Biện pháp dự phòng lây truyền HIV cho phụ nữ mang thai
(Giúp bạn)Có thể dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con? Những trường hợp như thế nào sẽ được điều trị dự phòng? Nếu được dự phòng cần phải uống thuốc từ khi nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!
- 1
Các trường hợp được điều trị dự phòng khi bị nhiễm HIV:
Trường hợp thứ nhất: Các đối tượng cần điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV là phụ nữ mang thai nhiễm HIV chưa đủ tiêu chuẩn điều trị ARV (giai đoạn lâm sàng 1-2 và CD4 >250 tế bào/mm3, giai đoạn lâm sàng 3 và CD4 >350 tế bào/mm3).
Trường hợp thứ 2: là phụ nữ mang thai nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị ARV nhưng không có điều kiện điều trị ARV.
Trường hợp thứ 3: Phụ nữ mang thai nhiễm HIV không được quản lý trong thời kỳ mang thai hoặc phát hiện nhiễm HIV muộn khi chuyển dạ, khi đẻ và trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm HIV.
- 2
Vậy nếu được dự phòng cần phải uống thuốc từ khi nào?
- Phác đồ ưu tiên cho mẹ và con trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là dùng AZT + liều đơn NVP (thực hiện cho các phụ nữ mang thai nhiễm HIV được quản lý trong thời gian trước sinh và có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con). Đối với mẹ khi mang thai được uống thuốc dự phòng hàng ngày từ tuần thai thứ 14 hoặc ngay khi phát hiện nhiễm HIV sau tuần thai thứ 14 cho đến khi chuyển dạ. Và khi chuyển dạ và sau đẻ cũng sẽ được chỉ định dùng thuốc cụ thể.
Đối với con, ngay sau khi sinh sẽ được uống NVP liều đơn 6mg, uống 1 lần ngay sau khi sinh + AZT 4mg/kg uống ngày 2 lần. Sau sinh tiếp tục AZT 4mg/kg uống 2 lần/ngày trong 4 tuần. Còn đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV không được quản lý trong thời kỳ mang thai hoặc được phát hiện nhiễm HIV muộn khi chuyển dạ và khi đẻ cũng có phác đồ điều trị cụ thể…