Cách trị khô môi cho bà bầu
(Giúp bạn)Một số các phương pháp trị môi khô phổ biến tuy hiệu quả nhưng không an toàn với các bà mẹ đang mang thai; vì vậy, đối phó với bệnh khô môi trong thời kỳ này cần có phương pháp riêng.
- 1
Chọn chế độ ăn uống phù hợp
Giải pháp qua đường ăn uống là nhanh và hiệu quả nhất. Tránh cách loại thực phẩm chua, cay, nóng, ăn nhiều rau để bổ sung nước và vitamin cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B6. Thiếu vitamin B6 là nguyên nhân gây ra không chỉ khô môi mà còn nhiều triệu chứng khác như lở mép, rộp ngứa, phát ban ở tay và chân
- 2
Bổ sung lượng nước uống và làm ẩm môi trường xung quanh
Nếu có điều kiện, hãy đặt một máy tạo hơi ẩm ở góc phòng. Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với các bà mẹ làm việc hay sinh hoạt lâu trong môi trường máy lạnh, thủ phạm rút mất lượng hơi ẩm trong môi trường và gây khô da
- 3
Lưu ý khi dùng son dưỡng môi
Hãy cẩn thận khi dùng son dưỡng môi, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nên theo chỉ định của bác sĩ vì những gì bạn thoa lên da sẽ thấm vào cơ thể và có thể làm ảnh hưởng đến bào thai đang phát triển trong bụng mẹ. Nếu tình trạng khô môi kéo dài thì nên ngừng dùng son môi và đổi kem đánh răng. Trong son môi có chứa chất propyl gallate, và kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate có thể gây dị ứng và khó chịu cho làn da môi nhạy cảm.
- 4
Thoa kem dưỡng môi hàng ngày
Thoa dầu ô liu hoặc son dưỡng môi có thành phần sáp ong hoặc petrolatum nhiều lần trong ngày, trước khi đi ngủ, và trước khi ra khỏi nhà. Kem Lanolin (mỡ cừu), thường được dùng để điều trị chứng khô, nứt núm vú của các bà mẹ đang cho con bú cũng có công dụng giúp chữa lành đôi môi nứt nẻ. Lanolin là dược chất an toàn để sử dụng trong thai kì
- 5
Ngừng liếm môi
Liếm môi có thể là giải pháp tức thời cho tình trạng khô môi nhưng sẽ gây tác hại lâu dài lên đôi môi của các bà mẹ. Tránh sử dụng các loại son dưỡng môi có mùi thơm trong trường hợp bạn bị kích thích bởi mùi hương ấy mà thòm thèm muốn liếm đôi môi khô