Cách chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

14:27 14/04/2015

(Giúp bạn)Trong thời tiết lạnh giá, việc quan trọng là nhất là giữ ấm cơ thể cho trẻ. Với trẻ nhỏ, có việc cần thiết mới cho trẻ ra khỏi nhà.

Những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ

- Theo Tuổi trẻ, yếu tố cơ địa và môi trường làm trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp như:

+ Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2.500g), trẻ suy dinh dưỡng nặng.

+ Trẻ không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ.

+ Trẻ thường xuyên ăn lạnh, uống lạnh hoặc gia đình sử dụng máy điều hòa không hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị bệnh.

+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm với khói bụi trong nhà, khói thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ.

+ Thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

+ Nhà cửa chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ ở trẻ em.

Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà bệnh biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau, những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ bao gồm:

- Viêm mũi họng do vi rút: sau khi tiếp xúc với vi rút gây bệnh 1 - 2 ngày, trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Ho xuất hiện sau 4 - 5 ngày do họng bị kích thích. Trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh sẽ khỏi trong khoảng 5 - 7 ngày.

- Viêm mũi xoang cấp: bệnh tương tự như viêm mũi họng cấp nhưng các triệu chứng có khuynh hướng giảm nhẹ rồi nặng hơn sau một tuần. Bé ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi thường chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều, nếu đã biết nói, trẻ có thể than nhức đầu, đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.

- Viêm họng cấp: vi khuẩn sẽ được xem là “thủ phạm” nếu tình trạng sốt, ho, nuốt đau không tự giới hạn hoặc trở nên nặng hơn sau 5 - 7 ngày.

- Viêm Amygdale: thường do vi khuẩn, bệnh thường gặp ở trẻ lớn 2 – 6 tuổi, bệnh thường gây sốt cao, Amygdale lớn quá thường gây khó khăn cho việc ăn uống và việc hô hấp của trẻ.

- Viêm VA: thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ 2 tháng – 2 tuổi, chảy mũi nghẹt mũi kéo dài là dấu hiệu điển hình của bệnh.

- Viêm phổi: xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn, bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đàm nhớt ở đường hô hấp, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ.

Chăm sóc trẻ

Giữ ấm cơ thể trẻ

Sức khỏe và Đời sống cho biết, trong thời tiết lạnh giá, việc quan trọng là nhất là giữ ấm cơ thể cho trẻ. Với trẻ nhỏ, có việc cần thiết mới cho trẻ ra khỏi nhà. Với trẻ đi học, buổi sáng trời lạnh buốt, sương lạnh phải giữ ấm tuyệt đối cho trẻ. Nhiều bố mẹ chủ quan, mặc ấm cho trẻ nhưng không đeo khẩu trang, mũ giữ ấm đầu, trẻ cũng có thể nhiễm lạnh và đổ bệnh.

Tắm cho trẻ trong phòng tắm đóng kín, tránh gió lùa

Nhà cửa phải giữ thông thoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nước uống nên pha thêm nước nóng để tan giá. Nhất là buổi sáng ngủ dậy, nhiều người vẫn chủ quan rót nước trong bình cho trẻ uống, trong khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp, nước lạnh không kém gì nước để trong tủ lạnh, uống phải nước này trẻ hoàn toàn có nguy cơ viêm họng.

Chớ lạm dụng nước muối sinh lý

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu ốm, cần khám và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý điều trị. Với trẻ bị viêm đường hô hấp trên, xổ mũi, việc vệ sinh mũi hàng ngày rất quan trọng nhưng phải đúng cách.

Không ít bà mẹ cứ sẵn lọ nước muối sinh lý liền nhỏ mũi liên tục cho con, việc này càng làm trẻ bị nặng do nước muối lạnh. Vì vậy, cần ngâm lọ nước muối trong nước ấm, tan giá, thử giọt lên mu bàn tay thấy hơi âm ấm là có thể nhỏ mũi cho trẻ.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cảnh báo: “Khi thấy trẻ có biểu hiện nặng lên, ở trẻ nhỏ thì bé thể hiện khó chịu, bú ít hơn ngày thường, khóc khi đang bú rồi bé lại có giấc ngủ bất thường (ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường, quấy khóc) thì cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ.

Lúc này, ngoài quan sát cách thở của bé qua cánh mũi (khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng), thì nên vén áo lên để quan sát ngực con. Thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diến biến nặng. Ở trẻ nhỏ, viêm phổi diễn tiến rất nhanh, nên việc phát hiện, đưa con đi khám sớm là vô cùng quan trọng, phòng biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra”.

Tham khảo thuốc: Cốm vi sinh Bio-acimin Gold

Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung bộ ba dưỡng chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh.

Linh Chi

Nên đọc
-1 Vì sao bị chảy máu cam?
-2 Giúp bé có thói quen ăn uống lành mạnh
-3 Bệnh rò luân nhĩ
-4 Những thực phẩm giảm đau đầu hiệu quả

Theo GDVN

Comments