Cách khắc phục tình trạng gặp ác mộng lúc mang thai

16:14 10/02/2014

(Giúp bạn)Mang thai là chuyện vui với các bà mẹ nhưng họ lại thường xuyên gặp ác mộng, liệu đó có phải là điềm báo không tốt? Cảm giác bị giật mình tỉnh giấc giữa đêm thật không dễ chịu chút nào vì như thế các bà mẹ không được ngủ đủ giấc khiến tinh thần mệt mỏi. Vậy tại sao các bà mẹ thường hay gặp ác mộng sau khi mang bầu và cách khắc phục tình trạng này ra sao?

 

Giải  đáp của các chuyên gia

Nằm mơ là một việc hết sức bình thường, thậm chí nó còn mang lại nhiều lợi ích tốt. Tuy nhiên đôi khi bạn có những cảm giác khó chịu do những giấc mơ không tốt mang lại, khiến khi tỉnh giấc tâm trạng kém vui.
 
Nguyên nhân của việc trên đa phần là do yếu tố tâm lý. Tâm trạng của người mẹ có ảnh hướng khá lớn đến thai nhi, nếu mẹ có tâm trạng không tốt như bị sợ hãi, tinh thần bị kích động hoặc căng thẳng đều có khả năng dẫn đến sảy thai. Nếu tâm trạng không tốt kéo dài sẽ có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, điều đó gây bất lợi cho cả mẹ và thai nhi.

Bà mẹ mang thai nên cố gắng học cách loại bỏ các yếu tố tâm lý gây mất ngủ. Phải có phương pháp và thái độ đúng đắn để đối diện với khó khăn về mặt tâm lý. Làm được như vậy những giấc mơ sẽ xuất hiện với tần suất ít hơn, giấc ngủ được phục hồi như cũ, nhiều triệu chứng khó chịu xuất hiện trong thời gian này cũng sẽ dần mất đi.

Tóm lại, không còn tâm lý lo lắng thì một loạt những phản  ứng do yếu tố tâm lý gây ra cũng sẽ không còn.

Các bà  mẹ mang thai nên suy nghĩ thoán, phải tự điều chỉnh mình, học cách kiềm chế cảm xúc và tình cảm, đừng để tâm trạng lo âu chiếm giữ hết thời gian của mình. Ngoài ra cũng cần học cách sống vui vẻ để cùng với con hưởng thụ niềm vui.
 
cach-khac-phuc-tinh-trang-gap-ac-mong-luc-mang-thai-1

Lời khuyên của các chuyên gia

Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của mẹ mà còn bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? 

  • 1

    Sinh hoạt điều độ, tình cảm ổn định: Không nên làm việc quá căng thẳng, phải kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tập thành thói quen đi ngủ đúng giờ. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, ổn định và cân bằng tâm lý.

  • 2

    Chuẩn bị trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ không nên đọc sách, không nên xem các chương trình có tính căng thẳng, gay cấn. Không uống các loại đồ uống có chất kích thích như trà đặc hoặc cà phê. Trước khi đi ngủ nên đi vệ sinh để giảm gánh nặng cho bàng quang, có thể dùng nước ấm ngâm chân cho dễ ngủ.

    cach-khac-phuc-tinh-trang-gap-ac-mong-luc-mang-thai-2

  • 3

    Môi trường trong phòng ngủ: Phòng ngủ nên yên tĩnh, sạch sẽ, ngăn nắp, không khí thoáng, giường ngủ thoải mái.

  • 4

    Phương pháp điều trị hỗ trợ: Có thể luyện tập khí công hoặc mát xa để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Comments