các thành phần lipit chính và chiếm đến 25% trọng lượng khô của não. Dưỡng chất này giúp cho việc tăng trưởng và kết nối các tế bào thần kinh của bé, hỗ trợ và cải thiện quá trình phát triển nhận thức, triển trí não trẻ. Các thai phụ có thể chủ động bổ sung DHA từ các loại thực phẩm giàu DHA như cá hồi, trứng… hoặc các sản phẩm dinh dưỡng từ sữa.
Theo khuyến cáo của FAO/WHO, các bà mẹ mang thai và cho con bú cần khoảng 200mg hàm lượng DHA mỗi ngày. Trẻ sơ sinh (0-12 tháng) cần 17mg/100kcal DHA và 34mg/100kcal ARA; trẻ nhỏ (từ một tuổi đến 6 tuổi) cần 75mg/ngày (tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ)...