Cách loại bỏ những hành vi xấu của trẻ
(Giúp bạn)Chắc chắn đã không ít lần bạn chứng kiến cảnh con mình ẩu đả với đứa trẻ khác để tranh giành thứ gì đó hay xô xát trên sân chơi. Tuy mọi việc sau đó đã được giải quyết ổn thỏa nhưng điều làm bạn vô cùng lo lắng đó là phải làm gì khi con mình trở nên cộc tính và hay bắt nạt bạn.
- 1
Hãy can thiệp kịp thời
Đây không phải là câu chuyện về hai đứa trẻ mới chập chững biết đi tranh giành một chiếc thùng đồ chơi trên sân cát mà là trẻ con ở độ tuổi lên 6 có thể làm tổn thương lẫn nhau bằng lời nói hay hành động. Hãy hành động ngay nếu bạn nhìn thấy điều này xảy ra.
Nếu bạn đang ở trong công viên thì hãy kết thúc chuyến đi chơi của mình và đưa các con trở về nhà. Hãy trò chuyện với những đứa trẻ khác và cho chúng biết điều gì đang xảy ra. "Em của con đã đánh nhau với bạn và mẹ phải đưa nó về nhà. Mẹ xin lỗi là con cũng phải theo về vì con không thể ở lại công viên một mình mà không có người lớn. Con không làm điều gì sai cả, cuối tuần đến mẹ sẽ lại đưa các con đi chơi công viên". Tránh quát tháo hay đe dọa trẻ bằng những lời sáo rỗng kiểu như "Nếu con không ngoan thì mẹ sẽ không cho chơi đồ chơi nữa".
Nếu nhìn thấy hành vi bắt nạt ở trường thì bạn cũng nên can thiệp. Trong trường hợp này, hãy đưa con đến gặp thầy hiệu trưởng hoăc người chuyên trách những vụ việc như vậy. Trình bày sự việc một cách ngắn gọn và bình tĩnh đề thầy có biện pháp xử lý thích hợp. Sau đó bạn có thể thảo luận với con mình về vấn đề đã xảy ra.
- 2
Suy nghĩ thật kỹ về biện pháp xử lý
Khi mọi việc đã tạm ổn, hãy dành một chút thời gian để sắp xếp những suy nghĩ của bạn. Câu nói hiệu quả nhất lúc này là "Mẹ rất giận nên không thể nói chuyện với con bây giờ được. Mẹ cần phải suy nghĩ một chút. Con ngồi ở đây đi". Tránh để trẻ làm những việc khác như nghe nhạc hay xem TV. Thay vào đó hãy để con của bạn ngồi một mình ở phòng ăn và suy nghĩ về những lỗi lầm của bé.
Trong lúc đó hãy tập hợp lại những suy nghĩ rời rạc của bạn. Có thể gọi cho bất kỳ ai có khả năng đưa ra lời khuyên hữu ích cho tình huống. Tuy nhiên trước hết cần suy nghĩ thật kỹ những gì bạn muốn nói và kết quả mong muốn nhận được từ họ.
- 3
Lắng nghe phản hồi từ con sau khi trò chuyện với bé
Hãy nói những vấn đề mà bạn muốn con biết. Chẳng hạn như sự giận dữ và thất vọng mà bạn đang trải qua do hành vi của bé. Bây giờ đến lúc lắng nghe con trình bày suy nghĩ của mình. Đừng ngắt lời trong lúc bé đang nói mà hãy để con nói xong. Sau đó bạn hãy giải thích tại sao hành động như thế là sai và cùng con tìm ra một giải pháp tốt hơn cho lần đến.
Ngoài ra các hình phạt cũng đóng một vai trò tích cực trong việc ngăn trẻ tái phạm. Chẳng hạn như không được xem TV trong một tuần hay viết ra 1 trang giấy những lời xin lỗi.