Cách dỗ trẻ khi tiêm phòng

11:12 11/02/2014

(Giúp bạn)Việc cha mẹ tỏ thái độ xót xa hay nghiêm túc thái quá với trẻ tại phòng tiêm chủng đều có thể làm cho trẻ cảm thấy bất an và sợ hãi hơn. Do đó, bạn nên tỏ ra vui vẻ, vỗ về và khích lệ trẻ để các bé bớt đi cảm giác sợ hãi mỗi khi đến phòng tiêm.

Với những bé dưới 1 tuổi

  • 1

    Đem theo một món đồ chơi hoặc tấm mền đắp mà trẻ ưa thích.

  • 2

    Giữ bình tĩnh vì trẻ có thể đoán được cảm xúc của bạn và sẽ căng thẳng theo.

  • 3

    Ôm trẻ nhẹ nhàng, thì thầm với trẻ hoặc nhìn và mỉm cười với trẻ trong khi tiêm.

    cach-do-tre-khi-tiem-phong-1

  • 4

    Tiếp tục ôm ấp, âu yếm, vuốt ve, cho trẻ bú hoặc nói chuyện với trẻ âu yếm, nhẹ nhàng sau khi tiêm.

  • 5

    Cho bé ngậm núm vú giả nhúng nước đường (đối với các bé dưới 6 tháng tuổi).

 

Với những bé trên 1 tuổi

  • 1

    Trước khi tiêm

    - Hãy nhẹ nhàng nói với con rằng mũi tiêm có thể khiến bé đau đớn lúc đầu, nhưng sẽ nhanh và sau đó hai mẹ con có thể cùng chơi một trò vui. Nói trung thực với bé rằng khi tiêm có thể bé sẽ bị đau như kiến cắn một chút. Đôi khi bé sẽ hết sợ hãi nếu bạn giải thích nỗi lo sợ của nó một cách đơn giản và hợp lý.

    cach-do-tre-khi-tiem-phong-2

    - Khuyến khích anh chị của bé động viên, dỗ dành bé.

    - Không nên đe dọa bé: “Nếu hư là bác sĩ tiêm đấy”.

  • 2

    Trong khi tiêm

    - Giữ bé chắc chắn trong lòng bạn.

    - Nói chuyện hoặc cùng hát với trẻ.

    - Hướng dẫn bé hít thở sâu để quên đau.

    - Cho trẻ ôm búp bê trong tay.

    cach-do-tre-khi-tiem-phong-3

    - Chỉ cho bé xem những tranh ảnh, đồ vật treo trong phòng.

    - Kể chuyện cho bé nghe hoặc đề nghị bé kể chuyện.

    - Cứ để cho trẻ khóc, đừng buộc bé phải tỏ ra gan dạ.

  • 3

    Sau khi tiêm

    - Bạn nên ôm chặt bé, nói với bé rằng mọi chuyện đã xong rồi và khen ngợi bé.

    Điều quan trọng là bạn phải ở bên cạnh con trong lúc bé đau để cho bé thấy rằng, bạn ủng hộ việc tiêm phòng nhưng bạn cũng không bỏ rơi bé.

Comments