Cách chăm sóc khi trẻ bị nôn mửa
(Giúp bạn)Theo các bác sĩ nhi khoa, hầu hết trẻ em đều thỉnh thoảng bị nôn mửa trong thời thơ ấu, thường thì đó là kết quả của nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus.
- 1
Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ
Theo Bệnh viện Nhi Seattle, nhiều bà mẹ trẻ nghĩ rằng khi trẻ sơ sinh bị nôn mửa thì nên cho trẻ ngừng bú sữa mẹ. Tuy nhiên điều này là sai lầm mà ngược lại, các bà mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ khi bị nôn mửa nhưng chỉ cho trẻ bú sữa mẹ với lượng nhỏ.
Đối với trẻ sơ sinh bị nôn mửa, rất nên được cho uống 2-3 muỗng cà phê nước điện giải (bù nước) mỗi 15 hoặc 20 phút/ lần. Nếu việc nôn mửa không tái diễn trong ít nhất một vài giờ, bạn có thể dần dần tăng số lượng uống nước điện giải cho trẻ. Sau 8 giờ mà trẻ không nôn mửa, bạn có thể bắt đầu áp dụng công thức cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên với số lượng thức ăn tăng dần.
Nếu trẻ nhà bạn đã ăn được một số thức ăn rắn, bạn cũng có thể cho trẻ ăn một lượng nhỏ thức ăn nhạt như ngũ cốc con, bánh và chuối vào thời điểm này.
- 2
Đối với trẻ 1 tuổi hoặc lớn hơn
Theo Bệnh viện Nhi Seattle, nôn mửa ở trẻ lớn hơn 1 tuổi vẫn nên được uống nước điện giải với lượng khoảng 2-3 muỗng cà phê/lần. Khi trẻ đã ngừng nôn trong 8 giờ, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn những thức ăn, thực phẩm rắn như khoai tây nghiền, súp nhẹ, cháo gạo, bánh quy và bánh mì nướng.
Bạn nên cung cấp thực phẩm cho trẻ sau mỗi lần trẻ bị ói mửa. Tuy nhiên bạn không nên bắt ép trẻ phải ăn vào thời điểm này.
Bởi vì nhiều bác sĩ gia đình cho rằng, con của bạn có thể không buồn ngó ngàng đến việc ăn uống trong nhiều ngày sau khi bị nôn mửa. Hoặc nếu trẻ quan tâm đến thực phẩm, bạn có thể quay lại chế độ ăn uống như bình thường cho trẻ khoảng 24 giờ sau khi hiện tượng ói mửa đã kết thúc. Song bạn nên tiếp tục tránh cho trẻ uống sữa trong vòng 1-2 ngày sau đó nữa nhé!